Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2016

Bạo dạn xó bếp

Đoan Trang

 Hành khách đứng kín khu vực làm thủ tục ở sân bay Nội Bài khi xảy ra vụ tin tặc tấn công. Ảnh: internet
 Hành khách đứng kín khu vực làm thủ tục ở sân bay Nội Bài khi xảy ra vụ tin tặc tấn công. Ảnh: internet

Hễ mình nói lực lượng công an Việt Nam bạo dạn xó bếp, ăn hại, chỉ phá là giỏi, thì các anh chị em bên an ninh lại bức xúc.

Nhưng mà sự thật nó là như thế.

Sự cố ở các sân bay quốc tế Việt Nam chiều nay (29/7) chẳng phải là lần đầu tiên hacker Trung Quốc tấn công Việt Nam. Ngay trong đợt cao điểm căng thẳng giữa hai nước, hồi tàu Bình Minh II của Petro Vietnam bị tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp, tháng 6/2011, chiến tranh mạng đã diễn ra giữa hacker hai bên, mà chủ yếu là Tàu đánh Việt: Hàng trăm website của Việt Nam bị hacker Trung Quốc xâm nhập, đánh phá, kể cả trang web của Trung tâm biên phiên dịch thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Từ bấy đến nay, và cả trước đấy, không biết tin tặc Trung Quốc đã tấn công Việt Nam bao nhiêu lần và gây bao nhiêu thiệt hại, tổn thất rồi.

Trang web Vietnam Airlines đã bị tin tặc Trung Quốc tấn công ngày 29/7. Ảnh: BBC.

Nói đâu xa: Là một tập đoàn lớn, chịu trách nhiệm về một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước là dầu khí, nhưng Petro Vietnam gần như luôn phải vận hành với tâm lý toàn bộ chiến lược, kế hoạch thăm dò khai thác, sản xuất kinh doanh của tập đoàn có thể rơi vào tay Trung Quốc bất cứ lúc nào.

Nhưng hễ ta hỏi các chiến sĩ trong lực lượng an ninh tinh nhuệ và anh hùng của Việt Nam – những người vẫn canh nhà ta, lôi cổ ta về đồn bất kỳ lúc nào, thẩm vấn ta với nụ cười bí hiểm kiểu “chúng tôi biết hết rồi”, đọc trộm email, chat và nghe trộm điện thoại của ta hàng giờ – là sao các anh các chị không lo đối phó với Trung Quốc đi, để tình báo Hoa Nam, tin tặc Trung Quốc hoạt động trên đất Việt Nam, trên mạng Việt Nam như chỗ không người thế này…

Thì câu trả lời bao giờ cũng sẽ là: “Chúng tôi ở đơn vị này nên không rõ. Có đơn vị khác lo việc ấy rồi”, hoặc “Lực lượng ta mỏng, điều kiện còn nhiều khó khăn”.
Mình biết mà. Cứ làm cái gì liên quan đến chống Trung Quốc (ví dụ: chống buôn lậu, chống nạn lao động nhập cư trái phép gây rối ở Việt Nam, chống tình báo Hoa Nam, chống tin tặc và các loại tặc khác v.v.) là an ninh Việt Nam “lực lượng mỏng”, “điều kiện cơ sở vật chất-kỹ thuật còn yếu kém”, “có bộ phận khác lo rồi” ngay.

Các anh chị ấy thực sự là chỉ giỏi đánh phá, quấy rối phản động thôi. (Thật ra mà nói thì đánh đám phản động ở Việt Nam dễ hơn, giải ngân cũng dễ hơn nhiều so với đương đầu, chống lại các đồng nghiệp và thầy học bên nước bạn).

Ấy gọi là bạo dạn xó bếp đấy.
FB Đoan Trang
__________________

    Thực ra Vietnam Airlines (VNA) là một doanh nghiệp, hệ thống mạng của VNA do họ tự chịu trách nhiệm quản lí, vận hành nên vụ việc vừa rồi ko liên quan trực tiếp tới Bộ Công An hay cụ thể hơn là Cục An ninh mạng (A68) hoặc Cục Cảnh sát phóng chống tội phạm công nghệ cao (C50).

    Nói bên lề một chút. Theo một số nguồn thông tin, hệ thống máy chủ quan trọng nhất của VNA thuê đặt bên Đức và được vận hành bởi đội ngũ kỹ sư nước ngoài.

    Cục A68 mới được thành lập năm 2014, Cục C50 thành lập năm 2010. Cũng như nhiều cơ quan nhà nước khác, việc chạy chọt vào làm việc ở những cục này diễn ra một cách rất bình thường. Một thằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành CNTT có mối quan hệ tốt thì chỉ cần mất 500 triệu là có chân ở cục C50, A68 thì chưa có thông tin.

    Theo đánh giá chủ quan của nhiều tay chơi công nghệ dựa vào những thông tin rò rỉ thì 2 cục này chỉ thuộc loại làng nhàng về trình độ tay nghề. Hầu hết những gì họ có là chi tiền mua những hệ thống máy móc tối tân và phần mềm cực đặt tiền về phục vụ công việc. Nói đơn giản hơn, họ toàn đi mua tools sài chứ không thể tạo ra tools. Công việc của họ phần lớn là giám sát, truy lùng dấu vết những vụ việc nhỏ lẻ trên mạng. Còn với những chuyên án lớn họ đa số thuê hacker mũ đen hoặc các công ty nước ngoài tấn công đối tượng cần nhắm tới vì không đủ trình.

    Nhưng suy cho cùng, một khi họ muốn "đánh" cá nhân hay tổ chức nào ở (và thuộc) Việt Nam họ đều có thể đánh được mà không vấp phải nhiều khó khăn. Nhiều đối tượng phản động an ninh mạng theo dõi sát sao ko chỉ trên facebook mà là tất cả những dấu vết họ để lại trên không gian mạng. Đa số họ chỉ lặng lẽ ngồi quan sát để xem chúng ta đưa họ đi tới đâu mà lần ra những mắt xích khác, cứ theo chuỗi đó, họ sẽ biết được nhiều thông tin hơn chính chúng ta biết về mình. Nhưng đừng sợ, bởi bọn phản động có chính nghĩa.

    Theo FB Vinh Le


Nguồn: www.danluan.org

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét