Tất nhiên, chửi gì cũng sẽ liên quan đến Cộng sản, hay Cộng sản là thứ gì đó đáng bị chửi. Trong
một video được đăng tải bởi Facebooker Hieu Hoa, nội dung cho thấy một
nhóm người dân (miền Bắc) đang chửi những người công lực (công an, dân
phòng) như tát nước với hàm ý: khốn nạn; bán nước; ăn thuế những lại
tước quyền của người dân.
Những
video này bây giờ nhan nhản trên mạng xã hội và cung cấp một góc nhìn
về thái độ cũng như hình ảnh của ĐCSVN trong mắt người dân.
Một cách "chửi" dưới góc nhìn của báo chí |
Về
mặt lý thuyết, chửi cũng được coi như một hành vi thực thi quyền tự do
ngôn luận trong sự bức xúc, do đó không ai có thể cấm người khác chửi,
trừ phi nó mang tính lăng mạ về mặt nhân phẩm và danh dự của một cá nhân
– tổ chức.
Tại
Việt Nam, các phản ứng đối với chính sách, chủ trương của Đảng và nhà
nước được thể hiện qua chửi. Và chửi trở thành một yếu tố nhấn mạnh
rằng, sự bức xúc người dân đã đi đến điểm G. Chính vì điểm G đó mà người
dân không còn sợ những màu áo thực thi quyền lực của nhà nước và từng
bước khiến họ đối diện với quyền lực nhà nước nhằm đòi hỏi lợi quyền của
mình.
Có
nhiều cá nhân chửi rất nặng như là Henry white, Lisa Phạm,… Nhưng trực
diện và số đông hơn là những bà con trong nước, nhất là nhóm người dân
bị tước bỏ ruộng đất, bị ngăn cản thực thi quyền biểu tình, quyền giám
sát,…
Có
nhiều người cho rằng, đã qua thời điểm chửi, thậm chí chửi còn không
mang lại hiệu quả gì mà chỉ còn mất thêm thời gian. Nhà báo tự do, ông
Lê Diễn Đức trong một chia sẻ trên Facebook cá nhân vào những ngày giữa
tháng 10/2017 đã cho biết: Tôi nói thật, các anh có chửi thế, chứ chửi
nữa nhà cầm quyền CS cũng chẳng thèm quan tâm vì các anh chẳng tạo nên
mối nguy hại nào cho họ. Cứ cho chửi bới như thế, họ càng được thêm
tiếng là "tự do ngôn luận".
Thực
ra, chửi nó mang hàm nghĩa lớn hơn. Nó không tạo ra nguy hại một cách
trực tiếp với một chính quyền, nhưng nó cho thấy nỗi bức xúc không còn
kìm nén của người dân; nó cũng cho thấy người dân đã không còn sợ hãi
khi đối diện với quyền lực nhà nước; nó mang ý nghĩa là thực thi quyền
tự do ngôn luận hơn là làm đẹp cho chính quyền về mặt tự do ngôn luận.
Chửi
cũng có nhiều hình thức khác nhau, từ phát ngôn qua miệng, sử dụng hành
vi cho đến ngôn ngữ báo chí, văn học, thậm chí im lặng cũng là một cách
chửi. Do đó, nhìn bao quát, thì hiện nay chính quyền Hà Nội bị “ăn
chửi” trên nhiều mặt trận, nếu trên báo chí chính thống thì có báo
“Người lao động” với chuyên mục Nói thẳng; hay báo Tuổi Trẻ sử dụng biếm
họa để chửi thẳng mặt không ít lãnh đạo nhà nước cho đến báo lề dân
(gồm cả Việt Nam Thời Báo, Tin tức hàng ngày, Tiếng Dân,…) sử dụng quan
điểm báo chí tự do – độc lập để “chửi” những sai lầm về chủ trương,
chính sách hay cách hành xử thiếu nhân bản. Ngoài ra, còn có các dạng
“chửi” bằng video, audio đăng tải trên youtube, facebook, vimdeo,… Chưa
kể hệ thống mạng xã hội Facebook dưới những dòng tin về tình hình kinh
tế - chính trị - xã hội cũng chứa đầy những phản hồi “chửi”.
Chửi
đa dạng, phong phú, chửi cho thấy người dân hoàn toàn không hài lòng
với những gì mà nhà nước đã và đang làm. Họ không ngại, không e sợ, và
họ tin rằng, luận điểm chửi cần được nêu ra. Đi xa hơn, chửi cũng là
phương cách thách thức với quyền lực nhà nước, biểu thị rõ rằng, nhà
nước đang bất lực trong điều hành kinh tế - xã hội – chính trị nên số
lượng chửi tăng dần, tăng từ mức độ “khốn nạn” lên thành cụm từ tục tĩu
như “ĐM”.
Không
đâu xa như vụ lũ lụt vừa qua tại miền Bắc, chỉ với câu nói “vỡ đê theo
kế hoạch”, ông Đỗ Đức Thịnh - Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng
chống lụt bão Hà Nội đã bị chửi thẳng mặt từ báo chí chính thống đến lề
dân, mạng xã hội, báo chí nước ngoài. Người gọi đó là sự vô cảm, người
khác cho đó là bất nhân, nặng hơn là “khốn nạn về ngôn từ”.
Tất nhiên, chửi gì cũng sẽ liên quan đến Cộng sản, hay Cộng sản là thứ gì đó đáng bị chửi.
Nếu
xem xét chửi là một hiện tượng xã hội, thì đây là một hiện tượng đặc
trưng của bất kỳ xã hội nào. Nhưng nếu là đặc trưng xã hội chủ nghĩa,
thì bản chất nó là sự phản kháng mạnh mẽ của người dân đối với các xu
hướng trái ngược của sự phát triển, và chính xác hơn, nó làm gia tăng sự
thay đổi nhận thức của người dân đối với chính thể. Xa hơn nữa, nó biểu
thị sự căm phẫn, mất niềm tin, hy vọng vào chế độ hiện thời; và nếu ở
một giai đoạn nào đó mà ĐCSVN phải buộc cầu vịn vào người dân, thì sẽ
nhận được sự đáp trả là “chửi” và quay lưng.
Nên
bây giờ, người cộng sản bị chửi, cái gì cũng bị chửi, làm gì cũng bị
chửi,… Chửi khi mà sự xấu xa nó hiện diện, và ĐCSVN trở thành một đối
tượng như thế.
Những
nhà cộng sản Việt đời đầu có nhắm mắt cũng không thể ngờ, cái Đảng mà
họ lập ra, hy sinh và phấn đấu cả đời. Cái Đảng mà họ từng được người
dân ngưỡng vọng, ủng hộ, phục tùng giờ trở thành hậu tố của bất kỳ câu
chửi bới nào.
Chính danh đã hết, câu chửi lên ngôi!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét