Những người bạn trẻ quanh tôi / kỳ 1
Phỏng vấn Đinh Thảo, thành viên của nhóm vận động nhân
quyền cho Việt Nam, nhân chương trình bán định kỳ / Kiểm Điểm Định Kỳ
Phổ Quát UPR 2017.
------------------------------------------
Ngày 10 tháng 10/2017, là lúc Đinh Thảo cùng các thành viên trong
nhóm của mình kết thúc cuộc hành trình vận động cho nhân quyền của Việt
Nam. Chuyến đi dài và có vẻ nhiều mệt mỏi.
Người ta nhìn thấy Thảo xuất hiện tại trong một phiên điều trần
của Liên Hợp Quốc, đại diện cho người Việt Nam và đọc một bản báo cáo về
những gì đang diễn ra ở quê nhà. Có chút căng thẳng trong giọng tường
trình của cô gái ra đi từ Hà Nội, với hy vọng làm một cái gì đó khác
hơn, nhiều hơn. Thậm chí là dấn thân hơn những ngày cô còn đi vòng bờ hồ
biểu tình chống chặt cây xanh hay vận động cho những người không là
cộng sản tự ứng cử quốc hội của Việt Nam.
Chính trị ập đến với Thảo bằng hiện thực cuộc sống. Thảo nói rằng
khi cô trò chuyện ở một lớp học tiếng Anh, và sốc khi “được nghe về
những điều mà lâu nay hoàn toàn không hay biết. Từ đó, tôi ngày ngày lên
mạng và ngấu nghiến đọc tất cả những gì có thể đọc được về chính trị xã
hội Việt Nam từ truyền thông lề trái”.
Thảo cũng có một công việc và một cuộc đời yên ả ở Hà Nội. Yên ả
như cái tên mà bạn bè gọi yêu là Thảo "Gạo", nhưng rồi có cái gì đó thôi
thúc khiến cô muốn bước chân hẳn vào các hoạt động vì con người. Và
Đinh Thảo đã chọn một cuộc đời khác. “sau khoảng 1 năm hoạt động, tôi
nhận thấy rằng thực sự rất khó để có thể cùng lúc hoạt động và lại hoàn
thành công việc của mình. Tôi biết mình không thể duy trì tình trạng đó
lâu hơn nữa nên tôi đã quyết định rời Việt Nam đi học (2016) về xã hội
dân sự để mong mình có nhiều kiến thức và kỹ năng hơn, để khi trở về có
thể toàn tâm toàn ý hoạt động cho con người và đất nước mình”.
Thảo nói rằng cô hài lòng vì những điều mình chọn, dẫu nó nhọc
nhằn hơn, thậm chí hiểm nguy hơn. Đơn giản vì cô thì thấy mình thật sự
sống trong cuộc đời của mình. “tôi tin rằng bất cứ ai nếu được trao cơ
hội thì cũng sẽ tìm được phiên bản tốt hơn của chính mình”, Thảo viết
vài dòng tâm tình như vậy.
Cuộc vận động cho nhân quyền Việt Nam là chương trình hành
động lớn đầu tiên của Thảo, xuyên suốt nhiều quốc gia Châu Âu và kéo
dài? Đó là chuyến đi như thế nào?
Vâng, với Thảo thì lần đầu, nhưng từ năm 2014, thì riêng tổ chức
VOICE đã từng mở một cuộc vận động UPR như vậy tại Úc, Mỹ và Châu Âu và
đã rất thành công. Năm 2017, VOICE lại tiếp tục mở thêm một cuộc vận
động nữa để đẩy mạnh sự chú ý của quốc tế nhân giữa kỳ của chương trình
Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát UPR (4 năm một lần). Đây là một bước đệm để
hướng tới chương trình UPR 2019.
Chuyến vận động năm nay được chuẩn bị khá lâu, và sẽ bắt đầu từ
Berlin (15/9) và sau đó sang đến Geneva (Thụy Sỹ), Stockholm (Thụy
Điển), Oslo (Na Uy), Brussels (Bỉ), Praha (Cộng hòa Sec)… dự kiến sẽ kết
thúc vào ngày 10/10 này.
Thảo tham gia chuyến đi này cùng bao nhiêu người?
Vâng, nhóm của Thảo đi vận động cũng chỉ có 3 người. Đó là Thảo, từ
Bỉ và chị Anna Nguyễn (giám đốc chương trình của VOICE, luật sư từ Úc).
Có cả chị Lê Thị Minh Hà, vợ của tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Vinh, tức
Anh Ba Sàm, từ Việt Nam.
Chuyến đi này, Thảo sẽ có những hoạt động cụ thể như thế nào?
Có 2 phần trong cuộc vận động này. Phần thứ nhất là cập nhật về tình
hình của Việt Nam qua chương trình UPR lần trước. Tức là năm 2014, Việt
Nam có chấp nhận 182 khuyến nghị từ hơn 100 nước. Dựa trên nhưng điều
đó, nhóm vận động sẽ đi gặp nhiều nước và nhiều tổ chức quốc tế để làm
rõ Việt Nam đã làm được gì cũng như chưa làm được gì, hoặc có tồi tệ
hơn? Còn phần thứ hai, là nhấn mạnh về tình hình nhân quyền ở Việt Nam,
cũng như về vấn đề tù nhân lương tâm tại Việt Nam.
Cụ thể hơn, là Thảo sẽ phát đi các qua thư ngỏ, các hồ sơ báo cáo hay chỉ là tổ chức biểu tình để gây sự quan tâm?
Trong chuyến đi này, thì nhóm đã chuẩn bị một hồ sơ báo cáo giữa kỳ
UPR, đồng thời cũng có những thông tin mới cập nhật về Việt Nam sẽ được
gửi cho những bên mà mình đến gặp. Nhưng chính yếu vẫn là những bài phát
biểu mô tả thực trạng hoặc trả lời cho các bên mà mình được quyền trình
bày về tình hình nhân quyền Việt Nam. Quan trọng là thông qua các cuộc
gặp trực tiếp như vậy, mọi thứ sẽ dễ chia sẻ và cảm thông hơn qua sự
trình bày của mình.
Chuyến đi vận động này, có sự có mặt của chị Lê Thị Minh Hà, vợ của
tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Vinh. Điều này có nghĩa phần nói về các tù
nhân lương tâm sẽ được nhấn mạnh?
Vâng, sự có mặt của chị Hà là một câu chuyện, là một nhân chứng về
vấn đề tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Tù nhân lương tâm là một vấn đề lớn
và bao quát, nhưng với một câu chuyện cụ thể và được mô tả sống động từ
chị Hà thì những bên tiếp xúc với nhóm vận động sẽ có sự chia sẻ tốt
hơn.
Nhưng cần phải nói là câu chuyện tù nhân lương tâm là phần quan trọng của chuyến đi này.
Chương trình vận động này kéo dài một tháng, tức là một
chương trình có hẹn trước với các nơi, và đã được phép gặp mặt phía nhà
nước, cá nhân… mà mình định đến?
Dạ, không hẳn là vậy. Một số hoạt động trong chiến dịch thì cần ghi
danh xin trước và chờ, hoặc phải được mời. Tuy nhiên cũng có nhiều hoạt
động mà mình cần tự tìm đến ngẫu nhiên để gặp. Do vậy thời gian của cuộc
vận động là hoàn toàn do mình chủ động. Nói chung là một kế hoạch tổng
thể mà mình phải tự hoạch định và ước lượng về tác động có được, mỗi
nơi, mỗi người là một nỗ lực khác nhau, cùng phối hợp.
Thảo có thể cho biết lý do Thảo và nhóm vận động lựa chọn 6 nước nói trên để tiếp cận?
Vâng, cả 6 quốc gia mà nhóm chọn đi qua đều có những mối quan tâm khá
đặc biệt về tình hình Việt Nam. Chẳng hạn như Đức, là một quốc gia có
quan hệ ngoại giao và đối tác kinh tế rất quan trọng với Việt Nam. Nhưng
sau vụ Trịnh Xuân Thanh, nước Đức trở nên chú ý hơn về vấn đề pháp
quyền ở VN, và coi rằng vấn đề pháp quyền ở Việt Nam là điều đáng báo
động. Mà chúng ta có thể thấy thông qua cách mà họ phản ứng trong suốt
thời gian qua.
Với tầm vóc của nước Đức, việc đến và xin trao đổi, nói chuyện về
tình hình pháp quyền, nhân quyền ở Việt Nam là điều có thể tác động tốt.
Còn ở Thụy Sỹ, là nơi đặt trụ sở của Liên Hiệp Quốc nên việc mình đến đây đa phần là gặp các cơ quan của Liên Hiệp Quốc.
Thụy Điển và Na Uy là các quốc gia lâu nay vẫn ủng hộ nhân quyền nói
chung, một cách mạnh mẽ. Cả hai quốc gia này không chỉ quan tâm và giúp
Việt Nam, mà còn giúp cho nhiều quốc gia khác trên thế giới về nhân
quyền, về chuyển đổi dân chủ… Các cơ quan, tổ chức chức mà phái đoàn sẽ
gặp tại đó chắc chắn sẽ cho cảm giác như đó là những người bạn của những
người hoạt động dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam vậy.
Còn ở Bỉ, là nơi đặt trụ sở của liên minh Châu Âu cũng như nhiều tổ
chức NGO lớn khác. Liên minh Châu Âu là một trong những đối tác quan
trọng bậc nhất với Việt Nam nên vận động ở đó cũng rất quan trọng.
Riêng ở Cộng hòa Sec (Tiệp Khắc cũ), đây là một đất nước từng có một
quá khứ cộng sản. Họ đã bước sang một thể chế dân chủ và sau một thời
gian ngắn, Cộng hòa Sec được xem là quốc gia có nền kinh tế ổn định và
phát triển mạnh. Quốc gia này cũng có nhiều chương trình giúp đỡ cho các
nước còn độc tài, độc đoán và xây dựng các phát triển về mặt nhân
quyền. Cộng hòa Sec cũng là một trong những quốc gia có nhiều các tổ
chức dân sự xã hội đầy kinh nghiệm trong việc hoạt động về chuyển đổi và
phát triển xã hội mà nhóm vận động cũng cần học hỏi.
Một điều không thể không nói đến là cả 6 nước này đều đưa ra các
khuyến nghị thực tế và quan trọng cho việc thúc đẩy nhân quyền tại Việt
Nam trong kỳ kiểm điểm UPR năm 2014.
Với mọi nỗ lực, Thảo cùng với mọi người trong chuyến đi chỉ mong mỏi
sẽ có những thay đổi tốt đẹp cho quê hương mình. Hy vọng ngày ấy không
xa. Và hy vọng người Việt Nam rồi sẽ không còn cần đến những chuyến đi
vận động cho nhân quyền như vầy nữa.
(Ghi lại / tháng 10-2017)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét