Tầng lớp trung lưu Việt Nam đang
nổi lên theo tiến trình thay đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang tư nhân có kiểm
soát.
Đây là tầng lớp được đánh giá chứa
đựng nhiều tiềm vọng làm thay đổi Việt Nam trong tương lai, bởi khác với nông
dân – họ không chứa đựng mâu thuẫn đất đai với nhà nước, khác với công nhận – họ
có đời sống vật chất và tinh thần phong phú hơn. Sự yêu cầu các vấn đề liên
quan đến mở rộng quyền của họ trong đời sống thường ngày cũng gia tăng, cùng với
sự tiệm cận nhanh nhất và nhiều nhất giữa tầng lớp này đối với hệ thống mạng
internet (hiện có 40 triệu người dùng).
Sự xuất hiện ngày càng nhiều
thương hiệu nổi tiếng quốc tế tại Việt Nam cho thấy sự gia tăng của tầng lớp
trung lưu Việt Nam
Tuy nhiên, tầng lớp trung lưu của
Việt Nam dù có độc lập về kinh tế, thì nó vẫn không thể thoát khỏi yếu tố: tiếng
nói của họ đối với quyền lực chính trị quá nhỏ. Trong khi tính cải biến xã hội
phải dựa vào yếu tố chính trị là phần lớn,…
Trong khi đó, theo tờ Nikkei
trong một số gần đây phản ánh, tầng lớp trung lưu Việt Nam có thể tăng lên mức
33 triệu người trong giai đoạn 2014 – 2020, còn một công ty khác là Nielson lại
cho biết, sẽ có 44 triệu người vào năm 2020 và 95 triệu người vào năm 2030 – tức
chiếm hơn ½ dân số trong thời gian tới.
Tầng lớp trung lưu tiếp cận nhanh
nhất các giá trị phương Tây, và cho con cái họ thụ hưởng các giá trị Tây phương
trong những ngôi trường quốc tế - từng một thời được gọi dưới cái tên “trường
con em cán bộ”.
Sự thụ hưởng vật chất từ Mc
Donald đến một giá trị mang tính tự do hơn, dân chủ hơn là có.
Trong bài luận về cách mạng của
Bela Kun được đăng trên trang Xã hội Chủ nghĩa Quốc tế số 15 (5/1918), tác giả
đã bàn về câu chuyện tầng lớp trung lưu và Marx. Tầng lớp trung lưu được hiểu
như những tay sai của giai cấp tư bản, và bản thân tác giả cũng nhận đinh “tầng
lớp trung lưu là những kẻ thù nguy hiểm nhất của chế độ độc tài của giai cấp vô
sản”. Cũng có thể hiểu hơn rằng, tiếng Anh của giai cấp TS có nguồn gốc từ tiếng
Pháp và nghĩa của nó cũng là tầng lớp trung lưu.
Sự nổi lên của tầng lớp trung lưu
ngày càng cho thấy vai trò của họ trong đời sống chính trị - xã hội; chính tầng
lớp trung lưu là yếu tố làm nên “thị trường tiêu thụ Việt Nam”, và cũng chính tầng
lớp này làm nên “sức sống của nền kinh tế Việt Nam”. Những doanh nghiệp của tầng
lớp trung lưu được đối đãi, và sự ra đời – khuyến khích startup của Việt Nam
trong những năm gần đây cũng đã cho thấy, sự phát triển không dừng lại, mang
tính trụ cột hơn trong đổi từ nền kinh tế bao che sang tự do.
Ý thức hệ của tầng lớp trung lưu
không còn bị chi phối trong cụm từ “XHCN”, mà thực chất ra – chính họ đã ngày
càng tìm cách xé bỏ ý thức hệ mang tính cố định và ràng buộc đó. Một lối sống
hiện đại, một phong cách sống tự do là áp dụng chung để đưa địa vị của tầng lớp
trung lưu trở nên có phần đối nghịch với ý thức hệ chính trị hiện tại.
Năm 2015, chính tầng lớp này tạo
nên động lực tạo nên sự thành công của cuộc biểu tình cây Xanh. Một cuộc biểu
tình được đánh giá là bước tiến lớn của thay đổi xã hội (hoặc xã hội dân sự Việt
Nam).
Biểu tình cây xanh thu hút đông đảo
tầng lớp trung lưu Việt Nam - những người thẩm thấu nhanh nhất mạng xã hội
Nghĩa là ý thức của tầng lớp
trung lưu sẽ đòi hỏi một môi trường tương xứng với địa vị và vai trò đang trỗi
dậy của họ, như cách sản sinh ra các nhà tư sản dân tộc đầu thế kỷ XX tại Việt
Nam như Bạch Thái Bưởi.
Một môi trường sạch hơn; một nền
hành chính tốt hơn; một môi trường đầu tư ổn và có khả năng phát triển hơn; các
dịch vụ công về y tế - giáo dục phải ổn hơn.
Trong khi đó thực tế cho thấy, cải
cách công đang trở nên già cỗi trước sự phát triển của tầng lớp trung lưu, nhiều
sự chỉ trích nổ ra và ngày càng những người thuộc tầng lớp trung lưu sử dụng mạng
xã hội để phê phán chính phủ, một số trong đó bị nhà nước “nhập kho” vì các Điều
luật mơ hồ liên quan đến “lợi dụng quyền tự do dân chủ”.
Tính “ý thức” là có, nó xuất hiện
ngày càng nhiều, ý thức xây dựng về môi trường sống, ý thức phải xóa bỏ cái gì
để tiệm cận sự tốt đẹp về mặt xã hội trong tương lai. Và câu chuyện chính trị,
về tham nhũng hay cả những thủ đoạn phe phái, các quyết sách kinh tế trở thành
câu chuyện bàn luận ở nhiều quán trà đá vỉa hè Hà Nội, café tại Sài Gòn hay đơn
giản là những comment/ share các vấn đề này trên mạng xã hội Facebook. Ngoài
ra, sự cởi mở trong phê phán gián tiếp nền chính trị của tầng lớp trung lưu
cũng hiển thị trên những trang tin báo phiên bản tiếng Anh của Vnexpress, hay
các nhân viên điều phối NGOs; các nhà hoạt động nhân quyền.
Một sinh viên tên Phan Kim Khánh
bị kết án 6 năm tù vì truyền bá tư tưởng đa đảng, đa nguyên chính trị và các
đòi hỏi khác về quyền tự do dân sự đã nhấn mạnh đó là sự “tự ý thức được”.
Trong khi đó, một tin tức liên
quan đến bất động sản như “Con trai 9x của cán bộ cấp cao TP.HCM sở hữu gần
1.000 hécta đất” cũng gây phẫn nộ, không ít trong đó thuộc tầng lớp trung lưu,
bởi họ nhận thấy được cái “vấn đề” nằm trong cơ chế.
Trong một bài luận trao đổi về Đổi
mới Chính trị tại Việt Nam trên Talawas (22/10/2005), tác giả Nguyễn Trung
Lương cho biết, tầng lớp trung lưu mới (tiêu biểu là giới doanh nhân) được hình
thành ở Việt Nam là bước ngoặt lịch sử, bởi “lần đầu tiên xã hội Việt Nam có một
tầng lớp trung lưu tồn tại trên cơ sở kinh tế độc lập với nhà nước, thoát ly ra
khỏi quy chế bổng lộc của nhà nước.”
Điều này hàm nghĩa rằng, sự trói
buộc giữa nhà nước và tầng lớp này là lỏng lẻo dựa trên yếu tố dân sự hơn là
hành chính. Và chính điều này sẽ giúp biến chuyển Việt Nam sang một giai đoạn mới,
từ chuyên quyền hiện nay sang một thể độc lập, dân chủ hơn.
Do đó, dù còn tồn tại ít nhiều sự
thờ ơ chính trị trong tầng lớp trung lưu do sự áp đặt “nhạy cảm” trước đó hàng
thập niên của ĐCSVN, nhưng câu chuyện chính trị đang dần đi vào đời sống của họ.
Tìm kiếm và hân hoan trước lá cờ Đảng, hay khoác lên màu áo Đoàn TNCS HCM ngày
trở nên hiếm hoi,… Sự chỉ trích Chính phủ không còn qua báo chí, mà thực hiện
qua hoạt động biểu tình và mạng xã hội như đề cập ở trên.
Chính trị chưa có nhiều thay đổi,
nhưng bản thân ĐCSVN cũng ý thức được cần phải có sự thay đổi khi đang tìm cách
đưa các doanh nhân với gương mặt trẻ vào trong Quốc Hội. Bởi ngày càng nhiều sự
mất mát chất xám đang diễn ra, từ việc trước đây, nhiều sinh viên đại học “an
phận” bằng lựa chọn vào nhà nước, thì nay đã tìm cách “sôi động” hơn khi nhập
vào các DNTN.
Tầng lớp trung lưu Việt Nam nảy
sinh từ khi kinh tế biến đổi và giờ đang biến đổi lại nền chính trị để bắt kịp
các nhu cầu và đòi hỏi quyền của mình. Đó là xu thế không thể đảo ngược lại được,
tương tự như sự xuất hiện một Gorbachev ở bên Nga.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét