“Cửa
thoát” của giới quan chức Việt Nam vi phạm nhân quyền lẫn tham nhũng
lại hẹp thêm đáng kể sau ngày 4/10/2017 – thời điiểm mà Quốc hội Canada
chính thức thông qua Dự luật S-226 “Công lý cho Nạn nhân của các Viên
chức tham nhũng Ngoại quốc”.
Nhiều
khả năng dự luật trên sẽ được chính phủ Canada ký thành luật và sẽ trở
thành một công cụ hữu hiệu cho phong trào tranh đấu cho nhân quyền và
chống tham nhũng trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tương
tự như Luật Magnistsky của Hoa Kỳ do cựu Tổng thống Obama ký ban hành
tháng 12/2016, dự luật S-226 của Canada cho phép chính phủ Canada tịch
thu hoặc đóng băng tài sản của những người ngoại quốc vi phạm nhân
quyền, trong đó sẽ áp đặt chế tài đối với những viên chức Việt Nam không
tôn trọng nhân quyền và nghiêm cấm những viên chức này nhập cảnh vào
Canada.
Có
rất nhiều vụ việc nhân quyền bị xâm phạm ghê gớm ở Việt Nam, bất chấp
nhà nước này đã luôn hô hào rằng họ đã tham gia ký Công ước quốc tế về
các quyền dân sự và chính trị từ năm 1982, vinh dự trở thành thành viên
của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc từ năm 2013, ký kết Công ước quốc
tế về chống tra tấn từ năm 2015…
Hạ
viện Canada đã thông qua dự luật Magnitsky vào ngày 4/10 với tất cả 277
phiếu thuận. Trước đó dự luật đã được Thượng viện thông qua vào ngày
11/4. Ảnh: VietFact
Sau
mọi chữ ký và hứa hẹn đó, tất cả đâu vẫn vào đấy. Nhân quyền ở Việt Nam
càng lúc càng tồi tệ. Một cách nào đấy, Tổng thống Obama có thể tự an
ủi rằng thân phận ông vẫn còn là may mắn khi 6/15 khách mời của ông đã
bị công an Việt Nam thẳng tay ngăn chặn khi Obama đến Hà Nội vào tháng
5/2016. Bởi chỉ trong ít năm qua, công luận đã ghi nhận hàng trăm người
dân “tự chết” trong đồn công an. Chỉ riêng trong năm 2016 và năm 2017,
công an một số địa phương còn công khai đánh chết dân ngoài đường sá.
Trong khi đó, số người hoạt động nhân quyền và người dân bị công an và “côn đồ công vụ” hành hung dã man thì không sao kể xiết…
Nếu
trước đây Luật Nhân quyền Magnitsky chỉ áp dụng đối với Cộng hòa liên
bang Nga và một ít quốc gia khác, thì bộ luật này đã được Quốc hội Mỹ
chính thức thông qua vào tháng 12/2016 và được Tổng thống Mỹ ký ban hành
trong cùng tháng. Những cái tên quốc gia đặc biệt nhất nằm trong bộ
luật này là những địa chỉ có “thành tích nhân quyền” tai tiếng nhất: Bắc
Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam, Cuba…
Những
cái tên quan chức công an và cả quan chức ngoài ngành công an cũng bởi
thế rất có thể sẽ được “tôn vinh” một cách thích đáng.
Mặc
dù cho tới nay vẫn chưa có con số thống kê toàn diện nào, nhưng cần chú
ý một dư luận rằng tương tự Trung Quốc, rất nhiều quan chức Việt Nam có
tài sản và thân nhân ở nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ, Canana, Anh, Pháp,
Đức, Úc… Nếu vài chục năm trước số quan chức này chủ yếu là cao cấp thì
nay còn có cả quan chức trung cấp. Theo đó, dàn quan chức công an từ
cấp phó giám đốc, giám đốc công an tỉnh, thành phố trở lên đều thuộc
loại cao cấp, còn cấp trưởng, phó phòng nghiệp vụ của công an cấp tỉnh,
thành phố và cấp quận huyện thuộc loại trung cấp, đều có thể liên quan
với một khối tài sản nào đó ở nước ngoài.
Chỉ
riêng năm 2016, 3 vụ quan chức ngành dầu khí là Trịnh Xuân Thanh, Vũ
Đình Duy, Lê Chung Dũng bỏ trốn ra nước ngoài đã chứng minh quá rõ tình
trạng “vật đi theo người” của giới quan chức nói chung ở Việt Nam đậm đà
ra sao.
Năm
2016, Hồ sơ Panama đã tiết lộ có đến 19 tỷ USD được người Việt Nam
chuyển ra nước ngoài. Rất nhiều dư luận cho rằng phần lớn trong số tiền
này có nguồn gốc từ tham nhũng và được chuyển ra nước ngoài nhằm mục
đích rửa tiền.
Riêng
với các cơ quan tư pháp Mỹ, việc điều tra về tài sản và thân nhân của
giới quan chức Việt Nam và Trung Quốc trên đất Mỹ là hoàn toàn không có
gì khó khăn. Nghe nói một bản danh sách dài về giới quan chức Việt Nam
có tài sản ở Mỹ đã được vài tổ chức người Việt hải ngoại lập ra với nội
dung rất cụ thể…
Nhưng
chưa phải hết khi “cửa thoát” của giới quan chức Việt vẫn có thể hẹp
hơn nữa. Sau Mỹ và Canada, có thể đến lượt Tây Âu. Vụ Chính phủ Đức đột
ngột tuyên bố tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam
vào tháng 9/2017 là một “điềm” rất xấu. Đức có thể là nước sẽ xem xét áp
dụng Luật Magnitsky đối với Việt Nam trong ít năm tới. Sau Đức, có thể
đến Na Uy…
Thậm
chí Thụy Sỹ cũng không còn là vùng đất an toàn về ngân hàng cho giới
quan chức Việt chuyên rửa tiền. Gần đây, trong giới quan chức và đại gia
Việt Nam rầm rì bàn tán một tin sốt dẻo: theo một hiệp định ký giữa
Thụy Sỹ và Mỹ, các ngân hàng Thụy Sỹ sẽ có trách nhiệm công khai tên
khách hàng gửi tiền!
Có
nghĩa là gửi tiền vào nhà băng Thụy Sỹ cũng chẳng còn an toàn. Nhiều
quan chức và đại gia Việt đang đôn đáo chạy tìm những “miền đất hứa”
khác để tẩu tán tài sản trước khi con tàu mục rã chìm nghỉm xuống lòng
biển…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét