Chuỗi thảm hoạ cá chết từ Bắc chí Nam
Thục Quyên
Từ xa nhìn về đất nước khó cầm nước mắt.
Nhưng
nếu muốn đóng góp tìm một con đường thoát cho Việt Nam thì càng theo
dõi những tin tức, bình luận trên internet, nghe truyền thanh, truyền
hình, thì càng thấy rối bời.
Người dân ở nhà đa
số vẫn im lặng, hình như vì không ý thức mối nguy, hay đã chấp nhận cúi
đầu chờ chết? Con số vài ngàn, vài chục đến vài trăm ngàn người đổ ra
đường phố biểu tình bất bạo động tại các nơi trên thế giới chống độc
tài, tham nhũng, ô nhiễm môi trường v.v. nơi họ sinh sống, còn hoàn toàn
là điều chưa hề xảy ra tại Việt Nam.
Còn
số nhỏ những người lưu tâm đến sự sống chết của họ và những thế hệ sau
thì tức bực, uất hận, chửi rủa, biểu tình, tìm hiểu, bàn cãi.... Tất cả
mọi cách quan tâm đều đúng, nhưng hướng đi và cách làm cần ăn khớp hơn
và cần định rõ chủ đích.
Có lẽ đã đến lúc phải
lấy thời gian dừng lại, nhìn sâu vào sự việc, gạt bỏ những chi tiết,
những luận cứ không bằng chứng, xem xét ta có trong tay những dữ kiện
chắc chắn nào, còn thiếu những dữ kiện nào, để có thể đánh giá chính xác
mức nghiêm trọng của thảm họa (cá và những hải sản khác chết hàng
loạt). Từ đó mới có thể cân nhắc tình trạng tồn vong của đất nước và dân
tộc. Thấy rõ điều này hy vọng sẽ là lực đẩy đưa đến những phương các
hành động.
Không bao giờ có thay đổi nếu không
có hành động, và không bao giờ có thành công nếu không biết định rõ mục
tiêu trong từng thời điểm.
Hành động cần đa diện, nhưng luôn luôn phải đi cùng hướng và bổ túc cho nhau.
Dữ kiện: Những vụ cá chết dồn dập trong khoảng thời gian từ đầu tháng 4 tới tháng 6/2016 phù hợp với bảng tổng kết của tác giả Vũ Đông Hà(a)
1- Ngày 6/4 tới 29/4 bờ biển Kỳ Anh (Hà Tĩnh) trải dài xuống Quảng Bình, Quảng Trị, ThừaThiên
2- Ngày 4/5/2016 thượng nguồn sông Bưởi, Thanh Hoá
3- Ngày 5/5/2016 sông La Ngà, Đồng Nai
4- Ngày 5/5/2016 sông Lạch Bạng, Thanh Hoá
5- Ngày 9/5/2016 đảo Phú Quý, Bình Thuận
6- Ngày 15/5/2016 sông Bưởi, Thanh Hoá
7- Ngày 17/5/2016 sông Hinh, Phú Yên
8- Ngày 17/5/2016, kênh Nhiêu Lộc, Thị Nghè, Sài Gòn(*)
9- Ngày 8.06.2016 hồ Hoàng Cầu, Hà Nội(*)
10- Ngày 10/6/2016 sông Thương, Bắc Giang
11- Ngày 13/6/2016 tôm hùm chết ở khu vực biển Xuân Phương (Sông Cầu), Phú Yên
(Lời chú trên bản đồ do T.Nguyên ghi)
Những điều cần ghi nhận
1-
Những đợt cá chết trầm trọng này đều được báo chí Nhà nước đăng tải, có
lúc xảy ra ngay tại hai thủ đô hai miền là Hà Nội và Sài Gòn(*), nhưng đã không làm loãng sự chú ý của dân chúng vào Formosa Hà Tĩnh.
Gom
trên bản đồ Việt Nam (Bản đồ đính kèm do T.Nguyên) những điểm xảy ra
hiện tượng cá chết lần lượt trải dài từ Bắc chí Nam, có những ngày cùng
xảy ra tại hai điểm xa nhau Đồng Nai/Thanh Hóa, Sài Gòn/Phú Yên v.v. cho thấy không thể cắt nghĩa được bằng những lý do thời tiết hay ô nhiễm sẵn có mà phải là một chuỗi hành động có chủ đích của nhiều người/nhóm thuộc một thế lực nào đó.
Yếu tố thời gian chứng minh những sự kiện xảy ra có liên kết với nhau và như vậy có chủ đích.
Yếu tố địa lý cho thấy sự có mặt và khả năng gây họa của thế lực thủ phạm ở những nơi nào.
2-
Những đợt cá chết từ Bắc chí Nam đã không làm loãng được sự chú ý của
dân vào Formosa Hà Tĩnh, ngược lại, nhờ xảy ra liên tiếp và ngay cả tại
hai thủ đô Hà Nội-Sài Gòn, đã đánh thức được phần nào đa số quần chúng
thường có thái độ bàng quang khi hiểm nguy chưa đụng đến mình và gia
đình mình.
Thái độ bàng quan của đa số dân chúng không phải là tính xấu đặc thù của người Việt. Đó chỉ là kết quả của tình trạng thiếu thông tin, giáo dục và tuyên truyền nhồi sọ hơn nửa thế kỷ đưa đến thiếu hiểu biết, không quen suy luận và ích kỷ mù quáng.
Do đó trách nhiệm của Chính phủ, giới trí thức và ngành truyền thông
rất lớn trong việc hướng dẫn người dân nhận định rõ ràng những điều
đang xảy ra cho đất nước và dù trực tiếp hay gián tiếp cũng chắc chắn sẽ xảy ra cho họ.
T.Q.
Bài tiếp : Những việc đã được làm để tìm nguyên nhân chuỗi thảm họa môi trường (cá chết) và những điều cần ghi nhận
http://boxitvn.blogspot.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét