Nhiều cán bộ thôn Sơn Tây tham
gia chặn xe đám cưới để đòi tiền làm đường. Ảnh do người dân cung cấp cho báo
PLTP
Ngày 30.10.2017 trên báo Pháp Luật
TP có bài: Chặn xe cô dâu đòi tiền xây dựng nông thôn mới, trong đó có đoạn:
“Ngày 30-10, PV Pháp Luật TP.HCM đã chuyển đến bà Hồ Nguyên Thảo, Bí thư Huyện ủy
Tây Hòa (Phú Yên), thông tin việc bí thư chi bộ, trưởng thôn Sơn Tây, xã Sơn
Thành Tây, huyện Tây Hòa chặn xe rước dâu giữa đường để đòi nợ tiền đóng góp
làm đường nông thôn mới”.
Trời! Mới đọc mấy câu thôi mà người
viết có cảm giác như đọc truyện thảo khấu ngày xưa, hay truyện 108 Anh Hùng
Lương Sơn Bạc. Không ngờ rằng dưới thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ tên người, sau
hơn 42 năm xây dựng CNXH mà vẫn xảy ra chuyện đòi tiền mãi lộ giữa thanh thiên
bạch nhật. Bài báo cho biết, nội vụ đã được báo Pháp Luật TP. HCM chuyển thông
tin đến quan huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên là bà Hồ Bạch Thảo, đề nghị “xử lý”.
Chuyện xảy ra từ ngày 17.10.2017,
bà Nguyễn Thị Thu tổ chức đám cưới cho con trai là Dương Thanh Tuấn, 32 tuổi.
Khi xe rước dâu từ huyện Sông Hinh về huyện Tây Hòa, đến cổng thôn Sơn Tây thì
bị một số người nhào ra chận đường đòi tiền mãi lộ. Số người này là cán bộ của
thôn, lấy danh nghĩa xây dựng Nông Thôn Mới đòi đám cưới phải nộp đủ 3 triệu tiền
“hụi chết” mới cho đi qua.
Theo lời bà Thu:“Đích thân bà Thẩm
Thị Linh, Bí thư chi bộ thôn và ông Phạm Văn Quảng, trưởng thôn, ra giữa đường
huy động nhiều người là công an thôn, cán bộ thôn dùng cây làm barie chặn xe rước
dâu. Họ còn lấy xe máy chặn ngay đầu ô tô, không cho đi. Khi tôi hỏi vì sao lại
chặn xe đón dâu, ông trưởng thôn yêu cầu gia đình phải trả ngay tiền nợ đóng
góp làm đường xây dựng nông thôn mới thì mới cho xe đi. Họ nói con đường này do
Nhà nước hỗ trợ xi măng, dân đóng góp tiền để làm. Họ buộc phải trả nợ xong thì
mới được đi”.
Bố khỉ! Chuyện thật mà cứ tưởng
như đùa. Mới năm ngoái, ngày 09.10.2016, trang CafeBiz đăng bài báo Việt Nam lọt
top những quốc gia đáng sống nhất thế giới, sao giờ đây lại có chuyện đòi tiền
xây dựng nông thôn mới nữa hả trời? Một quốc gia đang phấn đấu để lọt vào Top
Ten (10 quốc gia đứng đầu) đáng sống nhất trên trái đất, mà người dân tổ chức
đám cưới cho con cũng không yên khi đi qua một con đường nhỏ – theo như trong
hình là con đường đất.
Không hiểu các đỉnh cao của trí
tuệ loài người định nghĩa thế nào là nông thôn mới, nó khác với nông thôn cũ ra
sao, có hỏi đến ông tổng Trọng hay bà chủ tịch Kim Ngân, chưa chắc đã nhận được
câu trả lời. Chỉ có một điều chắc chắn là khi một kế hoạch, chính sách nào đó về
nông nghiệp, đồng ruộng, chăn nuôi… được ban hành thì phần thiệt hại luôn là
người nông dân.
Xây dựng đất nước cần phải phát
triển hạ tầng cơ sở, xây đựng đường phố, bệnh viện, trường học, nhà cửa, công
viên, khu giải trí…là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, phí tổn cho việc xây dựng
hạ tầng cơ sở phải do ngân sách nhà nước chi trả vì người dân đã đóng đủ mọi loại
thuế. Con đường trong thôn Sơn Tây không phải là con đường chỉ dành riêng cho
người dân trong thôn, nó được xây dựng chung cho tất cả mọi người sử dụng, người
trong thôn cũng như người lạ từ xa đến. Không có lý do nào chỉ bắt người dân
trong thôn đóng góp tiền xây dựng. Khi nhà nước chưa kịp xây dựng nhưng nếu một
số người dân tự nguyện bỏ tiền ra làm lại là chuyện khác. Khi đó cần phải có một
buổi họp có biên bản rõ ràng, mỗi gia đình sẽ phải đóng góp bao nhiêu, sau đó họ
có quyền dựng bảng Đường Riêng Của Dân Thôn Sơn Tây – Cấm sử dụng, qua lại, nếu
không phải là người trong thôn.
Đọc hết bản tin mới thấy chế độ
CSVN thật là ưu việt. Xây dựng một con đường đi lại cho dân trong một thôn ở
làng quê mà chỉ cung cấp xi măng, còn chi phí xây dựng bắt người dân phải đóng
góp. Chẳng biết trên thế giới có nước nào áp dụng phương thức quái đản này
không nhỉ?
Hơn nữa, luật lệ, điều khoản nào
cho phép một trưởng thôn và một bí thư của thôn cùng công an ra lệnh cho người
dân phải đóng góp mỗi người 1,5 triệu đồng cho việc xây dựng con đường trong
thôn, rồi khi họ chưa đóng kịp thì dùng hình thức cưỡng bức, quấy nhiễu như phường
thảo khấu? Bản chiết tính, dự đoán phí tổn làm đường đâu, người dân nào đã được
trông thấy? Ai đã (ngầm) dung túng hành động của những ông (bà) trời con thôn
Sơn Tây, nếu không phải là cán bộ, đảng viên, chính quyền của xã, cao hơn nữa
là chính quyền huyện Tây Hòa? Ngoài ra còn thêm câu hỏi: Các cán bộ, chức sắc
trong thôn có đóng góp như mọi người dân hay không, ai được miễn?
Trả lời phóng viên báo Pháp Luật,
Trịnh Lâm Hải, chủ tịch xã Sơn Thành Tây nói: “Sau khi xảy ra sự việc, nghe bà
con phản ánh xã mới biết. Xã đã mời trưởng thôn lên làm việc. Thôn báo cáo là
do gia đình bà Thu có điều kiện nhưng không chấp hành, còn nợ tiền làm giao
thông nông thôn. Chúng tôi nói rằng có nhiều cách vận động, thuyết phục chứ chặn
xe như vậy là sai rồi. Xã yêu cầu thôn phải khẩn trương rút kinh nghiệm, nhận
thiếu sót để khắc phục. Xã cũng yêu cầu thôn liên hệ gia đình bà Thu để giải
quyết cho ổn”.
Thế nào là gia đình có điều kiện
nhưng không chấp hành đóng tiền làm giao thông nông thôn? Căn cứ vào đâu để biết
người dân nào, gia đình nào có điều kiện đóng tiền? Thế người dân thành phố Sài
Gòn hay thủ đô Hà Nội có điều kiện thì chừng nào sẽ phải đóng tiền làm giao
thông thành phố, giao thông thủ đô? Người nông dân VN đã phải è cổ đóng bao
nhiêu thứ thuế, giờ làm con đường nhỏ trong thôn cũng đè dân ra để bóp cổ. Sao
không bớt xây tượng đài hàng ngàn tỉ mà làm đường cho dân đi lại?
Mja! Cán bộ, đảng viên làm sai
thì ”khẩn trương” rút kinh nghiệm, nhận thiếu sót để khắc phục, dân làm sai thì
đi ở tù. Đúng là miệng lưỡi quan chức CS có gang, có thép.
Người viết tin chắc rằng, không
có điều khoản hay văn bản rõ ràng nào quy định việc mỗi nhân khẩu trong gia
đình ở thôn Sơn Tây phải đóng góp 1,5 triệu đồng để xây dựng con đường trong
thôn. Việc tự ý ra chỉ tiêu mỗi nhân khẩu phải nộp 1,5 triệu chỉ là hành động
ăn cướp trắng trợn của bọn thảo khấu mang danh cán bộ, đảng viên đảng CSVN thời
đại Nông Thôn Mới XHCN.
Trong đời người có những ngày trọng
đại – không riêng gì dân châu Á mà ngay người Âu-Mỹ, châu Phi cũng thế – cần phải
được tôn trọng. Đó là những ngày hôn lễ, tang tế với những tập tục nghiêm
trang, trọng thể. Vào các ngày này, những việc làm có thái độ, hành vi nhũng
nhiễu, quậy phá đều bị khinh bỉ và nguyền rủa. Việc làm của bí thư Thẩm Thị
Linh, trưởng thôn Phạm Văn Quảng, không những gây phản cảm nặng nề mà còn ngang
nhiên vi phạm pháp luật, cho dù là pháp luật của CHXHCNVN cũng thế.
Một đất nước mà những con tép riu
ở nông thôn như Thẩm Thị Linh, Phạm Văn Quảng, cũng có thể trở thành bọn cường
hào, ác bá mới là tại sao? Chẳng có gì khó hiểu, bởi họ được sự dung túng, cho
phép và hơn nữa khuyến khích (ngầm) từ những kẻ lãnh đạo cao nhất của đất nước.
Việc xảy ra trong ngày cưới của
con trai gia đình bà Nguyễn Thị Thu cũng tương tự như những gì xảy ra với với
đám tang tướng Trần Độ, ông Lê Hiếu Đằng hay của mẹ của cô Phạm Thanh Nghiên, Tạ
Phong Tần… Tất cả chỉ do sự dàn dựng của một lũ thảo khấu có quyền lực, vũ khí
trong tay, mang danh chính quyền, lợi dụng sự kém hiểu biết về luật pháp của
người dân để tham nhũng, bóc lột. Không tham nhũng, bóc lột được thì chơi trò
tiểu nhân quậy phá, trấn áp, hành hạ họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét