Nguồn: “Egypt nationalizes the Suez Canal”, History.com
(truy cập ngày 26/7/2016)
Vào ngày này năm 1956, cuộc Khủng hoảng Kênh đào Suez bắt đầu
khi Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser quốc hữu hóa kênh đào Suez vốn thuộc sở
hữu của người Anh và người Pháp.
Kênh đào Suez, nối liền Địa Trung Hải với Biển Đỏ xuyên qua
Ai Cập, được hoàn thành bởi các kỹ sư người Pháp vào năm 1869. Trong 87 năm sau
đó, con kênh chủ yếu thuộc quyền kiểm soát của Anh và Pháp, và châu Âu phụ thuộc
vào con kênh trong vai trò một tuyến đường vận tải biển ít tốn kém cho dầu mỏ
mua từ Trung Đông.
Sau Thế chiến II, Ai Cập thúc ép việc rút quân đội Anh ra khỏi
khu vực Kênh đào Suez, và vào tháng 7 năm 1956, Tổng thống Nasser đã quốc hữu
hóa con kênh này, hy vọng sẽ thu được phí nhằm chi trả cho việc xây dựng một
con đập khổng lồ trên sông Nile. Đáp lại, Israel đã xâm lược Ai Cập vào cuối
tháng 10 năm đó, và quân đội Anh và Pháp cũng đổ bộ vào đầu tháng 11, chiếm
đóng vùng kênh đào. Dưới áp lực của Liên Xô, Hoa Kỳ và Liên Hợp Quốc, Anh và
Pháp đã phải rút quân vào tháng 12, và các lực lượng Israel cũng rời đi vào
tháng 3 năm 1957. Trong tháng đó, Ai Cập nắm quyền kiểm soát con kênh và mở cửa
nó trở lại cho tàu thuyền thương mại.
Mười năm sau đó, Ai Cập lại đóng cửa con kênh một lần nữa
sau cộc Chiến tranh Sáu ngày và việc Israel chiếm đóng Bán đảo Sinai. Trong
vòng 8 năm sau đó, kênh đào Suez, vốn tách Sinai khỏi phần còn lại của Ai Cập,
đã trở thành chiến tuyến giữa quân đội Ai Cập và quân đội Israel. Năm 1975, Tổng
thống Ai Cập Anwar el-Sadat mở cửa Kênh đào Suez trở lại như một cử chỉ hòa
bình sau các cuộc hòa đàm với Israel. Ngày nay, trung bình khoảng 50 con tàu đi
qua con kênh mỗi ngày, mang theo hơn 300 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
Nguồn: http://nghiencuuquocte.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét