Ủng hộ và phản đối
Tại cuộc hội thảo khoa học “Sửa đổi
lối làm việc - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” nhân kỷ niệm 70 năm ra đời
tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 18/10 vừa qua,
PGS Nguyễn Trọng Phúc đã đưa ra đề xuất thành lập Viện Đạo đức học để “dạy cán
bộ đạo đức và những chuẩn mực đạo đức trong đảng”.
Đề xuất của ông cựu Viện trưởng
Viện Lịch sử Đảng ngay lập tức khiến dư luận bàn tán xôn xao và trở thành chủ đề
của hàng chục bài báo cùng vô số ý kiến bình luận, trên cả truyền thông “lề đảng”
lẫn “lề dân”.
Bài “Đề xuất lập Viện Đạo đức học
để huấn luyện cán bộ” trên VnExpress, chẳng hạn, đã thu hút hàng chục người
bình luận. Và trong tổng số 63 bình luận đến ngày 24/10, đa số ý kiến phản bác
đề xuất của ông Phúc, số ủng hộ chỉ lẻ tẻ vài người.
Hai bình luận được nhiều “like”
nhất là “Trời ơi! Đang tinh giản biên chế mà còn muốn mọc ra viện đạo đức!” và
“Việt Nam đi ngược với thế giới! ‘Uốn tre chứ không uốn măng!’ Đạo đức phải được
dạy từ nhỏ, chứ không phải để đợi lên làm cán bộ rồi mới vào viện này học! Bộ
máy đã không được tinh giản rồi, giờ phải gánh thêm cái viện ‘uốn tre’ này nữa!”
Ngoài ra, vài ý kiến đáng suy ngẫm
khác là “Tôi nghĩ viện đạo đức không hiệu quả mà còn tốn thêm ngân sách. Thời
điểm để hình thành chuẩn mực đạo đức là tuổi thiếu niên và nhi đồng, sau này
làm cán bộ thì cần có cơ chế giám sát, kiểm tra và cân bằng. Xin nhắc lại, quan
trọng nhất là có cơ chế giám sát và kiểm tra”; “Quan trọng nhất là cơ chế giám
sát và kỉ luật. Nếu làm tốt thì khỏi cần viện đạo đức để thêm tốn kém”; và “Vừa
bực vừa buồn cười”.
VnExpress là tờ báo điện tử thuộc
hệ thống báo chí nhà nước, với lượng độc giả đông hàng đầu Việt Nam, và cơ quan
chủ quản là Bộ Khoa học - Công nghệ. Dưới nhãn quan của bộ máy tuyên truyền cộng
sản thì đa số độc giả của VnExpress không phải là “thế lực thù địch”. Vì thế, ý
kiến “vừa bực vừa buồn cười” nêu trên xem ra đã chuyển tải chính xác “cảm xúc”
của một bộ phận đáng kể trong dân chúng.
Các ý kiến bình luận trên hệ thống
“báo chí lề dân” nhìn chung là thẳng thắn hơn nhiều, và hầu như ai cũng phản đối
đề xuất của PGS Phúc.
“Giá trị thực tiễn”
Liên quan đến câu chuyện trên, vấn
đề được quan tâm nhiều nhất là: Liệu “sáng kiến” Viện Đạo đức học có được lãnh
đạo CSVN hiện thực hoá hay không?
Mặc dù những người ủng hộ đề xuất
của PGS Phúc chỉ là thiểu số, nhưng trong cuộc sống, chân lý chưa chắc đã thuộc
về số đông. Vì thế, câu hỏi trên hoàn toàn không dễ trả lời như một phép toán cộng
trừ đơn giản.
Để tìm lời giải đáp cho nó, chúng
ta hãy thử đặt ra hai tình huống giả định dưới đây.
1. Nếu nguyên tắc “tự phê bình và
phê bình” chưa được các đảng cộng sản trên thế giới áp dụng và bây giờ ai đó đề
nghị áp dụng để thiết lập lại trật tự kỷ cương cho bộ máy công quyền ở Việt Nam
thì sao? Tương quan giữa số người ủng hộ và phản đối đề xuất đó sẽ thế nào?
2. Nếu tại thời điểm này, Đảng
CSVN chưa phát động “Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” và một ai đó đề xuất thực hiện cuộc vận động này để cứu vãn sự suy đồi đạo
đức của đội ngũ cán bộ, công chức thì sao? Tỷ lệ người ủng hộ so với phản đối sẽ
thế nào?
Câu trả lời thuyết phục nhất cho
cả hai câu hỏi trên xem ra là: Số người phản đối sẽ áp đảo số ủng hộ – giống
như với đề xuất của ông cựu Viện trưởng Viện Lịch sử đảng.
Nghĩa là, nếu dựa trên tương quan
giữa số người ủng hộ và phản đối để quyết định số phận của hai thứ “bảo bối”
thông dụng nhất mà ban lãnh đạo CSVN vẫn đang áp dụng nhằm duy trì kỷ cương
trong đảng và ngăn chặn tình trạng xuống cấp của đạo đức công vụ thì chắc chắn
cả hai đều bị loại “từ vòng gửi xe”.
Tuy nhiên trên thực tế, “tự phê
bình và phê bình” – một nguyên tắc do Lenin “sáng tạo” ra sau khi cầm quyền được
5 năm – đã tồn tại gần một thế kỷ nay. Và bất chấp kết cục tha hoá không tránh
khỏi của bất kỳ đảng cộng sản nào sau khi trở thành đảng cầm quyền, các lãnh tụ
cộng sản vẫn luôn dành cho nó những mỹ từ ấn tượng nhất.
Hồ Chí Minh coi tự phê bình và
phê bình là “thứ vũ khí thần diệu để đảng thường xuyên trong sạch, vững mạnh”.
Nhân vật khai sinh ra chế độ CSVN thậm chí còn ví von: “Đảng cách mạng cần tự
phê bình và phê bình như ta cần không khí”, vì vậy mà “mỗi cán bộ, đảng viên phải
tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt. Được như thế
thì trong đảng sẽ không có bệnh và đảng sẽ khoẻ mạnh vô cùng”. Lê Duẩn thì tỏ
ra “mộc mạc và thẳng thắn” hơn: “Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa,
nhà nước do dân và vì dân chứ không phải là nhà nước tư bản của giai cấp tư
sản. Chúng nó cần pháp luật để cai trị bóc lột nhân dân còn chúng ta là nhà nước
XHCN chúng ta không cần pháp luật. Chúng ta chỉ cần phê bình và tự phê bình là
đủ.” Còn đương kim TBT Nguyễn Phú Trọng thì khẳng định: “Kiểm điểm, tự phê bình
và phê bình là khâu mấu chốt, cực kỳ quan trọng” trong công tác “xây dựng đảng”.
Dù vậy, đến nay hẳn ai cũng có thể
trả lời được câu hỏi: Liệu cái gọi là “vũ khí thần diệu” hay “khâu mấu chốt, cực
kỳ quan trọng” nói trên có thay thế được pháp luật đúng nghĩa trong việc ngăn
chặn sự tha hoá đạo đức trong đảng hay không?
Trong khi đó, “Cuộc vận động Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM” đã ra đời ngót 11 năm. Ở mỗi cấp từ
trung ương đến xã phường đều có ban chỉ đạo cuộc vận động do bí thư cấp uỷ làm
trưởng ban; Tổng Bí thư làm Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương. Mỗi năm trên cả nước,
từ trung ương đến địa phương, người ta không thể thống kê nổi có bao nhiêu cuộc
họp, lễ sơ kết, lễ tổng kết liên quan đến cuộc vận động, và bao nhiêu văn bản
chỉ đạo, chỉ thị, hướng dẫn về cuộc vận động; không thể thống kê hết bao nhiêu
thời gian, công sức, tiền của mà hệ thống chính trị hiện hành đã tiêu phí cho
cuộc vận động này.
Và giờ thì hẳn ai cũng dễ dàng trả
lời câu hỏi: Từ khi lãnh đạo CSVN phát động cái gọi là “Cuộc vận động Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức HCM” đến nay, đạo đức của đội ngũ “đầy tớ nhân
dân” nói riêng và đạo đức xã hội nói chung đi lên hay đi xuống? (Ở đây chưa cần
xét đến thực chất của “tấm gương đạo đức” kia là thế nào.)
Tóm lại, bất kể số người ủng hộ
“sáng kiến” của PGS Phúc chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ vài %, song việc nó được lãnh
đạo CSVN áp dụng lại là một khả năng thực tế, thậm chí là cao. “Có bệnh thì vái
tứ phương.” Một khi CSVN vẫn dị ứng với phương thuốc “tam quyền phân lập, đa
nguyên đa đảng” mà nhân loại tiến bộ đã áp dụng hàng trăm năm nay thì việc họ
viện đến “phương thuốc” của “thầy Phúc” là điều không có gì phải ngạc nhiên.
Và thái độ của chúng ta
Thomas Henry Huxley (1825-1895),
nhà sinh vật học nổi tiếng người Anh và là người cổ suý nhiệt thành của thuyết
tiến hoá, từng viết trong tác phẩm “The Struggle for Existence in Human
Society” (tạm dịch: “Cuộc đấu tranh sinh tồn trong xã hội loài người”): “Thật
sai lầm khi lại mường tượng rằng quá trình tiến hoá biểu thị một xu hướng liên
tục hướng tới sự hoàn hảo. Quá trình đó chắc chắn liên quan đến sự thay hình đổi
dạng liên tục của sinh vật nhằm thích ứng với điều kiện mới, song tuỳ thuộc vào
bản chất của những điều kiện như thế mà chiều hướng của những đổi thay này sẽ
đi lên hay đi xuống.”
Chủ nghĩa cộng sản là một chủ
thuyết phi nhân và trái quy luật. Điều đó giải thích cho sự thất bại của nó với
tư cách một ý thức hệ trên phạm vi toàn cầu từ cuối thập niên 1980.
Từ góc nhìn Huxley, xã hội cộng sản
rõ ràng là môi trường lý tưởng cho những “phát kiến” kiểu như “tự phê bình và
phê bình”, “làm chủ tập thể”, “học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM”, “viện
đạo đức học dạy đạo đức cho cán bộ”, v.v. và v.v.
Vậy nên chúng ta có thể buồn cười
chứ không cần phải bực mình nếu “sáng kiến” của PGS Nguyễn Trọng Phúc được lãnh
đạo CSVN “hiện thực hoá”, bởi đó là một bước “tiến hoá” đưa hệ thống hiện hành
đến gần hơn với kết cục diệt vong tất yếu của nó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét