Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2016

Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân – Chương 4 – Phần 2

Tác giả: Epoch Times - Dịch giả: Daniel Nguyen

Chiếc bánh kem giữa trời tuyết và âm mưu lật đổ Hồ Diệu Bang

Những người trong giới chính trị đều biết một quy luật như thế này: phàm kẻ nào càng hung ác với nhân dân thì lại càng bợ đỡ với thượng cấp. Kỳ thực cả hai biểu hiện dường như mâu thuẫn nhau này đều là vì một mục đích – nắm giữ quyền lực lớn hơn, khống chế địa bàn lớn hơn.
Làm thị trưởng Thượng Hải thì sẽ có được cái ưu thế độc hậu leo cao, bởi vì mấy nguyên lão tương đối có cân lượng trong nội bộ đảng đều thích đến Thượng Hải nghỉ mát. Giang Trạch Dân dù có đến Bắc Kinh để yết kiến những nhân vật này, nhờ vả ông này bà nọ cũng khó mà gặp cho được, cái cơ hội tốt ngay bên cửa như vậy làm sao Giang chịu bỏ qua. Cũng giống như trả thù các sinh viên vậy, Giang cũng vô cùng chuyên chú trong việc nịnh bợ, các nguyên lão cũng được Giang hầu hạ đến mụ mị cả người.

Những người chẳng có công tích gì mà được lên cao đều là đạp vào kẻ khác để mà lên, Giang Trạch Dân lại càng như vậy.

Cuộc vận động sinh viên dần khép lại, Đặng Tiểu Bình vào ngày 30 tháng 12 năm 1986 phát biểu “Lập trường rõ ràng phản đối giai cấp tư sản tự do hóa”, trong đó nói: “Quần chúng ở Thượng Hải truyền tai nhau nói là trung ương có một tầng bảo hộ, đối với việc có kiên trì với bốn nguyên tắc hay không, có phản đối tự do hóa hay không, cũng có hai luồng ý kiến”. Trong ngày thứ hai Giang Trạch Dân đã đọc được bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình, Giang hiểu rất rõ là những lý niệm về cải cách của Hồ Diệu Bang và những thế lực bảo thủ trong nội bộ Đảng vĩnh viễn không ăn nhập với nhau, những người như Trần Vân, Lý Tiên Niệm đã sớm muốn nhổ cái gai Hồ Diệu Bang, nhưng ông Hồ đứng trên đài đã có cái ô dù Đặng Tiểu Bình che nắng. Như nay vừa đúng lúc Đặng Tiểu Bình lên tiếng bất mãn về “sự bất lực chống tự do hóa” của Hồ Diệu Bang, cái khí vị “đảo Hồ” của Trung ương càng lúc càng sôi sục.

Đọc được bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân như nhặt được bảo vật, Giang nhận thấy rằng vào thời khắc then chốt này thì việc biểu thị sự nhất trí với Trung ương là vô cùng quan trọng, nhưng khổ nỗi chưa có cơ hội bày tỏ đôi lời với Đặng Tiểu Bình và các lão đại trong nội bộ ĐCSTQ.

Đúng lúc mùa đông năm ấy, Chủ tịch nước Lý Tiên Niệm lại đến Thượng Hải, trú trong khách sạn. Vào một buổi tối nọ Lý Chủ tịch đã chiêu kiến Giang Trạch Dân, ngoài ra còn cùng nhau ăn tối, trong bữa ăn vô tình nói sẽ tổ chức sinh nhật vào ngày đó. Tuy rằng Giang Trạch Dân đã làm Thị trưởng Thượng Hải 2 năm nhưng mọi mặt đời sống của người dân nơi đây vẫn cứ nguy cơ trùng điệp, còn sinh nhật của các vị lão thành ở trung ương Giang đều nhớ nằm lòng. Giang Trạch Dân vừa dùng bữa lại vừa đau đầu, sinh nhật của Lý Tiên Niệm Giang thuộc làu làu như dưa chín, rõ ràng là “ngày 23 tháng 6 năm 1909”, thế quái nào mà lại tổ chức sinh nhật giữa mùa đông thế này?

Thời đó Trung Quốc vẫn còn có cái thuật ngữ “phòng nhì”, trong cuốn sách “Đời tư của Mao Trạch Đông” được viết bởi bác sỹ riêng của Mao cũng có viết rằng tác phong đời sống của các cán bộ cao cấp đều phổ biến như thế. Có người nói Bành Đức Hoài bị đánh ngã tuyệt không phải là vấn đề “đại nhảy vọt”, mà là do ông ta phản đối “Đoàn văn công Trung Nam Hải”. Bành Đức Hoài còn công khai nói “Tôi không phản đối Mao Chủ tịch và Chu Thủ tướng khiêu vũ, tuy rằng bản thân tôi chưa bao giờ khiêu vũ. Nhưng khiêu vũ thì cứ khiêu vũ, làm gì phải tổ chức cả một đoàn văn công chuyên hầu các thủ trưởng Trung ương nhảy nhót, lại còn cố tuyển mấy cô nương trẻ trung xinh đẹp nhốt ở nơi đó. Lão bá tính mà biết được ắt sẽ chửi cha mắng mẹ!” Các cấp cao ở trung ương cơ hồ ai ai cũng như vậy, Lý Tiên Niệm cũng không ngoại lệ. Ông ta ở Thượng Hải có một người vợ bé, xuất thân là y tá, không những tỷ tê chu đáo mà còn sinh cho Lý một đứa con trai.

Giang Trạch Dân đã minh bạch ra rồi, không phải là vợ bé của Lý Tiên Niệm có sinh nhật mà là đứa con rơi của ông ta. Giang Trạch Dân hiểu rằng cái lễ này không có là không được, ai ai cũng biết “lời chăn tiếng gối” là có uy lực đến thế nào, đặc biệt là tiếng nói của các bà vợ bé. Giang Trạch Dân khi ăn tối với Lý Tiên Niệm là có ý ngấp nghé nhắc đến chuyện Hồ Diệu Bang, không ngờ lại xuất hiện một việc thế này. Giang cố đè nén cõi lòng bứt rứt, vừa ăn vừa thận trọng do thám cách nhìn của Lý Tiên Niệm đối với Hồ Diệu Bang, sau khi Giang nghe ra được thái độ rõ ràng của Lý Tiên Niệm, liền nhanh chóng thành khẩn nói rằng lời nói của lão Lý khiến cho mình cảm thấy may mắn, bản thân mình sẽ kiên quyết làm theo chỉ thị của lão Lý. Lý Tiên Niệm mừng lắm. Sau bữa ăn Giang Trạch Dân không dám lưu lại lâu, bởi vì vẫn còn có một “sự việc trọng đại” chưa làm xong.

Sau khi tài xế đưa Giang về nhà, hỏi rằng ông ta còn có việc gì cần đi không, Giang nói không có, để ông ta về. Nhìn thấy chiếc xe vừa đi xa, Giang nhắm lúc tài xế không còn nhìn thấy mình nữa, chưa kịp bước vào cửa đã lập tức đi ra ngoài mua một cái bánh kem lớn. Tuy rằng trời không còn sớm nữa, Giang vẫn không một chút do dự, không mang theo bất cứ một ai, tự mình ngồi taxi trở lại khách sạn. Cảnh vệ nhìn thấy Giang lại đến nữa, có lòng tốt mời Giang bước vào, Giang lắc đầu cung kính đứng trước cửa.

Không may là thời tiết hôm đó tuyết rơi phất phơ, bản thân Giang trước giờ đã quen xe đưa kiệu rước, thứ nhất là ra khỏi cửa mà chỉ mặc một cái áo khoác mỏng, thứ hai cũng không nghĩ là mình phải đứng đợi ở bên ngoài lâu như vậy, cho nên lạnh đến run cầm cập. Cảnh vệ nhìn thấy Giang đông cứng ở bên ngoài nên nhiều lần gọi Giang bước vào, Giang chỉ cười cười mà không nói tiếng nào. Giang biết rằng như thế này sẽ càng dễ lấy lòng Lý Tiên Niệm và vợ bé của ông ta. Giang cầm trên tay chiếc bánh kem đứng đợi suốt cả 4 tiếng đồng hồ, vậy mà khách bên trong vẫn chưa chịu đi, sau khi cảnh vệ nhiều lần khuyên nhủ, Giang chỉ đành gửi chiếc bánh kem trở lại, thất vọng quay về.

Sau khi người khách của Lý Tiên Niệm rời khỏi, cảnh vệ đem chiếc bánh kem đưa vào rồi nói rằng Giang đã cung cung kính kính đứng đợi bên ngoài tận 4 tiếng đồng hồ. Lý Tiên Niệm nhất thời cảm động khôn nguôi, luôn miệng nói: “Tiểu Giang thật không tệ, thời nay người như thế không nhiều!”

Kuhn viết trong cuốn “truyện về Giang Trạch Dân” rằng: “Sự chăm sóc của Giang đối với Lý là chu đáo phi thường, thậm chí còn xuất hiện một lời đồn rất vô căn cứ là Giang chính là con rể nhà họ Lý”. Thật là như vậy, dân chúng lúc ấy truyền đi lời đồn như thế là do không thể hiểu được địa vị nặng nhẹ của các đại lão ĐCSTQ, cũng không thể hiểu được dụng ý thật sự của Giang là gì. Trên thực tế, sự trả giá ấy cuối cùng cũng đã giúp Giang đạt được sự báo đáp trước ngày mà Lục Tứ nổ ra. Sau này, Giang đã bước lên ghế Tổng Bí thư Trung ương Đảng thay cho Triệu Tử Dương.

Hồ Diệu Bang xuống đài

Theo ký ức của những người có mặt tại hiện trường, vào ngày 16 tháng 1 năm 1987, trong buổi sinh hoạt dân chủ do Đặng Tiểu Bình, Trần Vân, Bành Chân, Bạc Nhất Ba, Vương Chấn triệu tập, Hồ Diệu Bang đã bị buộc phải từ chức. Trên thực tế thì nói là từ chức nhưng cũng không bằng cách chức. Trong hội nghị, lúc Hồ Diệu Bang nghe thấy người ta buộc mình phải xuống đài, lúc ấy ngớ người ra, chấn kinh đến cả buổi mà không nói được lời nào. Trong lần hội nghị ấy những người bạn tri giao mấy mươi năm của ông Hồ cũng lên tiếng đòi ông Hồ từ chức, thế cục rõ rồi. Ông Hồ Diệu Bang vì bảo vệ cái gọi là sự đoàn kết của Đảng, bèn làm một việc trái với lòng mà sau này khiến cho ông hối hận đến chết. Cuối cùng ông Hồ Diệu Bang nói lên mười mấy chữ “có thể không làm việc nữa, nhưng cũng phải làm người”. Hội nghị kết thúc ông Hồ không cần làm bộ làm tịch mà khóc lớn giống như một đứa trẻ. Ông ta đau lòng vì lẽ nào mà những người đồng lưu lâu năm chí cốt trong thời khắc này lại ném đá xuống giếng như thế kia.

Đảng Cộng sản không cần những người như Hồ Diệu Bang, hai chữ “làm người” là không có chỗ dùng, ai lên tiếng cho bá tánh, tất nhiên sẽ tạo thành uy hiếp cho quyền lực chuyên chế. Bành Đức Hoài, Hồ Diệu Bang cho đến người sau này như Triệu Tử Dương đều đã chứng minh cho điều đó. Những người giỏi đón đường nịnh bợ, hai mặt ba lòng, trấn áp dân chúng không chút gớm tay như Giang Trạch Dân mới là người mà Đảng Cộng sản cần, do đó Giang dần dần trở thành đối tượng lọt vào mắt xanh của các đại lão trong nội bộ đảng.

Tháng 10 năm 1987, người từng rộn ràng đối đầu với Giang Trạch Dân – Bí thư Thành ủy Thượng Hải Nhuế Hạnh Văn cuối cùng cũng ra đi. Nhuế Hạnh Văn có thể nói là cây gậy sắt của phe cải cách, có quan hệ hết sức mật thiết với Triệu Tử Dương. Trong một thời gian dài, Giang Trạch Dân – kẻ theo đuôi các đại lão trong phe bảo thủ – rất hay bài xích đối với Nhuế Hạnh Văn, Giang ở Thượng Hải bắt đầu câu bè kết phái rồi hình thành nên “Thượng Hải bang” từng thời từng khắc đối đầu với Nhuế Hạnh Văn, khiến cho ông ta không thể nào triển khai công việc. Vì để thu xếp ổn thỏa cái mâu thuẫn này, Triệu Tử Dương đã có lệnh cho Nhuế Hạnh Văn đến Trung ương làm Bí thư Phòng Bí thư, trong khi nhiệm kỳ Bí thư Thành ủy Thượng Hải vẫn chưa làm xong.


Nguồn: Đại Kỷ Nguyên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét