Dịch giả: Daniel Nguyen & Ngọc Yến
6. Mùi vị quyền lực
Năm 1976 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử
Trung Quốc, năm đó Giang Trạch Dân đã bước sang tuổi 50. Đã có một trận động đất
khủng khiếp ở Đường Sơn, cường độ cơn địa chấn này vượt hơn tám độ Richter;
hàng trăm ngàn người đã thiệt mạng. Trong cùng năm đó, Chu Ân Lai, Chu Đức, và
Mao Trạch Đông – ba vị lãnh đạo lớn của Đảng cộng sản Trung Quốc lần lượt từ trần.
Vào tháng Chín, không lâu sau khi Mao Trạch Đông qua đời, Diệp
Kiếm Anh đã làm trái lời di huấn của Mao là phải hỗ trợ cho Giang Thanh và Hoa
Quốc Phong. Ngược lại, Diệp Kiếm Anh đã liên thủ với Uông Đông Hưng và Hoa Quốc
Phong, và bắt đầu một cuộc chính biến nơi cung đình. Họ đã sử dụng Đơn vị quân
sự 8341 do Uông Đông Hưng điều khiển, và bắt giữ bè lũ bốn tên (Tứ nhân bang) –
nhóm người khét tiếng gồm có Vương Hồng Văn (khi đó đang làm Phó Chủ tịch) và
Trương Xuân Kiều (Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Ủy ban Trung ương ĐCSTQ), cũng
như Giang Thanh và Diêu Văn Nguyên, đều nằm trong Bộ Chính trị Ủy ban Trung
ương ĐCSTQ. Mặc dù Giang Thanh là vợ góa của Mao Trạch Đông, nhưng ngay khi đám
tang của Mao khăn tang chưa bỏ, mồ mả chưa yên, bà ta đã trở thành tù nhân
chính trị cùng với đứa cháu trai Mao Viễn Tân. Điều này đã chứng minh cho câu
nói, “Lãnh đạo ĐCSTQ đều không có kết cục tốt đẹp”.
Bè lũ bốn tên “Tứ nhân bang” bị tước đi quyền lực, người người
đều thống khoái. Dân Bắc Kinh còn truyền đi một câu chuyện tiếu lâm, nói rằng
lúc chuẩn bị bắt đầu cuộc vận động “phê Đặng” (phê phán Đặng Tiểu Bình), có một
ngày người phụ trách “phê Đặng” là Giang Thanh đột nhiên đụng mặt Đặng Tiểu
Bình, ông Đặng hỏi, công tác “phê Đặng” như thế nào rồi? Giang Thanh đáp lại,
cuộc vận động đã được triển khai oanh oanh liệt liệt suốt một tháng nay rồi, chừng
đâu khoảng một tháng nữa là có thể đem ông ra “phê” cho thật xấu mặt. Ông Đặng
liền bấm đốt ngón tay tính tính, nói ra một câu, nếu như mà tôi “phê” bà, Giang
Thanh, thì chưa tới một tuần, là bà đã xấu mặt đến hết ai nhìn nổi.
Vào thời điểm đó Hoa Quốc Phong và Diệp Kiếm Anh đã không
dám đánh giá thấp tầm ảnh hưởng của “Tứ nhân bang” tại Thượng Hải, hay “Thượng
Hải bang”. Lúc ấy “Tứ nhân bang” ở Thượng Hải đã soạn ra một tuyên bố trước
toàn đảng toàn dân để chuẩn bị cho một cuộc khởi nghĩa ở Thượng Hải. Tuy nhiên,
Tứ nhân bang đã không được sự ủng hộ của bất cứ ai trong quân đội, cuộc khởi
nghĩa tan tành như ngói vỡ. Ba vai chính trong “Thượng Hải bang” – Mã Thiên Thủy,
Từ Cảnh Hiền, và Vương Tú Trân – nhìn thế cục chỉ biết đầu hàng. Trong hoàn cảnh
đó, Ủy ban Trung ương, dẫn đầu bởi Hoa Quốc Phong và Diệp Kiếm Anh, đã bổ nhiệm
Tô Chấn Hoa làm Bí thư thứ nhất của ĐCSTQ trong chính quyền thành phố Thượng Hải
và là Chủ nhiệm Ủy ban cách mạng của Thượng Hải; Nghê Chí Phúc được bổ nhiệm
làm Bí thư thứ hai của ĐCSTQ trong chính quyền thành phố Thượng Hải và Phó Chủ
nhiệm thứ nhất Ủy ban cách mạng của Thượng Hải; và Bành Xung được bổ nhiệm làm
Bí thư thứ ba của ĐCSTQ trong chính quyền thành phố Thượng Hải và Phó Chủ nhiệm
thứ hai Ủy ban cách mạng của Thượng Hải. Tô, Nghê, và Bành cũng đã được bổ nhiệm
làm Thủ trưởng và phó thủ trưởng thứ nhất và thứ hai tương ứng, của Nhóm công
tác của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, và sau đó đã chuyển đến Thượng Hải.
Vì để tiến hành khống chế, tiếp quản Thượng Hải, việc tuyển
người Thượng Hải vào tổ công tác là vô cùng quan trọng. Giang Trạch Dân, Cục
trưởng Cục Ngoại sự của Bộ Cơ khí số 1 vì có thời gian công tác lâu năm ở Thượng
Hải, cũng tức thời được bỏ tên vào danh sách tổ viên, theo tổ công tác đến Thượng
Hải.
Sự thật đã chứng minh rằng, sự lo lắng của Trung ương là quá
mức cần thiết. Mặc dù “Thượng Hải bang” đã cố chèo chống Thượng Hải trong nhiều
năm qua, nhưng cái khuynh hướng cực tả của bọn họ vốn không được lòng người.
Khi nhóm công tác vào Thượng Hải, hơn 30.000 lính thủy–lục–không quân ở Thượng
Hải được lệnh phải ngồi trong hàng trăm chiếc xe để diễu hành khắp thành phố và
đồng thanh hô vang: “Đả đảo tứ nhân bang”, và “Kiên quyết ủng hộ quyết định
sáng suốt của Ủy ban Trung ương”, khẩu hiệu vang trời dậy đất. Sau một ngày
tràn kín chương trình như vậy, nỗi sợ của thị dân Thượng Hải đối với Tứ nhân
bang đã được giải tỏa, nỗi khiếp đảm đối với Tứ nhân bang đã bị bứng gốc triệt
để. Dưới sự dẫn đầu của các sinh viên đại học đến từ Đại học Phục Đán, Đại học
Giao thông, Đại học Sư phạm Thượng Hải, những người dân Thượng Hải từng bị áp bức
trong thời gian dài đã xuống đường và hoan hô “đả đảo Tứ nhân bang”. Giống như
câu chuyện đùa về câu nói của Đặng Tiểu Bình với Giang Thanh, chưa đến một tuần
thì những cái tên của Tứ nhân bang đã không còn ngửi nổi. Giang Trạch Dân đã
choáng ngợp trước sự hoan nghênh người dân Thượng Hải dành cho Nhóm công tác
Trung ương.
Chẳng bao lâu, Nhóm công tác đã không còn cần thiết nữa.
Giang Trạch Dân đành phải lưu lưu luyến luyến mà trở về Bắc Kinh và tiếp tục
đương nhiệm chức Cục trưởng Cục Ngoại vụ của Bộ Cơ khí số 1. Qua cuộc trải nghiệm
từ tổ công tác Trung ương, cái cảm giác tay chạm phải “thượng phương bảo kiếm”,
các mùi vị đắc ý khi được người khác cầu cạnh, đối với Giang mà nói nó cũng giống
như hút phải ma túy rồi đâm nghiện. Giang quyết tâm nhất định phải leo lên cao,
trở thành một người trên vạn người.
7. Gửi gắm
Năm 1978, Giang Trạch Dân đã gửi gắm nhầm chỗ, không nghĩ rằng
Đặng Tiểu Bình sẽ có ngày hưng phục, Đại hội lần thứ 11 mở ra, Trung Quốc chuẩn
bị thực hiện chính sách cải cách mở cửa. Giang Trạch Dân vì có những ngôn luận
hơi kịch liệt “quá trớn” trong cuộc phê phán Đặng Tiểu Bình mà suýt tí nữa đã bị
liệt vào “ba hạng người”, đường hoạn lộ gặp phải vận hung. Đến tận năm 1980 mới
có chuyển biến, lần này là cũng nhờ ơn của Uông Đạo Hàm.
Năm 1979, để quán triệt chính sách cải cách mở cửa của Đặng
Tiểu Bình, Trung ương đã đưa Cốc Mục lên làm chủ nhiệm và thành lập ra hai Ủy
ban cấp bộ, là Ủy ban Xuất nhập khẩu Quốc gia và Ủy ban Đầu tư Nước ngoài, Uông
Đạo Hàm là phó Chủ nhiệm Ủy ban thứ nhất. Tháng 8 năm 1980, Uông Đạo Hàm được bổ
nhiệm làm Thị trưởng Thượng Hải, lúc ấy Giang Trạch Dân vẫn đang trong hoàn cảnh
lay hoay với cái ghế Cục trưởng ở Bộ Cơ khí số 1, do đó Uông Đạo Hàm đã ra sức
tiến cử Giang với Cốc Mục, nói rằng Giang là cán bộ có văn hóa, lại là con liệt
sĩ. Do vậy mà Giang đã được một phen phong hồi lộ chuyển, thăng lên tới chức
phó Chủ nhiệm Ủy ban Xuất nhập khẩu và Ủy ban Đầu tư nước ngoài, tương đương với
chức Thứ trưởng.
Công việc đầu tiên mà Giang làm sau khi nhậm chức là chủ trì
dự toán cho một đặc khu kinh tế. Thư kí của Nguyên Tổng Bí thư Trung ương ĐCSTQ
Hồ Diệu Bang kể lại ký ức về Giang Trạch Dân, “tôi có gặp qua ông ta một lần hồi
năm 1981, tại một cuộc họp liên quan đến đặc khu kinh tế. Lúc đó Giang Trạch
Dân là một phó chủ nhiệm của Ủy ban Xuất nhập khẩu, phụ trách chủ trì cuộc họp
này. Ông ta trong hội nghị nói rất nhiều thứ sáo rỗng, ông ta không ủng hộ việc
mở cửa đối với đặc khu, nhưng cũng không dám phản đối quyết định của Hồ Diệu
Bang. Cho nên mới nói ra những câu nghe rất nhập nhằng. Điều đó làm cho chúng
tôi có cảm giác là ông ta rất quan liêu, chỉ giỏi đầu cơ.”
Có một người cán bộ quen với Giang Trạch Dân nói, “tôi cứ tưởng
đâu Giang Trạch Dân cũng giống như những người như Lý Bằng, Lâm Hán Hùng, Trâu
Gia Hoa, Diệp Chính Đại, đều là dựa vào cái danh con em cán bộ cao cấp, là dựa
vào các chiến hữu xưa cũ của cha anh mà leo lên, sau đó mới biết Giang Trạch
Dân bốn bề vây lưới, lợi dụng tất cả những mối quan hệ có thể lợi dụng được”.
Lúc đó, cuộc tranh đấu giữa phe cải cách và phe bảo thủ vẫn
còn kịch liệt, Giang Trạch Dân theo gió xuôi thuyền, lúc bên này lúc bên kia,
cũng may cho Giang là cuối cùng ông ta cũng thấy phe cải cách đang chiếm thượng
phong, thế nên rốt cuộc đã gửi gắm không sai chỗ.
Một khi đã có được địa vị nhất định thì việc leo lên cao sẽ
dễ dàng hơn. Lợi dụng quan hệ với Giang Thượng Thanh, Giang Trạch Dân nhận chức
Thứ trưởng Bộ Công nghiệp dưới quyền Trương Ái Bình một cách vô cùng thuận lợi,
sau đó lại leo lên ghế Bộ trưởng. Những người từng làm việc với Giang Trạch Dân
tại Bộ Cơ khí số 1 nói rằng, Giang công tác không có dụng tâm, chỉ giỏi đi cửa
sau với các cán bộ cấp trên. Ông ta biết lợi dụng bất cứ ai, chụp lấy bất cứ cơ
hội nào. Ông ta thường lợi dụng một lượng lớn thời gian để đi làm quen, hóng đợi
những lãnh đạo cấp Trung ương, cấp bộ. Giang Trạch Dân luôn mang theo bên người
một cuốn sổ nhỏ, lúc rảnh rỗi thì lôi ra ôn tập lại, bên trong toàn ghi chép
thông tin về những lãnh đạo “có giá trị” và sinh nhật, sở thích đám “bầu đoàn
thê tử” của họ. Ông ta còn có một cái bản lĩnh, là chơi rất thân với con em của
các cấp lãnh đạo trung ương đương kim cũng như quá cố (bao gồm cả Tăng Khánh Hồng
– người mà sau này do chính ông ta cất nhắc lên tới vị trí Tổng bí thư). Năm
1989 lần đầu tiên Giang Trạch Dân đến nhà Đặng Tiểu Bình, câu chuyện Giang
giành bưng trà rót nước cho thái tử đảng, rồi tháo giày cho Đặng Tiểu Bình vẫn
còn rộn ràng trên bàn ăn của các thái tử đảng ngày nay.
Dưới sự cất nhắc của Uông Đạo Hàm và Trương Ái Bình, tháng 3
năm 1982, Giang Trạch Dân 56 tuổi đã trở thành Bộ trưởng của Bộ Công nghiệp Điện
tử, đồng thời trở thành ủy viên Trung ương của Đại hội Trung ương lần thứ 12.
Giang Trạch Dân làm ở Bộ Công nghiệp Điện tử ít lâu, cũng
không có công lao gì, mà chỉ toàn tạo nên những tin đồn tiêu cực. Truyền thông
trong nước từng đưa tin có một lãnh đạo cấp thành phố lúc xuất ngoại công tác từng
đi xem múa thoát y và bị những người đi theo phê phán. Cũng không quá khó đoán
họ đã ám chỉ ai, nhưng Giang chẳng thèm quan tâm. Kỳ thực, Giang Trạch Dân vào
thời điểm những năm 80 từng đến Mỹ, cũng từng đến khu đèn đỏ của Las Vegas để
xem múa thoát y,… lúc trở về lại dùng công khoản để tính phí. Lúc ấy những lãnh
đạo cấp cao của ĐCSTQ không ai dám chơi bời như vậy, nhưng Giang Trạch Dân vốn
có cái lý lịch từng dan díu với mỹ nữ tình báo KGB Liên Xô, đối với việc mua
dâm ở xứ Mỹ thì cũng chỉ là “nếm chút tươi mới” mà thôi.
Sau này, trong suốt mười mấy năm cầm quyền Đảng–Chính–Quân của
Giang Trạch Dân, nền “công nghiệp mại dâm” của Trung Quốc đã vượt xa các quốc
gia tiên tiến tư bản chủ nghĩa, những tham quan ô lại tôn Giang Trạch Dân đứng
đầu ai ai cũng có người tình, cô hai, cô ba… thoắt ẩn thoắt hiện, ra nước ngoài
thưởng thức múa thoát y cũng không còn là đặc quyền của các cao quan nữa, mà khắp
nơi khắp chốn trên toàn cõi Trung Quốc đều tràn lan văn hóa “tiên tiến”. Dân
chúng Trung Quốc có câu ca dao ca ngợi về “cống hiến” này của Giang Trạch Dân
như sau: “Đàn ông không mua dâm, có lỗi với Trung ương; con gái không bán dâm,
có lỗi với Giang Trạch Dân”.
Lúc Giang Trạch Dân còn làm Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Điện tử,
dã tâm cũng đã lớn. Lần này Giang không còn đi lấy lòng những cao quan bình thường
nữa, mà là chỉ o bế cấp phó thủ tướng với những nguyên lão nắm giữ chính quyền.
Bộ Công nghiệp Điện tử hay nhập khẩu về một số sản phẩm mới từ nước ngoài, mượn
món hời này, Giang thường thường tự tay đem những tivi màu cỡ lớn cao cấp tặng
đến tận cửa các cao quan, ngoài miệng nói là để các lãnh đạo xem thử, dùng thử
để tiện chỉ đạo công việc. Trước mặt các nguyên lão lãnh đạo hạt nhân, Giang Trạch
Dân không ngừng múa may quay cuồng, thậm chí còn quỳ một chân xuống giúp lãnh đạo
chỉnh tivi.
Lúc ấy trong Bộ có vài người “ngây thơ” biểu thị sự khó hiểu,
đề nghị là những việc như vậy cử Thư ký đi là được rồi, Bộ trưởng không cần phải
chạy đi chạy về. Giang Trạch Dân lại bảo rằng “như thế tiện cho việc học tập
các tiền bối trong đảng”. Tuy rằng trong Bộ có vài người nhìn chẳng ra cái tác
phong quyết liệt đó của Giang, nhưng dây thần kinh của những lãnh đạo cấp cao
lâu ngày được nịnh bợ không có mẫn cảm như thế, nhắc đến Giang Trạch Dân, họ đều
hết lời tán dương “Người này làm việc rất chắc chắn”. Giang Trạch Dân nhờ cái kỹ
xảo ấy nên đã đặt được cơ sở để leo thêm một tầng nữa.
Nguồn: Đại Kỷ Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét