An Tôn
Các cuộc biểu tình đã diễn ra ở các thành phố chính của Việt
Nam trong ngày Chủ Nhật 1/5 khi hàng ngàn người xuống đường phản đối tình trạng
biển bị ô nhiễm làm cá chết hàng loạt ở miền trung đất nước.
Người biểu tình ở Hà Nội cầm băng rôn và biểu ngữ phản đối vụ cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung, ngày 1/5/2016.
Những người biểu tình và truyền thông xã hội nghi ngờ rằng Tập
Đoàn Formosa Plastics của Đài Loan đã xả chất thải độc hại ra biển tại Hà Tĩnh,
đồng thời chỉ trích chính phủ về sự chậm trễ trong việc điều tra và công bố
nguyên nhân của tình trạng cá chết dọc theo 200 kilomet bờ biển miền trung Việt
Nam.
Hầu hết các cuộc biểu tình tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng và một số tỉnh miền trung đã diễn ra ôn hòa. Cũng trên truyền
thông xã hội, cuối ngày 1/5 đã xuất hiện nhiều bức ảnh cho thấy có ít nhất một
người đàn ông và một phụ nữ bị hành hung ở thành phố Hồ Chí Minh.
Báo chí do nhà nước kiểm soát ở Việt Nam không có bất cứ tin
tức gì về các cuộc biểu tình. Trong khi đó, bản tin thời sự lúc 8 giờ tối ngày
1/5 của đài truyền hình Việt Nam, VTV, phát đi thông tin 2 người hoạt động nhân
quyền là Trương Minh Tâm và Chu Mạnh Sơn bị bắt giữ khi đi về các tỉnh bị thiệt
hại vì đợt cá chết để tìm hiểu thông tin.
VTV nói ông Tâm là thành viên của phong trào Con đường Việt
Nam và ông Chu Mạnh Sơn có liên hệ với Việt Tân, một tổ chức mà lâu nay nhà nước
Việt Nam vẫn gọi là “thù địch” và “khủng bố”. Đảng Việt Tân, có bản doanh ở Mỹ,
đã nhiều lần bác bỏ tố cáo của chính quyền Hà Nội.
Đài VTV dẫn lời cơ quan an ninh cáo buộc 2 người hoạt động
nhân quyền này nhận tiền của các tổ chức nước ngoài đến những nơi thiệt hại để
ghi hình nhằm phát tán trên các trang mạng để kích động người dân.
Bình luận về sự im hơi lặng tiếng của truyền thông nhà nước
Việt Nam đối với các cuộc biểu tình hôm 1/5, ông Trịnh Hữu Long, một nhà hoạt động
nhân quyền hiện đang sống ở Manila, Philippines, nói:
“Không những cuộc biểu tình ngày hôm qua của dân ở Hà Nội,
Sài Gòn, Đà Nẵng,Vũng Tàu không được báo chí Việt Nam đưa tin, mà thậm chí các
cuộc biểu tình của bà con ngư dân ở các vùng bị ảnh hưởng cũng không được báo
chí Việt Nam đưa tin nốt, thì tôi nghĩ rằng đây là một thiếu sót của báo chí
trong nước. Điều đó không gì khác là có chỉ thị từ Ban Tuyên giáo xuống là
không được đưa tin. Có một cái định hướng nào đó. Điều này tôi biết chắc vì có
nhà báo ở trong nước thông báo cho tôi. Và báo chí trong nước chắc chắn là
không được đưa cái tin đó”.
Lực lượng an ninh ngăn chặn người biểu tình tại Hà Nội, ngày
1/5/2016.
Từ góc độ của một cựu nhà báo cũng như là người theo dõi sát
các diễn biến chính trị, xã hội ở Việt Nam trong những năm qua, nhà hoạt động
Trịnh Hữu Long nhận xét chính quyền Việt Nam đã lúng túng trong việc xử lý cuộc
khủng hoảng môi trường biển hiện nay. Ông Long cho rằng trong tình hình Việt
Nam vừa có chính phủ mới, nhân sự cấp cao mới nên chính quyền đã chọn “phương
án an toàn”. Ông Long nói:
“Trong mọi tình huống mà chính quyền lúng túng không biết xử
lý như thế nào, không biết làm gì thì họ sẽ lựa chọn phương án an toàn là
phương án mà lâu nay họ vẫn dùng là kiểm soát thông tin. Và thông qua kiểm soát
thông tin thì họ một kiểm soát lại toàn bộ xã hội, đưa xã hội về guồng quay
bình thường của nó”.
Nhà hoạt động Trịnh Hữu Long nhận định rằng chính quyền hiện
nay đã rút ra bài học từ những cuộc biểu tình do phẫn nộ về chủ quyền biển hồi
giữa năm 2014 đã dẫn đến bạo loạn. Ông nói:
“Trong thời điểm năm 2014, khi thông tin về giàn khoan 981
được báo chí trong nước đưa tin rất nhiều đã biến thành biểu tình rầm rộ ở khắp
cả nước và chắc chắn là chính quyền không muốn xảy ra nữa”.
Người biểu tình xuống
đường với biểu ngữ "Chúng tôi yêu biển, cá và tôm. Formosa hãy cút khỏi Việt
Nam" trong cuộc biểu tình phản đối vụ cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền
Trung, ngày 1/5/2016.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét