Năm 2015, Thống đốc Ngân hàng nhà nước khi đó là Nguyễn Văn
Bình đã phô trương quỹ dự trữ ngoại hối của chính thể Việt Nam lên đến gần 40 tỷ
USD, tức vượt hơn mức tối thiểu cần có là tương đương 3 tháng nhập khẩu. Nhưng
như thói thường, vẫn chỉ là một con số trơ trụi mà không có bất cứ chi tiết
liên quan nào khác được tiết lộ. Do vậy người dân chẳng thể biết quỹ này gồm
bao nhiêu phần trăm vàng ròng, đô la Mỹ và trái phiếu.
Trong rất nhiều đề mục thiếu minh bạch của ngân sách Việt
Nam đã khiến cho Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) phải xếp quốc gia này vào nhóm
thấp nhất về độ minh xác, quỹ dự trữ ngoại hối luôn là một bí ẩn nhân tạo.
Con số 40 tỷ trơ trụi
Năm 2015, Thống đốc Ngân hàng nhà nước khi đó là Nguyễn Văn
Bình đã phô trương quỹ dự trữ ngoại hối của chính thể Việt Nam lên đến gần 40 tỷ
USD, tức vượt hơn mức tối thiểu cần có là tương đương 3 tháng nhập khẩu. Nhưng
như thói thường, vẫn chỉ là một con số trơ trụi mà không có bất cứ chi tiết
liên quan nào khác được tiết lộ. Do vậy người dân chẳng thể biết quỹ này gồm
bao nhiêu phần trăm vàng ròng, đô la Mỹ và trái phiếu.
Tuy nhiên trong nửa đầu năm 2016, nhiều dấu hiệu cho thấy quỹ
dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã bị sụt giảm đáng kể. Vào đầu năm 2016, thông
tin chính thức cho biết dự trữ ngoại hối chỉ còn khoảng 30 tỷ USD, tức thấp hơn
mức tối thiểu 3 tháng nhập khẩu và đã rơi vào tình trạng bất ổn.
Nếu lấy năm 2015 để quy chiếu, tổng giá trị xuất khẩu của cả
nền kinh tế Việt Nam đạt ngưỡng vào năm đó là 166 tỉ USD, tức tính trung bình mỗi
tháng có giá trị gần 14 tỉ USD. Theo chuẩn mực tối thiểu quốc tế, lượng dự trữ
ngoại hối mà Việt Nam cần duy trì cho 3 tháng nhập khẩu sẽ phải là 40-42 tỉ
USD. Tức vào thời điểm đầu năm 2016, ngân sách Việt Nam thiếu hụt đến 10-12 tỷ
USD cho riêng phần nhập khẩu.
Nhưng đến tháng 6/2016, một thông tin từ Ngân hàng nhà nước
lại cho biết quỹ dự trữ ngoại hối đã tăng vọt lên 38 tỷ USD. Vậy số ngoại hối
“thặng dư” 8 tỷ USD của năm nay so với năm trước từ đâu ra?
Nhiều tin tức cho biết từ đầu năm 2016 đến nay, Ngân hàng
nhà nước đã “bung” tiền đồng để mua vào đô la Mỹ, và số đô la thu gom được từ
các nguồn ngân hàng thương mại và từ dân lên đến 8 tỷ USD. Cũng bởi thế, các
ngân hàng đang tồn tại tình trạng thừa tiền tạm thời và phải tìm nhiều cách để
“đẩy” tiền đồng ra thị trường, bất chấp rất nhiều rủi ro khiến có thể không thể
thu hồi được tín dụng cho vay.
30% là giấy!
Trong khi đó, lại xuất hiện những nghi ngờ trong giới chuyên
gia về thực chất của con số 38 tỷ USD dự trữ ngoại hối do Ngân hàng nhà nước
công bố. Một số tờ báo nhà nước đã không bỏ qua vụ việc được coi là “nhạy cảm”
này và khiến cho giới chuyên gia tương đối độc lập nghi ngờ về tính minh bạch của
nhà nước trong vấn đề này.
Theo vài chuyên gia phân tích, cho tới nay lượng vàng dự trữ
tại Ngân hàng Nhà nước và hệ thống các ngân hàng thương mại đều chưa được công
bố qua các báo cáo chính thức.
Vào lúc xuất hiện một thông tin cho biết mới đây Bộ Tài
chính Mỹ đã công bố danh sách 50 quốc gia sở hữu nhiều nhất trái phiếu của
chính phủ nước này, dư luận đa chiều lập tức xoáy vào con số tối thiểu 12 tỉ
USD giá trị trái phiếu chính phủ Mỹ mà Việt Nam đang nắm giữ.
Theo một nhà phân tích, số liệu của Bộ Tài chính Mỹ đã mở ra
một vấn đề quan trọng khác liên quan đến cơ cấu dự trữ ngoại hối của Việt Nam
vào thời điểm hiện tại, không chỉ bao gồm ngoại tệ tiền mặt.
Nếu phân tích dựa trên việc tham khảo chéo giữa 2 báo cáo của
Bộ Tài chính Mỹ và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) năm 2015, giới chuyên gia
kinh tế có thể hình dung phần nào tỉ trọng và cơ cấu của các loại tài sản trong
danh mục dự trữ ngoại hối hiện nay.
Theo thông lệ quốc tế, dự trữ ngoại hối của một quốc gia,
thường được quản lý bởi ngân hàng trung ương, sẽ bao gồm nhiều loại tài sản đa
dạng như tiền mặt và tiền gửi thuộc nhóm các ngoại tệ mạnh như USD, đồng bảng
Anh, euro, yen; vàng; các giấy tờ có giá như trái phiếu chính phủ nước ngoài;
tín phiếu; các chứng khoán khác. Các nền kinh tế lớn thường đứng ở tốp trên
trong danh sách các quốc gia có lượng dự trữ ngoại hối mạnh như Trung Quốc
(3.900 tỉ USD), Nhật Bản (1.300 tỉ USD), Ả Rập Saudi (672 tỉ USD), Thụy Sĩ (600
tỉ USD).
Dựa theo báo cáo mới nhất của ADB, dự trữ ngoại hối của Việt
Nam năm 2014 đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm, lên tới 34,6 tỉ USD, tăng gần
4 lần so với năm 2005. Trong đó, có 3 thành phần chính cấu thành nên dự trữ ngoại
hối quốc gia gồm vàng (trị giá 380 triệu USD); ngoại tệ (33,8 tỉ USD) và tiền
SDRs (390 triệu USD).
Như vậy, nếu đối chiếu chéo với báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ
thì trong lượng ngoại tệ dự trữ gần 33,8 tỉ USD trong năm 2014 của Việt Nam,
nhiều khả năng gần 30% là trái phiếu chính phủ Mỹ. Tức dự trữ ngoại hối quốc
gia có thể chứa đến 1/3 là giấy tờ có giá của các nền kinh tế lớn, chứ không phải
hoàn toàn là ngoại tệ tiền mặt.
Điều đó cũng có nghĩa là lượng tiền mặt trong quỹ dự trữ ngoại
hối của Việt Nam hiện thời chỉ vào khoảng 26 tỷ USD - thấp hơn nhiều so với mức
tối thiểu cần có cho 3 tháng nhập khẩu.
Cứu cánh cuối cùng?
Không phải dự trữ ngoại hối chỉ phục vụ cho nhập khẩu. Cần
chú ý là áp lực trả nợ nước ngoài ngày càng tăng lên rất mạnh. Trong năm 2015,
Việt Nam phải trả đến 20 tỷ USD, còn năm 2016 ít nhất là 12 tỷ USD. Trong 6
tháng đầu năm 2016, Chính phủ Việt Nam đã phải cắt giảm chi thường xuyên (cho
hành chính và lực lượng vũ trang) từ mức 65-70% trong những năm trước xuống còn
khoảng 45%, còn chi trả nợ nước ngoài vọt lên đến 40%.
Trong bối cảnh tiền đồng có thể in ấn thoải mái nhưng ngoại
tệ lại phải vơ vét ngoài thị trường, có vẻ tất cả đều trông chờ vào quỹ dự trữ
ngoại hối.
Bất chấp việc Ngân hàng nhà nước công bố con số quỹ dự trữ
ngoại hối vào tháng 6/2016 đã được nâng lên 38 tỷ USD, không có gì bảo đảm là
con số 8 tỷ USD được cơ quan này thu gom trong nửa đầu năm 2016 lại không được
dùng để trả nợ nước ngoài.
Nếu trước đây, Ngân hàng nhà nước thường khá mạnh tay trong
việc dùng quỹ dự trữ ngoại hối để điều chỉnh thị trường ngoại tệ, thì hiện nay
đó là một điều xa xỉ. Nếu lao vào cuộc chiến kìm giữ tỷ giá VND/USD, Ngân hàng
nhà nước sẽ phải tung ra một lượng ngoại tệ ít nhất bằng 10% quỹ dự trữ ngoại hối
- tương đương khoảng 4 tỷ USD. Tuy nhiên, phương án này ngày càng bị giới
chuyên gia chê bai vì đơn giản đây chỉ là cách “gọt chân cho vừa giày”.
Không chỉ phải trả nợ nước ngoài, ngay cả tiền lương công chức
cũng phải trông chờ vào quỹ dự trữ ngoại hối. Vào đợt “đói kém ngân sách” cuối
năm 2015, Chính phủ của thủ tướng lúc đó là Nguyễn Tấn Dũng đã phải “cắn răng”
bán cổ phần nhà nước ở cả những “con bò sữa” như Tập đoàn Sữa Vinamilk. Kết quả
là đã thu được 10.000 tỷ đồng, và số tiền quý hiếm này hiện nay đang được chính
phủ mới của ông Nguyễn Xuân Phúc trình Quốc hội tìm đường phân bổ theo cách giật
gấu vá vai.
Khi thông tin về quỹ dự trữ ngoại hối Việt Nam bao gồm 12 tỷ
USD trái phiếu Mỹ để từ đó phác ra bức tranh 1/3 là giấy, quả thật quỹ này chỉ
còn một con số nhỏ bé đến thảm hại. Quen với thói nhập siêu từ Trung Quốc đến
30 tỷ USD theo đường chính thức, chưa kể 20 tỷ USD theo đường nhập lậu, nền
kinh tế nhập khẩu của Việt Nam đang bị Trung Nam Hải khống chế bằng những sợi
dây luồn đút dưới gầm bàn.
Hãy coi chừng, nếu Bắc Kinh muốn phá đám bằng động tác lật
ngược một chính sách thương mại hay tài chính, 30 tỷ USD dự trữ của Việt Nam có
thể bốc hơi trong một ngày!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét