Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đợi
Tổng thống Ai Cập ở văn phòng Trung ương Đảng ở Hà Nội hôm 6/9/2017. AFP
Nhiều bạn đọc thắc mắc tại sao kết
thúc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 6 - Khóa
12 (Hội nghị TW6 - Khóa 12), nhưng không thấy tôi viết bài đánh giá kết quả của
hội nghị trung ương lần này?
Thực ra trong loạt bài viết trước
khi Hội nghị TW6 diễn ra khoảng 2 tuần: "Tại sao khó có thể truy tố được
ông Đinh La Thăng?"(http://bit.ly/2zxXbgG); "Tương lai đầy bất ổn của
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong Hội Nghị TW 6?"
(http://bit.ly/2hMFwK0); "Đức đình chỉ đối tác chiến lược: Liệu Tổng Bí
thư có để cho Thủ tướng Phúc ngồi yên?" (http://bit.ly/2xNXBCc) hay
"Tại sao Hội nghị Trung ương 6 sẽ không có những xáo trộn đặc biệt?"
(http://bit.ly/2zw8ENx). Tại thời điểm đó tôi đã có những nhận định tương đối đầy
đủ và diễn biến của Hội nghị TW6. Trên thực tế, các diễn biến của Hội nghị TW6
đã diễn ra không khác với những đánh giá phân tích đó.
Song kết quả của Hội nghị TW6 lần
này khác với những dự đoán của nhiều người khi cho rằng, đây sẽ là một hội nghị
sẽ chứa đựng rất nhiều kịch tính và được dự báo sẽ có rất nhiều bất ngờ. Và chắc
chắn kết quả sẽ khác xa với Hội nghị TW6 - Khóa 11 năm 2012, khi Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng phải gạt nước mắt khi không kỷ luật được đồng chí X.
Cận ngày khai mạc Hội nghị TW6,
dư luận nóng lên khi vụ án Trịnh Xuân Thanh, Phạm Công Danh, Hà Văn Thắm và
Nguyễn Xuân Sơn, thực chất mới chỉ là một Ngân Hàng Đại Dương OceanBank kết
thúc phiên sơ thẩm với 2 bản án khắc nghiệt, một tử hình, một chung thân. Chính
vì thế người ta cứ đồn đoán rằng, tại hội nghị trung ương lần này, ông Đinh La
Thăng sẽ bị truất chức Ủy viên TW Đảng, thậm chí bị khai trừ khỏi đảng để dọn
đường cho việc khởi tố bắt giam. Rồi người ta còn tưởng tượng ra rằng, sau việc
xử lý Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Anh người sẽ bị lột chức tiếp theo sẽ là Bí
thư thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải. Thậm chí là cả cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng cũng khó lòng thoát v.v...
Cho dù các chuyến đi con thoi,
các cuộc tiếp xúc giữa quan chức Việt Trung trong thời gian trước Hội nghị TW6
đã tăng lên ở mức dày đặc bất thường. Đó là các chuyến đến Việt Nam của ông Lưu
Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng
sản Trung Quốc, trong chuyến công du hai ngày từ 18 đến 21/09. Cũng như việc
“giao lưu quốc phòng biên giới Việt Nam – Trung Quốc” lần thứ tư từng bị hủy bỏ
hồi tháng 6/2017 do quan hệ giữa hai nước đột ngột căng thẳng đã được khởi động
lại và diễn ra tại tỉnh Lai Châu của Việt Nam và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc cuối
tháng 9/2017. Tất cả đều là những động thái Bắc Kinh gây sức ép lên Hội nghị
Trung ương 6 theo yêu cầu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Nếu những ai tinh ý sẽ thấy, việc
Hội nghị TW6 lần này, đã khai mạc ngày 4/10/2017 sớm hơn dự kiến sẽ là trung tuần
tháng 10/2017, điều này đã cho thấy áp lực từ các phe phái trong đảng lên Ban tổ
chức Hội nghị hết sức lớn. Có nghĩa là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn
không hề làm chủ cuộc chơi, hay không có đối thủ như người ta nghĩ.
Điều đó cũng có nghĩa là các nội
dung cơ bản của Hội nghị TW6 sẽ không thể đề cập được các vấn đề không thể có lời
giải. Đó là vấn đề nhất thể hóa 2 chức danh: Chủ tịch và Bí thư ở các cấp từ
trung ương tới địa phương, là một nội dung trọng tâm được đặt ra cho Hội nghị
TW6 lần này. Vì rất đơn giản, nếu tiến hành nhất thể hóa tại thời điểm này giả
sử ông Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước thì ông Trần Đại Quang đi đâu? Tương
tự, Hoặc nếu ông Trần Đại Quang làm Tổng Bí thư Đảng thì ông Nguyễn Phú Trọng
sẽ vứt đi đâu? Đây là một vấn đề sẽ không bao giờ có lời giải trong chế độ vua
tập thể như hiện nay ở Việt Nam, vì giải pháp "win, win cùng thắng" sẽ
nhận được sự ủng hộ của đa số.
Chính vì lý do đó, theo kế hoạch
định trước, mục tiêu trọng tâm của hội nghị TW6 lần này là vấn đề Nhất thể hoá,
đã bị bỏ ra ngoài và thay vào đó là việc tinh giản bộ máy. Đây là một vấn đề mà
ai cũng biết trước nó sẽ chẳng đi đến đâu, một kiểu ném đá ao bèo để lấp chỗ trống
cho cả nghĩa trắng và nghĩa đen.
Vấn đề Nhất thể hoá, cụ thể là nhất
thể hoá các chức danh của hệ thống đảng với các chức danh bên chính quyền là vấn
đề không hề mới. Đây là một bản sao từ Trung Quốc, đã được ban lãnh đạo Việt
Nam đề cập từ thời ông Nguyễn Tấn Dũng còn đương chức. Với chương trình thí điểm
nhất thể hoá được thực hiện tại Quảng Ninh bởi ông Phạm Minh Chính từ sau Đaị hội
đảng lần thứ 11 (2011). Điều này đã từng bị Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đó
kiên quyết chống, với lý do để một người nắm quyền lực tuyệt đối (ám chỉ ông
Nguyễn Tấn Dũng) sẽ không kiểm soát được quyền lực.
Tuy vậy, ngay sau Đại hội 12, khi
loại được ông Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi cuộc chơi thì ông Trọng đã lập tức nghĩ
ngay đến việc này, với mục đích để thỏa mãn "tham vọng quyền lực" của
ông ta. Song Tổng Bí thư Trọng đã quên một điều rằng, trong lúc quyền lực của Bộ
Chính trị thuộc về vua tập thể, đã buộc phải chia nhỏ cho nhiều người, và trách
nhiệm là của cả tập thể Bộ Chính trị. Nghĩa là, không ai được quyền quyết định
một mình, đương nhiên là cũng không ai có thể bị buộc chịu trách nhiệm cá nhân.
Chính vì thế tham vọng cho vấn đề Nhất thể hoá là điều không thể và cũng có
nghĩa rằng chính trường Việt Nam chưa có cá nhân nào làm chủ cuộc chơi. Kể cả
ông Nguyễn Phú Trọng, chứ đừng nói tới việc ông Trọng không có đối thủ chính trị.
Đó chính là lý do Hội nghị Trung
ương 6 đã kết thúc không kèn, không trống, với nội dung nhạt nhẽo. Với phát biểu
của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong diễn văn Bế mạc, điều đã gây ra nhiều thắc
mắc khi ông Trọng khuyến nghị không chỉ các đồng chí chưa bị lộ rằng, "Từ
nay trở đi, bất cứ trường hợp nào mà vi phạm kỷ luật, chúng ta phải xử lý
nghiêm, làm nghiêm từ trên xuống dưới để giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, để
lấy lại và cùng cố lòng tin và tình thương yêu, quý trọng của nhân dân..."
đã cho thấy điều đó. Như đánh giá của Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ
nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam khi nói với BBC rằng, "Bài
diễn văn đó cũng là một cách để khái quát hóa lại [Hội nghị], nhưng có một chữ
mà tôi nghe tôi không hiểu chữ đó được hiểu như thế nào, tức là từ đây trở đi,
những sai phạm thì phải xử lý. Từ đây trở đi là được hiểu thế nào? Tức là những
sai phạm mới à? Từ đây trở đi, còn những sai phạm vừa qua, các ngày vừa qua thì
thế nào?"
Các đại biểu dự Hội nghị TW6 đều
có chung một nhận xét rằng, chưa có lần Hội nghị trung ương nào diễn ra một
cách tẻ nhạt, đơn điệu và chắp vá như kỳ Hội nghị TW6 lần này. Có nghĩa là Hội
nghị TW6 đã thất bại và các mục tiêu của ông Trọng cùng bộ tham mưu của ông ta
đã phá sản.
Thất bại của Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 6, lại là thành công của Chủ tịch Nước Trần Đại
Quang và các tướng lĩnh Quân đội phe chủ chiến, mà người đứng đầu là Thượng tướng
Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ
Quốc phòng. (Vấn đề này sẽ được đề cập trong bài sau). Nếu ai không tin hoặc
chưa tin điều này thì hãy đọc bản tin mới nhất của VOV cách đây vài giờ đồng hồ
có tựa đề "Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm, làm việc với Bộ Quốc
phòng" (http://bit.ly/2zggREF).
Theo đó, "Sáng 17/10, Chủ tịch
nước Trần Đại Quang đã đến thăm, làm việc với Bộ Quốc phòng tại Trung tâm Huấn
luyện Miếu Môn, Hà Nội.". Song quan trọng hơn, buổi làm việc này không có
sự góp mặt của Đại tướng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và Chủ tịch nước
Trần Đại Quang đã mặc đồ lính chiến xuất hiện tại Miếu môn khu vực xã Đồng tâm,
một điểm nóng chính trị tại Việt Nam trong những ngày này. Giữa lúc có nhiều đồn
đoán xung quanh vấn đề sức mạnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hiện nay là
hoàn toàn dựa vào Trung Quốc và sức khỏe của Chủ tịch nước Trần Đại Quang có vấn
đề.
Đây cũng chính là câu trả lời đầy
đủ và hoàn chỉnh nhất cho câu hỏi "Tại thời điểm này, Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng có đối thủ chính trị hay không?"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét