Hình ảnh bà Catherine West trong video.
Tút sáng sớm nay, tôi nói về đoạn phim quảng cáo thể hiện sự
linh hoạt, quyết liệt, công phu của TQ để “chống lại phần còn lại của thế giới”.
Đến chiều đã thấy tin: nữ nghị sĩ Anh Catherine West vô cùng ngạc nhiên khi thấy
mình xuất hiện phút thứ 2:25, và phát biểu trong video tuyên truyền về lập trường
Biển Đông của Trung Quốc ở Quảng trường Thời đại, Mỹ.
Trong phim bà nói: “Tôi nghĩ đàm phán là rất quan trọng. Và
đó là lý do chúng ta cần lưu tâm rằng phải giải quyết mọi việc theo khu vực, và
có hướng đi chín chắn tới đối thoại“. Bà nhớ lại, đó có thể là phỏng vấn của PV
TQ tại Bắc Kinh, bên lề Diễn đàn Chính đảng Cấp cao Trung Quốc – châu Âu tháng
5/2016. Thực ra, bà nói: “Đối thoại là rất quan trọng để đảm bảo hòa bình trong
khu vực, và tiến trình trọng tài ở The Hague (nơi có trụ sở của Tòa Trọng tài
Thường trực) là một trong những cơ hội như vậy để giải quyết các tranh chấp một
cách chín chắn“.
Bộ máy truyền thông của TQ đang tăng hết công suất, quơ quào
đủ kiểu đối phó phán quyết PCA. Thử điểm lại vài vụ nổi bật.
Bịa đặt: Chiều ngày 3/6, tại đối thoại Shangri-La họp ở
Singapore, đại diện TQ họp với VN đề nghị đừng nêu vấn đề biển Đông ra. Bước ra
khỏi cuộc họp, TQ phát ngay tờ rơi bên lề bằng 2 thứ tiếng. Loại tiếng Anh là về
lịch sử QĐTQ nhưng tờ rơi tiếng Hoa tựa “Các khía cạnh vấn đề biển Nam Hải” lại
khẳng định tất cả biển Đông là của TQ.
Giả dối: Ngày 21/6 tung video “Hiện trạng: ai đang khuấy động
sóng dữ biển Đông?” ý nói TQ đang phục vụ nhu cầu sử dụng chung của tàu thuyền
qua lại khu vực.
10 thành 60: Ngày 23/6 tung tin có 60 nước ủng hộ lập trường
chiếm biển Đông của TQ trong khi không khó khi tìm hiểu, chỉ có chưa đến 10 nước:
Afghanistan, Gambia, Nigeria, Kenya, Sudan, Togo, Lesotho và Vanuatu.
Dối trá công phu: Và ngày 28/6, chiếu trên Đài Truyền hình
TW TQ bô phim dài 9 tập “Tòan bộ tin tức biển Đông”.
Và rồi từ 23/7 đến 3/8, chiếu liên tục phim huênh hoang về
“quyền lịch sử” của TQ ở biển Đông (12 phút 1 lần suốt 24g/ ngày). Ngay sau đó,
có phản ứng thẳng thừng của nữ nghị sĩ Catherine West như trên…
H1Ảnh tờ rơi “các khía cạnh vấn đề biển Nam Hải”
_____
Nghị sĩ Anh bức xúc vì bị Trung Quốc vơ vào video Biển Đông ở
Mỹ
Trí Dũng - VnExpress
Nữ nghị sĩ Anh Catherine West vô cùng ngạc nhiên khi thấy
mình xuất hiện trong video tuyên truyền về lập trường Biển Đông của Trung Quốc ở
Quảng trường Thời đại, Mỹ.
Khi phóng viên của Quartz gọi điện cho nữ nghị sĩ Anh
Catherine West, ngoại trưởng thuộc Công đảng trong nội các đối lập Anh, thông
báo rằng bà vừa xuất hiện trên đoạn video tuyên truyền của Trung Quốc về cái họ
gọi là “chủ quyền” ở Biển Đông trên Quảng trường Thời đại tại New York, bà West
đã vô cùng sửng sốt.
Trong đoạn video dài 3 phút 12 giây này, Ngô Sĩ Tồn, chủ tịch
của Viện Quốc gia Trung Quốc về Nghiên cứu Biển Đông, ngang nhiên nói rằng Bắc
Kinh có chủ quyền ở quần đảo Trường Sa và có cơ sở lịch sử và pháp lý để chứng
minh. Trung Quốc trích dẫn ý kiến của một số chuyên gia và quan chức quốc tế mà
họ cho là ủng hộ lập trường của Bắc Kinh ở Biển Đông, trong đó có bà West.
Bà West xuất hiện từ phút 2:25, dường như đang trả lời phỏng
vấn của phóng viên Trung Quốc. “Tôi nghĩ đàm phán là rất quan trọng. Và đó là
lý do chúng ta cần lưu tâm rằng phải giải quyết mọi việc theo khu vực, và có hướng
đi chín chắn tới đối thoại”, bà nói.
Theo bình luận viên Steve Mollman, nếu chỉ nghe những lời bà
West được trích trong đoạn video về Biển Đông này, người xem có thể dễ dàng suy
nghĩ rằng nữ nghị sĩ Anh ủng hộ việc đàm phán song phương để giải quyết mọi
tranh chấp. Quan điểm đó trùng với lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Biển
Đông, khi Bắc Kinh khăng khăng không chấp nhận phán quyết của tòa quốc tế, mà
chỉ muốn đàm phán song phương với các nước có tranh chấp trên Biển Đông.
Sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết mang tính ràng buộc, bác
bỏ cơ sở pháp lý của “đường lưỡi bò” Trung Quốc ngang nhiên vẽ ra trên Biển
Đông, Bắc Kinh đã tuyên bố không tuân thủ quyết định này, và tăng cường chiến dịch
lôi kéo, vận động, tuyên truyền khắp thế giới về lập trường Biển Đông của họ.
Có vẻ như đoạn video trên cũng là một phần trong chiến dịch tuyên truyền quy mô
lớn đó.
Video được phát trên màn hình quảng cáo cao 19 m, rộng 12 m
chuyên hiển thị hình ảnh của Trung Quốc kể từ năm 2011, được phát sóng 120 lần
một ngày từ 23/7 cho đến ngày 3/8. Ước tính video tiếp cận khoảng 500.000 người
qua lại mỗi ngày.
Bà West rất bất bình vì phát ngôn của mình bị bóp méo một
cách nghiêm trọng. Nữ nghị sĩ khẳng định những câu nói mà Trung Quốc trích ra
trong đoạn video hoàn toàn sai lệch so với ngữ cảnh, và không thể hiện quan điểm
của bà đối với vấn đề Biển Đông.
Thư ký báo chí của bà West cho biết có thể những câu nói
trên của nữ nghị sĩ được cắt ra từ đoạn phỏng vấn giữa bà với các phóng viên nước
ngoài ở Bắc Kinh bên lề Diễn đàn Chính đảng Cấp cao Trung Quốc – châu Âu diễn
ra hồi tháng 5.
Trong một email gửi tới Quartz sau đó, bà West giải thích rõ
hơn về lập trường của mình: “Tôi bảo lưu quan điểm rằng đối thoại là rất quan
trọng để đảm bảo hòa bình trong khu vực, và tiến trình trọng tài ở The Hague
(nơi có trụ sở của Tòa Trọng tài Thường trực) là một trong những cơ hội như vậy
để giải quyết các tranh chấp một cách chín chắn”.
Bà West cho biết sau khi xem đoạn video, bà cảm thấy bối rối
và bất bình với những giọng điệu mà Trung Quốc thế hiện trong đó, đồng thời khẳng
định không hề biết rằng những lời bình luận trong cuộc phỏng vấn bên lề của
mình lại được sử dụng theo cách này.
H1Hình ảnh bà West xuất hiện trong đoạn video tuyên truyền của
Trung Quốc. Ảnh chụp màn hình
“Dù tôi vui lòng trả lời phỏng vấn về những nỗi quan ngại của
mình về quá trình quân sự hóa Biển Đông và nhu cầu hợp tác để đảm bảo một giải
pháp hòa bình, tôi không hề vui khi hình ảnh đó được sử dụng theo cách như thể
tôi ủng hộ hướng đi hiện nay của Trung Quốc đối với các đảo nhân tạo”, bà viết.
Bà khẳng định rằng các hồ sơ lưu trữ tại Quốc hội Anh đều thể
hiện việc bà thường xuyên nêu quan ngại về hoạt động xây đảo nhân tạo và triển
khai quân sự phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. Bà đã hối thúc chính phủ
Anh làm tất cả những gì có thể để đảm bảo luật pháp quốc tế được tôn trọng, có
những bước đi cần thiết để ngăn chặn tình trạng quân sự hóa khu vực.
“Đảm bảo hòa bình và ổn định ở Biển Đông là vấn đề mà tôi rất
quan tâm. Tôi đã nêu vấn đề này với đoàn đại biểu Trung Quốc tại hội nghị, và đặc
biệt tôi đã bày tỏ lo ngại rằng hoạt động xây đảo và triển khai lực lượng quân
sự trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông là mối quan ngại lớn đối với Anh và các nước
châu Âu, cũng như các bên bị ảnh hưởng ở Biển Đông”, bà nhấn mạnh.
Trong bức thư gửi Ngoại trưởng Anh Philip Hammond hồi giữa
tháng 7, bà đặt câu hỏi: “Bộ Ngoại giao Anh có đồng ý rằng phán quyết của Tòa
Trọng tài cần phải được tôn trọng, và bất cứ hành vi không tuân thủ nào của
chính phủ Trung Quốc không chỉ gây ra tổn hại nghiêm trọng về uy tín với họ mà
còn tạo nên lỗ hổng lớn trong luật pháp quốc tế?”
Một người nữa cũng rất sửng sốt khi thấy bà West bị “vơ” vào
đoạn video tuyên truyền của Trung Quốc là Matthew Whitty, thư ký báo chí của
bà. Ông Whitty nói rằng trong cuộc phỏng vấn với các phóng viên bên lề hội nghị
diễn ra ở Bắc Kinh, bà West cũng đã nêu rõ những quan ngại về quá trình quân sự
hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông.
“Thật kỳ lạ khi hình ảnh đó lại được Trung Quốc sử dụng để hậu
thuẫn cho lập trường Biển Đông của mình”, ông Whitty nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét