Thiên Điểu
Các cuộc biểu tình ôn hòa nếu vẫn tiếp tục xảy ra sẽ đặt Đảng CSVN vào tình thế đúng trước bài toán nan giải: Tiếp tục đàn áp thì không còn bất cứ phương án nào cứu vãn, cuộc bầu cử sẽ thất bại hoàn toàn.
Hai
người thuộc một đơn vị không phải là thành phần của bộ máy công quyền
có thể ngang nhiên dùng vũ lực trấn áp và bắt người công khai, trong khi
đó là hành vi vi phạm luật pháp nghiêm trọng, và có thể bị khởi tố và
truy tố về hình sự. Phải chăng họ được bảo đảm và bảo kê khi thực hiện
hành vi này?
Đàn áp biểu tình - Đẩy người dân khỏi vai trò quan hệ chính trị xã hội
Đúng
như dự đoán của một số người, diễn biến cuộc biểu tình ôn hòa ngày 8/5
tiếp sau ngày chủ nhật 1/5 trước đó đã gặp phải sự trấn áp dữ dội từ lực
lượng an ninh Việt Nam. Mặc dù truyền thông chính thống dưới sự quản lý
của chế độ nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Ban Tuyên giáo và Bộ Chính
trị, im hơi lặng tiếng tuyệt đối (!), nhưng trên mạng xã hội và báo chí
nước ngoài đã tràn ngập thông tin và những bình luận hoàn toàn bất lợi
cho bộ máy chính quyền mới lên còn chưa yên chỗ.
Nỗi
lo sợ về những biến động có thể xảy ra trong kỳ bầu cử Quốc hội sắp tới
- một công việc mà ít nhiều có thể gây ảnh hưởng tiêu cực cho các lãnh
đạo vừa được Đảng CSVN dựng lên – đã khiến cả Trung ương Đảng và bộ máy
tham mưu chính trị đúng đầu là Ban Tuyên giáo lâm vào thế lúng túng, sợ
hãi một cách thái quá. Lựa chọn đàn áp để thể hiện sức mạnh đối với cuộc
biểu tình ngày 8/5 không những không đạt được mục tiêu ngăn ngưới dân
biểu thị chính kiến mà trái lại vô tình thổi bùng lên một làn sóng nhận
thức mới hoàn toàn vào một số lượng lớn những người lâu nay vẫn trong
trạng thái thờ ơ với đời sống chính trị, lưỡng lự vì nhiều lý do khác
nhau.
Cuộc biểu tình ngày 8/5 thuần túy là biểu
thị bức xúc trước vấn đề ô nhiễm môi trường, yêu cầu một sự minh bạch
cho tác hại ghê gớm mà người dân phải gánh chịu trực tiếp. Nếu khôn
ngoan, Đảng CSVN phải xem đó như một vấn đề bình thường và chọn cách
giải quyết ôn hòa thì tốt hơn là ngả theo các đánh giá, suy diễn cực
đoan, đẩy vấn đề không còn nằm trong phạm vi nhỏ hẹp là ý đồ bưng bít
cho Formosa hay đối tượng chịu trách nhiệm trong vụ môi trường biển bị
đầu độc mà các phát ngôn của quan chức lẫn truyền thông có định hướng
đang thể hiện.
Đẩy câu hỏi “Chính quyền đang đại diện cho điều gì?” phơi bày một cách rõ ràng hơn bao giờ hết.
Nguy cơ sụp đổ đã rõ ràng
Ở khía cạnh quan hệ chính trị giữa chế độ và người dân, nó phơi bày ra bản chất đời sống chính trị mà Đảng CSVN muốn có là lợi
dụng danh nghĩa đại diện cho nhân dân để nắm giữ quyền lực nhưng lại
đẩy người dân ra khỏi mọi vai trò tham gia các vấn đề về xã hội và quyền
cơ bản tối thiểu. Chính nhận thức này sẽ khiến người dân cắt nốt
những ý tưởng tìm kiếm cơ hội xây dựng cùng với bộ máy của chế độ. Tẩy
chay hoạt động bầu cử dù vẫn hiểu nó chỉ là chiêu trò nhằm “hợp thức
hóa” các vị trí lãnh đạo đã dựng lên, thông điệp lừa mị “những lãnh đạo
không qua được kỳ bầu cử Quốc hội sẽ rời chức vụ” thực chất nhằm lợi
dụng kỳ bầu cử sắp tới để thao túng rồi “hợp pháp hóa” với Hiến pháp.
Người dân vốn đã mất nốt lòng tin vào Đảng CSVN khi bộ máy tân nhiệm -
nếu căn cứ vào Hiến pháp thì đây là bộ máy vi hiến - được sinh ra trước
cuộc bầu cử địa phương và bầu cử Quốc hội. Nay trước hành động đàn áp
nặng tay của chính quyền thì chuyển sang khinh bỉ, thù nghịch vì mất nốt
cái khái niệm mơ hồ “hi vọng sẽ khác”.
Ý đồ
“hợp thức” bộ máy vốn đã vi hiến qua bầu cử, nay với những gì phơi bày
qua vụ đàn áp biểu tình vừa qua, nếu một cuộc tẩy chay mạnh mẽ trong dân
chúng xảy ra sẽ tiêu tan luôn cả tính chính danh của chế độ và sự tồn
tại áp đặt của Đảng cộng sản trong đời sống chính trị Việt Nam bấy lâu
nay. Điều náy không có gì phải bàn cãi vì Đảng CSVN khó mà tìm được giải pháp thay thế khi vấn đề đã đi quá xa, quá rõ rệt.
Trong tình thế như vậy, một dự đoán tương lai gần về đời sống chính trị Việt Nam sẽ ra sao?
Như
trên đã nói: Nếu một cuộc tẩy chay bầu cử được thúc đẩy rộng rãi, toàn
bộ ý nghĩa chính danh – dù là áp đặt - của Đảng CSVN lẫn bộ máy tân
nhiệm sẽ sụp đổ. Các cuộc biểu tình ôn hòa nếu vẫn tiếp tục xảy ra sẽ
đặt Đảng CSVN vào tình thế đúng trước bài toán nan giải: Tiếp tục đàn áp
thì không còn bất cứ phương án nào cứu vãn, cuộc bầu cử sẽ thất bại
hoàn toàn. Thay đổi chiến thuật, nhằm xoa dịu cho qua cuộc bầu cử đã cận
kề thì chắc chắn sẽ vấp phải phản ứng của phe cực đoan trong nội bộ -
thành phần chủ trương đàn áp vì ảo tưởng vẫn còn đủ sức mạnh hoặc lợi
dụng thái độ của người dân để mưu đồ riêng.
Công
bố đối tượng phải chịu trách nhiệm trong vụ biển nhiễm độc và trì hoãn
siêu dự án Sông Hồng dù có tác dụng nhất định nhưng không thể đủ sức níu
giữ sự “yên bình” trong bối cảnh hiện tại.
Khả
năng TW Đảng và Bộ Chính trị TW Đảng tiếp tục vận dụng những nước cờ
ngược như kỳ Đại hội 12 để loại bỏ nốt những thành phần có mưu đồ riêng,
có thể xảy ra vì nó là nước đi duy nhất có thể giúp Đảng CSVN vẫn giữ
được bộ máy và vai trò lãnh đạo trong một thời gian. Nhưng với nước đi
này, buộc Đảng CSVN lại phải có thêm những bước đi cụ thể để đưa người
dân trở lại vị trí giữ vai trò nhất định trong đời sống chính trị, xã
hội. Cụ thể là Luật biểu tình, quyền bầu cử tự do và một số quyền khác
mà lâu nay vẫn trì hoãn hoặc lờ đi. Nó cũng đồng nghĩa với việc Đảng
CSVN phải chấp nhận tiếp tục “thay máu” trong trạng thái cơ thể còn yếu
ớt. Niềm tin duy nhất cho Đàng CSVN là “thay máu lành mạnh” để tìm cơ
hội hồi phục.
Cuộc biểu tình vào chủ nhật tới
đang được tiếp tục được kêu gọi. Nếu xảy ra, các động thái của bộ máy
chính quyền sẽ xác tín cho kịch bản chính trị Việt Nam một cách rõ ràng.
T.Đ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét