Ông Nguyễn Phú Trọng.
“Nhất thể hóa bộ máy và chức danh
giữa Đảng và Nhà nước” đang ngày càng trở thành thời cơ bất ngờ sáng rỡ dành
cho những quan chức nào đó, nhưng cũng biến thành nỗi nguy hiểm “kề dao vào cổ”
đối với nhiều quan chức khác, nhất là số đầu tỉnh thành.
Hội nghị trung ương 6 “cơm áo gạo
tiền” và “nhất thể hóa” vào đầu tháng 10/2017!
“Nhất thể hóa”: Một người làm việc
bằng hai (!?)
Sau đề án “tinh gọn các đơn vị sự
nghiệp công lập” đúng nghĩa cắt gọt biên chế, đến lượt “tinh gọn bộ máy các cơ
quan đảng và chính quyền” không chỉ biên chế mà cả “công tác nhân sự”. Sau một
số thông tin mang tính nghị quyết và “quyết tâm”, bắt đầu lộ ra những tin tức cụ
thể hơn về giải pháp chi tiết để tinh gọn bộ máy chính trị. Đầu tiên là cựu tổng
bí thư Lê Khả Phiêu “tái xuất” trên mặt công luận với tinh thần ủng hộ hoàn
toàn công cuộc “chống tham nhũng” của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng thời
tiết lộ về khả năng “dẹp” ba ban chỉ đạo thiên về chính trị nhưng bị người đời
xem là “ăn hại” là Ban chỉ đạo Tây Bắc, Ban chỉ đạo Tây Nguyên và Ban chỉ đạo
Tây Nam Bộ.
Tiếp đến là sự xuất hiện của một
số quan chức mà có thể đã tham gia vào bộ khung soạn thảo đề án tinh gọn bộ máy
chính trị như Nguyễn Thế Kỷ - cựu phó trưởng ban tuyên giáo và hiện thời là Tổng
giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Nguyễn Quốc Dũng - Ủy viên Hội đồng lý
luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV, Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh…
Những quan chức trên đã “định hướng”
một số giải pháp như: phải sắp xếp lại theo hướng sáp nhập những bộ phận có
cùng chức năng lại với nhau. Ví dụ như Ủy ban Kiểm tra Trung ương có thể sáp nhập
với Thanh tra Chính phủ; Ban Tổ chức Trung ương có thể nhập với Bộ Nội vụ; Bộ Kế
hoạch Đầu tư có thể gắn với Bộ Tài chính. Hay các đảng ủy khối từ trung ương đến
tỉnh, thành, các đảng ủy khối doanh nghiệp, khối cơ quan, khối Dân chính đảng,
Đảng ủy khối doanh nhiệp tư nhân cũng là tầng nấc trung gian, nếu không có tổ
chức này, hoạt động của Đảng vẫn tồn tại và phát triển. Hoặc Bí thư giữ chức Chủ
tịch một địa phương; người đứng đầu một đơn vị của Nhà nước phải là Bí thư Đảng
ủy của cơ quan ấy. Nhất thể hóa như vậy, một người làm việc của hai người, quyền
lực sẽ tập trung hơn và sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước…
Cuối cùng là sau Hội nghị trung
ương 6 vào tháng 10/2017, Bộ Chính trị của Tổng bí thư Trọng chính thức phát
hành nghị quyết về “nhất thể hóa”.
Có thể cho rằng đây là lần đầu
tiên đảng CSVN dự kiến và có thể thực hiện ở mức độ tương đối lớn một chiến dịch
xáo trộn bộ máy đảng và chính quyền trên diện rộng đến như vậy. Khác với những
chiến dịch “tái sắp xếp bộ máy đảng” trước đây nhưng chỉ nhằm vào vài ba ban đảng
như Ban Kinh tế trung ương, Ban Tài chính quản trị trung ương, Ban Nội chính
trung ương, chiến dịch lần này nhắm đến toàn bộ hệ thống chính trị, từ các ban
đảng trong khối Văn phòng trung ương đảng đến các bộ ngành khối chính phủ, các
văn phòng tỉnh/thành ủy, văn phòng ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành, quận huyện,
xã phường và các cơ quan mặt trận tổ quốc, hội đoàn ở cả 63 địa phương.
Chiến dịch trên cũng được lồng
trong một mục tiêu rất lớn của đảng là giảm đến 10% trong tổng số 2,5 triệu
công chức viên chức từ đây đến năm 2021, “thu hồi” cho ngân sách khoảng 20 ngàn
tỷ đồng/năm.
Và chiến dịch trên cũng được hỗ
trợ đắc lực bởi một quy định về “luân chuyển cán bộ” do Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng ký ban hành vào ngày 7/10/2017, mà theo đó có thể được người đời hiểu như
“không làm được việc thì luân chuyển”, “không chịu đi thì luân chuyển”, “không
ăn cánh cũng đương nhiên bị luân chuyển”.
“Chính ủy trong chính quyền”
“Luân chuyển cán bộ” có lịch sử gần
nhất vào năm 2015, với 3 đợt luân chuyển tổng cộng 80 nhân sự của “kiến trúc
sư” khi đó là Trưởng ban Tổ chức trung ương Tô Huy Rứa mà đã giúp cuộc chiến Trọng
- Dũng phá vỡ thế một chiều đi lên của Nguyễn Tấn Dũng. Đến sát đại hội 12 vào
cuối năm 2015, vào lúc Nguyễn Phú Trọng đã gần như nắm chắc chiến thắng, chủ đề
“nhất thể hóa” bắt đầu được “giới tinh hoa” của đảng nêu ra. Nhị Lê - Phó tổng
biên tập Tạp chí Cộng Sản và là thuộc cấp thân tín của ông Trọng - là một trong
những mũi tiên phong như thế.
Bẵng qua năm 2016 im ắng, đến giữa
năm 2017, “nhất thể hóa” được khơi lại. Nhưng vào lúc đó, có những dấu hiệu cho
thấy cánh của ông Nguyễn Phú Trọng đã có hẳn một kế hoạch không còn trừu tượng
về “tiêu chí đặc biệt” cho những nhân sự đáp ứng “nhất thể hóa”, cùng những tỉnh
thành vừa nằm trong diện bị đảng kiểm tra, vừa có thể được cho “thí điểm nhất
thể hóa”.
Nếu trước đây đảng chỉ “lãnh đạo
đường lối” thì trong thời gian tới, hàng loạt nhân sự của đảng sẽ được cho kiêm
chức bên chính quyền địa phương và cả chính quyền trung ương, lấy đó làm cơ sở
để “người của đảng” kiêm việc điều hành chính quyền, và từ đó sẽ xuất hiện một
cơ chế “chính ủy trong chính quyền”.
Theo đó, sẽ có nhiều nhân vật chủ
tịch tỉnh/thành sẽ phải hoặc tự giác, hoặc bị bắt buộc nhường ghế chính quyền
cho các “chính ủy”. Đặc biệt những địa phương nằm trong “tầm ngắm” của cánh đảng
đương nhiên sẽ được cho “thí điểm nhất thể hóa” đầu tiên. Vụ xáo xào Nguyễn
Xuân Anh tại Đà Nẵng vào tháng 9 - 10 năm 2017 là một trong ví dụ mang tính khởi
động.
Có thể xem Hội nghị trung ương 6
là cuộc họp mở màn chính thức cho chiến dịch “nhất thể hóa” cùng những xáo trộn
chưa từng có về nhân sự đầu tỉnh và kể cả nhân sự “tứ trụ” trong ít nhất 2 năm
tới.
Chưa biết chiến dịch tinh gọn bộ
máy chính trị và “nhất thể hóa chức danh đảng và nhà nước” sẽ đi đến đâu, chỉ
biết rằng ngay trước mắt, một số cơ quan đảng vì lý do hợp nhất, sáp nhập hoặc
giải thể sẽ dôi dư một số “cán bộ lãnh đạo” cùng nhiều chuyên viên. Vậy làm thế
nào để giải quyết tình trạng bán thất nghiệp của số quan chức này?
“Đảng tràn sang chính quyền”
“Đảng tràn sang chính quyền” là một
cụm từ mà dân gian ví von với chiến dịch “nhất thể hóa”. Sẽ chẳng có “cán bộ
lãnh đạo” nào cam chịu bị mất ghế và mất việc. Bằng chứng rất rõ ràng là mặc dù
chủ trương “tinh gọn bộ máy” và “tinh giản biên chế” đã ra đời từ nhiều năm trước,
nhưng cho đến gần đây bộ máy chính quyền vẫn phình thêm đến 11 ngàn người.
Tất cả đều “chạy”. “Chạy” bất cứ
nơi đâu, bất cứ chỗ nào có thể “chạy” được để giữ cho mình một cái ghế để tiếp
tục được “ăn”, tiếp tục hưởng lương từ ngân sách và cũng là từ tiền đóng thuế của
dân,
Bởi thế, sắp tới đây chắc chắn sẽ
diễn ra một phong trào “chạy nhất thể hóa”: nhiều quan chức khối đảng bị “tái sắp
xếp” hoặc có nguy cơ bị “đẩy ra đường” sẽ tìm cách chạy về các tỉnh và thành phố,
thậm chí còn tình nguyện đi về “vùng sâu vùng xa”, lợi dụng chủ trương “nhất thể
hóa chức danh đảng và chính quyền” để tranh giành với các quan chức khối chính quyền
những cái ghế còn sót lại, đặc biệt là những cái ghế có điều kiện “gần doanh
nghiệp và gần dân” mà độ “màu mỡ” đậm đà hơn hẳn.
Lẽ dĩ nhiên, ngay cả giới quan chức
đảng đã chắc chân và chắc ghế ở các cơ quan trung ương nhưng ngồi lâu ngày nên
“chán” và cũng muốn kiếm chác một chút bổng lộc, sẽ nhân đà “nhất thể hóa” để
xung phong “về cơ sở”, với hy vọng sẽ trở thành những ông vua không ngai.
“Nội chiến”
Nhưng ở đời không phải cứ muốn là
được, nhất là vào thời ham muốn đã trở thành một tiêu chí đạo hạnh của quan giới
quan chức cùng sàn diễn “ghế ít đít nhiều”.
Cánh bên khối chính quyền, vốn là
những quan chức có ít nhiều chuyên môn, đã luôn coi thường “đám bên đảng” chỉ
biết “lãnh đạo toàn diện” và “định hướng” mà chẳng biết làm gì cụ thể…, chắc chắn
sẽ phản ứng từ mức độ ngấm ngầm đến công khai quyết liệt đối với những nhân sự
dôi dư từ đảng muốn nhảy vào “ăn sẵn” những cái ghế màu mỡ của chính quyền địa
phương. Một cuộc “kháng chiến chống xâm lược” đến mức tứ tung và bấn loạn sẽ
bùng lên trên diện rộng.
Cũng sẽ diễn ra một phong trào
“tái cơ cấu nhóm quyền lực” từ cấp trung ương đến cấp địa phương. Nếu đại hội
12 vào đầu năm 2016 của đảng cầm quyền chỉ nhằm giải quyết chủ đề “bất cứ ai trừ
Dũng”, các hội nghị trung ương 5 và 6 trong năm 2017 chỉ nhằm “xử” vài “dây” thời
cũ, thì những tháng tới sẽ là một trận tổng công kích của các tập đoàn quyền lực
dành cho nhau, giữa nhóm quyền lực mới đối với nhóm quyền lực cũ, và giữa các
nhóm quyền lực mới với nhau. Đà Nẵng của Sungroup, Sài Gòn của Vạn Thịnh Phát,
Kiên Giang của Nguyễn Thanh Nghị… có thể là những cái tên đầu tiên được “thí điểm
hồi tố”.
Và một khi đang tồn tại một thực
tế “hàng trăm sứ quân” trên toàn cõi Việt Nam, cuộc tổng công kích lẫn nhau của
các nhóm quyền lực sẽ diễn ra không chỉ ở trung ương mà còn tại nhiều địa
phương, đặc biệt là những tỉnh thành có vị trí “chiến lược”.
Ồ ạt, lạnh lùng và tàn nhẫn của
những con cá lớn nuốt chửng những con cá bé. Một cuộc “nội chiến” mà ông Nguyễn
Phú Trọng, dù có muốn “nhất thể hóa” và trung ương tập quyền đến đâu, cũng
không cách nào kiểm soát được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét