Diệu Lan
Một cái nhìn khác rất có lý. Thực ra, ông ấy đã kín đáo và khéo léo công bố một nghi phạm để các nhà chức trách VN hướng tới. Tiếc rằng họ đã bỏ qua. Sau này hy vọng ông ấy có thể là một nhân chứng quan trọng nếu người ta thật tâm muốn làm rõ thủ phạm thực sự. Xin được share bài báo sau đây của Diệu Lan để tham khảo.
Phát
biểu: “Chọn tôm cá hay chọn nhà máy thép” của ông Chu Xuân Phàm, nguyên
Trưởng Văn phòng đại diện Formosa tại Hà Nội đã khiến dư luận dậy sóng.
Bởi nhiều người coi đó là một lời tuyên bố mang tính thách thức công
luận Việt Nam. Nhưng cá nhân tôi lại cho rằng đây là một hành động quý
giá của ông Phàm.
Tại sao vậy?
Trước
hết vì ông ấy đã nói thật, rất thật. Tuy đến nay Bộ Tài nguyên &
Môi trường vẫn khẳng định chưa tìm thấy bằng chứng chứng minh sự liên
quan giữa Formosa và việc cá chết hàng loạt ở miền Trung, nhưng khó có
thể nói rằng sự hoạt động của Formosa hoàn toàn không tạo ra bất kì tác
động tiêu cực nào đến môi trường. Nhất là khi, tập đoàn này đã có không
ít “tiền sự” về việc gây ảnh hưởng xấu đến môi trường ở các quốc gia
khác trên thế giới.
Thật ra, các hoạt động sản
xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp thường đi liền với những hệ
lụy về môi trường. Đấy là điều khó tránh khỏi, ở bất kì đất nước nào,
ngay cả khi chúng ta thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về quản lý hay
xử lý chất thải, rác thải. Đó cũng chính là mặt trái của quá trình phát
triển. Luôn phải có những sự đánh đổi nhất định để đạt được mục tiêu về
kinh tế. Vấn đề nằm ở chỗ sự đánh đổi này phải mang tính hợp lý, hài
hòa. Không thể vì kinh tế mà bỏ qua tác động đến môi trường.
Tôi
cho rằng phát biểu của ông Phàm giống như 1 lời cảnh tỉnh đối với các
nhà quản lý. Lâu nay chúng ta vẫn dành quá nhiều sự ưu ái cho các doanh
nghiệp FDI (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Các doanh nghiệp này
được trải thảm đỏ với nhiều ưu đãi khi đầu tư vào Việt Nam. Thậm chí,
việc thu hút các doanh nghiệp FDI còn gần như đã trở thành cuộc đua khốc
liệt giữa các tỉnh thành. Nhưng theo tôi có lẽ đã đến lúc phải nhìn lại
điều này.
Trước hết phải thừa nhận rằng chủ
trương thu hút vốn FDI là đúng đắn. Nguồn vốn từ nước ngoài không những
tạo ra một động lực lớn cho quá trình tăng trưởng, mà còn tạo ra nhiều
công ăn việc làm cho lao động trong nước. Nhưng như vậy, không nghĩa
chúng ta thu hút FDI bằng mọi giá.
Không thể có
chuyện đánh đổi môi trường sống lấy sự tăng trưởng. Chúng ta hoàn toàn
có quyền lựa chọn những nhà đầu tư vào lĩnh vực mang tính công nghệ cao,
thân thiện với môi trường, thay cho những ngành nghề có nguy cơ gây ô
nhiễm cao. Việc thắt chặt “tuyển sinh FDI” ban đầu có thể làm giảm tốc
độ tăng trưởng hoặc ít nhiều làm giảm thu ngân sách. Nhưng những khó
khăn về ngân sách ấy có thể khắc phục bằng việc tiết kiệm các khoản chi.
Thay vì lãng phí, sử dụng ngân sách vô tội vạ để rồi taọ ra áp lực tăng
thu bằng mọi giá, có thể tiêu ít đi, mà đảm bảo sự phát triển bền vững.
Cũng chẳng thể chạy theo tăng trưởng mà phải đánh đổi cả môi trường
sống, thứ gần như không thể phục hồi.
Trong các
bài toán kinh doanh, người ta luôn phải cân nhắc đến chi phí cơ hội. Tôi
nghĩ rằng vì lợi nhuận trong ngắn hạn mà đánh đổi yếu tố dài hạn như
môi trường là không đáng. Không thể vì nghèo mà chấp nhận biến thành
điểm trú ẩn của những công nghệ lạc hậu hay các ngành nghề bị các quốc
gia khác “hắt hủi”.
Trong bối cảnh người ta
thường xuyên ve vuốt nhau bằng những báo cáo được tô hồng, với những số
liệu đẹp như mơ, thì có lẽ những lời nói thật đến tàn nhẫn của ông Phàm
sẽ giá trị cho tương lai của đất nước này.
Ngay
cả cách ông Phàm hành xử cũng đáng để chúng ta phải suy ngẫm. Sau hành
động gây ảnh hưởng đến Formosa của mình, ông này đã lập tức lên tiếng
xin lỗi, nhận trách nhiệm. Thậm chí, ngay cả khi đã mất việc, thì theo
báo chí, ông Phàm vẫn tâm tư rằng “đã chuẩn bị sẵn tâm lý chấp nhận mọi
hậu quả, miễn là người dân Việt Nam không búc xúc và không ảnh hưởng tới
tập đoàn nữa”. Điều này cho thấy chí ít ông Phàm cũng là một người
trách nhiệm và tận tâm với công việc (ở đây là Formosa), ngay cả khi đã
bị chối bỏ. Tôi nghĩ rằng không phải người Việt Nam nào, kể cả những
người có trọng trách nhất định cũng có được thái độ làm việc trân quý
như thế. Nếu tất cả chúng ta đều có được tinh thần tuyệt vời ấy trong
công việc thì chắc chắn đã chẳng còn tình trạng tương tự như Hà Tĩnh,
phải trông chờ vào một doanh nghiệp FDI khủng như Formosa để tạo ra một
cuộc lột xác trong thu ngân sách.
Vì thế, sau tất cả, thật tâm xin cám ơn ông Chu Xuân Phàm, dù sao thì ông đã cho chúng tôi những bài học đắt giá...
30/04/2016
D.L.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét