Khách hàng đang gửi tiền mặt vào
một ngân hàng thương mại ở Hà Nội. AFP
75 triệu đồng là số tiền người gửi
tiền ngân hàng lấy lãi được nhận trong trường hợp ngân hàng phá sản, không quy
định số tiền gửi là bao nhiêu.
Vấn đề này không những gây tranh
cãi giữa các Đại biểu quốc hội trong phiên thảo luận ngày 26 tháng 10 về dự thảo
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng mà còn dấy lên
sự hoang mang trong dư luận.
Khác biệt giữa ‘bị phá sản’ và ‘yếu
kém’
Giải thích về hạn mức bảo hiểm
đang gây hoang mang dư luận này, một chuyên gia ngân hàng công tác tại Ngân
hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) (chúng tôi xin không nêu tên) cho biết người
dân cần phân biệt hai trường hợp, đó là ngân hàng bị phá sản và ngân hàng yếu
kém bị sát nhập.
“Luật là khi ngân hàng đó phá sản
là khi nhà nước cho phép, và nhà nước cho phép, thì khi chế độ thay đổi thì mới
đền bù 75 triệu đồng trên tất cả khoản mình gửi tiết kiệm.
Nhưng để một chế độ thay đổi thì
rất khó. Mà nếu thay đổi, sụp đổ thì 75 triệu làm sao rút được?”
Tại Điều 5 - Quyết định 21/2017 về
Hạn mức trả tiền bảo hiểm do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký, có ghi rõ: “Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành
viên và Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm tổ
chức thi hành Quyết định này.”
Điều này phần nào giải thích rõ ý
kiến của vị chuyên gia ngân hàng đưa ra, đó là số tiền 75 triệu đồng chỉ đến được
với người gửi nếu những người đứng đầu cơ quan chính phủ, ban ngành, ban lãnh đạo
cho phép ngân hàng đó phá sản.
Trường hợp thứ hai được vị này nhắc
đến là ngân hàng yếu kém bị sát nhập.
“Khi ngân hàng yếu kém, sát nhập
với một ngân hàng khác thì quyền lợi của người gửi vẫn đảm bảo là lãi suất vẫn
nhiêu đó. Người gửi ví dụ tỷ đồng thì đúng thời hạn họ vẫn rút ra 1 tỷ cho dù
ngân hàng này sát nhập ngân hàng kia.”
Quyền lợi người gửi không rõ ràng
Nhiều Đại biểu Quốc hội trong
phiên họp đưa ra những câu hỏi xoay quanh vấn đề cho phá sản ngân hàng yếu kém
và quy định mức chi bảo hiểm tiền gửi tối đa 75 triệu đồng.
Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thuỷ (Bến
Tre) cho rằng quyền lợi của người gửi chưa được quy định rõ trong cả trường hợp
ngân hàng phá sản và sát nhập. Mặc dù, vẫn theo bà Thuỷ, người gửi tiền là cổ
đông đặc biệt của ngân hàng khi góp đến 85% vốn huy động.
Đồng ý với nhận định này, chuyên
viên kinh tế Huỳnh Bửu Sơn đưa ra phân tích.
“ Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc
biệt không phải hoạt động trên nguồn vốn tự có, mà là hoạt động trên nguồn vốn
huy động của khách hàng, của người dân.
Phải biết rằng hoạt động ngân
hàng là đảm bảo được sự an toàn của đồng tiền của người dân gửi vào ngân hàng.
Phải hiểu rằng ngân hàng hoạt động chủ yếu trên cơ sở huy động chứ không phải
trên vốn đóng góp của cổ đông.”
Cho dù qui tắc hoạt động ngân
hàng là vậy, thế nhưng những quyền lợi của người đóng góp nguồn vốn vào ngân
hàng chưa được tuyên truyền cặn kẽ. Bà Huê Trần, người Mỹ gốc Việt, cho RFA biết
quyền lợi người gửi tiền cũng như bảo hiểm tiền gửi ở ngân hàng Việt Nam không
đáng tin cậy.
“Trước đây, chỉ đền bù 25 triệu
không cần biết tiền trong đó là bao nhiêu. Bây giờ thì sửa đổi luật là 75 triệu.
Sự rủi ro ở ngân hàng Việt Nam rất
cao. Những người hiểu về luật của quốc tế, như ngân hàng ở Mỹ, tiền đền bù là
250 ngàn USD, thì những người hiểu biết họ sẽ không bỏ quá 250 ngàn USD vào tiết
kiệm. Lỡ có rủi ro thì người ta được đền bù từ bảo hiểm của chính phủ.”
Báo Tuổi Trẻ trong nước có tường
thuật ý kiến của Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thư (Hà Tĩnh) cho rằng mức quy định chi
trả của bảo hiểm tiền gửi tối đa là 75 triệu đồng là không công bằng cho người
gửi đến hàng tỉ đồng. Theo vị này quyết định như thế cần phải xem xét rất kỹ.
Khó thông qua Luật Phá sản Ngân
hàng
Trước những băn khoăn của Đại biểu
Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng nhấn mạnh rằng “Phá sản
ngân hàng là biện pháp cuối cùng để xử lý các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc
biệt.
Chính phủ có thể quyết định áp dụng
việc chi trả vượt hạn mức bảo hiểm tiền gửi trong trường hợp phá sản tổ chức
tín dụng.” Tuy nhiên ông không đề cập đến con số vượt mức là bao nhiêu.
Ý kiến của Luật sư Trương Thanh Đức,
Chuyên gia pháp lý Tài chính-Ngân hàng, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam được báo
trong nước trích dẫn rằng “Cho phá sản ngân hàng yếu kém là hết sức đúng đắn, cần
thiết.”
Tuy nhiên theo vị chuyên gia ngân
hàng, luật Việt Nam hiện tại không cho phép ngân hàng phá sản.
“Nếu phá sản sẽ dây chuyền cho những
ngân hàng khác. Cho nên những ngân hàng yếu kém thì Ngân hàng Nhà nước sẽ nhảy
vô, tái cơ cấu và làm lại, như hiện tại có Ngân hàng Dầu khí, Ngân hàng Xây Dựng,
Đại Dương, Ngân hàng Phương Nam…sẽ sát nhập vô những ngân hàng bự, còn không
sát nhập thì Ngân hàng Nhà nước nhảy vô mua với giá 0 đồng và tái cơ cấu. Còn
người gửi tiết kiệm thì vẫn đảm bảo quyền lợi của họ.”
Phá sản ngân hàng yếu kém là vấn
đề được đề cập đến nhiều năm nay nhưng chưa được thực hiện do nhiều nguyên nhân
khách quan lẫn chủ quan. Cũng theo ông Giám đốc chi nhánh ngân hàng VP Bank,
ông cho rằng điều này khó được thông qua vì hệ luỵ của nó rất nghiêm trọng, đó
là lòng tin của người dân.
‘Họ sẽ mất lòng tin những ngân
hàng yếu kém, những ngân hàng thương mại nhỏ. Họ mất lòng tin thì làm sao họ gửi?
Họ sẽ gửi vào ngân hàng nhà nước thôi. Như thế thì nền kinh tế bị ảnh hưởng.”
Do đó, một nhận định từ Tiến sĩ
Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia tài chính ngân hàng khi trả lời báo trong nước cho
rằng để thực hiện phá sản ngân hàng thì phải xây dựng Luật Phá sản ngân hàng, để
thực hiện các bước thẩm định, đánh giá tiến tới quyết định phá sản một ngân
hàng yếu kém nào đó.
Mức bảo hiểm tối đa 75 triệu đồng
cho tất cả các khoản tiền gửi của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm
tiền gửi chính là quyết định số 21/2017 được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ngày
20 tháng 6 năm 2017, có hiệu lực từ ngày 5 tháng 8 năm 2017.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét