Trần Tiến Dũng
Trong hai ngày chủ nhật đầu tháng 5, Sài Gòn, Hà Nội và nhiều
tỉnh thành Việt Nam đã xuống đường vì cá, vì biển. Có thể nói đây là một trong
những lần xuống đường qui mô lớn nhất sau năm 1975, ngày chế độ chuyên chế áp đặt
trên cả nước.
Bức ảnh bà Hoàng Mỹ Nguyên đi biểu tình bị đánh dã man lan
truyền nhanh kỷ lục trên mạng xã hội facebook. (Hình: Facebook)
Từ các đợt biểu tình chống Trung Quốc đến xuống đường vì môi
trường sống còn của cả dân tộc, hành trình ý thức của người Việt, nhất là của
thế hệ trẻ đã mở cửa lớn đi vào đại lộ đấu tranh vì quyền con người, bất chấp sự
xâm đoạt hoặc đánh tráo ý thức của chế độ.
Đồng thời, dư luận cũng chứng kiến qui mô chưa từng có khi
chế độ huy động các công cụ chuyên chế đàn áp. Hình ảnh các công dân xuống đường
bất bạo động hứng chịu các hành động bạo lực đã làm xúc động dư luận.
Các cuộc tranh luận trên mạng xã hội mấy ngày qua về trường
hợp bà Hoàng Mỹ Quyên Và bé Saphia bị thương tích cả thể xác và tinh thần bởi sự
hung hãn của lực lượng đàn áp.
Tất nhiên luôn có hai luồng dư luận đối lập nhau quanh chuyện
này, rằng nên hay không nên đưa trẻ con xuống đường cùng bố mẹ. Nhưng dù quan
điểm của ai đó nhân danh sự an toàn trẻ em thì cũng không thể, không bao giờ có
thể làm mờ được hình ảnh chính nghĩa thuộc về hai mẹ con và cộng đồng xuống đường
vì sự sống của biển Việt và người Việt hôm nay và mai sau.
Chính nghĩa! Có một thời kỳ lịch sử, dù không minh bạch, người
cộng sản đã dùng ngọn cờ đó để thực hiện việc nắm chính quyền. Nay các cuộc biểu
tình chống Trung Quốc xâm chiếm biển Đông và nhất là hai cuộc biểu tình vì môi
trường môi sinh tồn vong của dân tộc, đã đặt người cộng sản vào thế chọn lựa
chính nghĩa hay quyền lực cai trị chuyên chế phi nghĩa.
Hai cuộc biểu tình vừa qua có phải là thông điệp chính nghĩa
của nhân dân hay không? Câu trả lời đơn giản từ công dân ý thức là: Tiền nhân để
lại cho dân tộc hôm nay cả một biển trời bao la tinh sạch, và bao đời cá là nguồn
thực phẩm chính duy trì sự sống.
Vậy thì xuống đường bảo vệ cá sạch cho từng mâm cơm Việt hôm
nay và mai sau không chỉ là chân lý mà còn vì sự sống còn của từng người Việt,
kể cả người sẽ sinh ra vào ngày mai.
Nếu lập luận biểu tình là gây rối trật tự làm mất ổn định...
thì liệu biển, cá và các nguồn kiếm sống từ biển đang nhiểm độc trơ trơ kia không
phải đã cho thấy làm gì còn trật tự nào, ổn định nào khi cả dân tộc mất an toàn
ngay trong từng bữa cơm.
Hàng triệu gia đình Việt, hàng ngày quanh mâm cơm dù thiếu
cá ăn hay có cá ăn nhưng lúc nào cũng hoang mang lo sợ cá nhiễm độc, vậy thì họ
bị buộc phải chọn cam chịu bị đầu độc dần mòn cho đến khi mang trọng bệnh tức
thì hoặc về lâu về dài. Họ không chấp nhận điều đó, họ chọn phải vượt qua nỗi
hãi bạo lực chuyên chế để xuống đường bảo vệ nguồn sống.
Người biểu tình sáng 8 Tháng Năm, 2016 tại Sài Gòn. (Hình:
Facebook Lộc Phạm)
Đâu có sức mạnh nào, bạo lực nào ngăn được sự đấu tranh vì
chính nghĩa tồn vong của dân tộc. Hẳn người cộng sản lớp trước hiểu hơn ai hết
điều đó nhưng những người cộng sản đang cai trị hôm nay thì không. Vì sao chỉ
dùng dùi cui và hơi cay thay cho đối thoại ôn hoà minh bạch.
Không một ai trong chóp bu quyền lực cai trị chọn đối thoại
ôn hoà với người dân! Sợ chăng? Sợ gì? Phải chăng là sợ mình không còn chính
nghĩa hay chính giới cầm quyền để tuột mất hoặc vứt bỏ vì lợi quyền cai trị.
Thật thần kỳ chỉ qua mỗi một sự kiện cá chết ở biển miền
Trung người xuống đường đã bước qua khỏi ranh giới sợ hãi, cầu an.
Điều rõ ràng là các công dân biểu tình ôn hoà, sự ôn hoà của
họ có thể nói là minh bạch như ở các quốc gia văn minh khác.
Nhìn hình ảnh người biểu tình trợ giúp cho một cá nhân trong
lực lượng trấn áp bị dính hơi cay là đủ biết người xuống đường luôn ý thức
chính nghĩa thuộc về họ.
Tấm gương sáng ngời ôn hoà và rộng lòng cảm hoá đó không bắt
nguồn từ động lực nào khác mà tất cả là từ ý thức yêu nước yêu đồng bào.
" Ơn trời tôi đã bị bắt...! Đó là câu thốt lên mạnh mẻ
nhất từ một nữ nhà báo, cựu biên tập viên báo 'Phụ Nữ TP.HCM' trong cuộc xuống
đường 8 tháng 5.
Câu nói đó đã cho thấy đỉnh cao ý thức ôn hoà của một người
tiêu biểu và cho cả thế hệ mới, những công dân đã bỏ lại phía sau sự sợ hãi và
đang nắm giữ chính nghĩa.
Qua hai cuộc xuống đường vì sự sống của biển, vì môi trường
sinh tồn của dân tộc. "Hôm nay. Ơn trời, tôi đã bị bắt" là động lực sẵn
sàng đối diện với bạo lực trấn áp, sẳn sàng để bị bắt. Với hùng lực ý thức đó của
hàng triệu người yêu nước, ngày mai, nhà tù nào của chế độ có thể nhốt được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét