Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

Cản phá không cho tưởng niệm nạn nhân lũ lụt


Phóng viên RFA tại Hà Nội

 Dược sĩ Nguyễn Anh Tuấn ở Hà Nội treo băng-rôn tưởng niệm các nạn nhân lũ lụt miền Trung.
RFA


Con số hơn 230 người Việt bị thiệt mạng do thiên tai, lũ lụt gây nên trong năm qua khiến một số cư dân mạng lên tiếng kêu gọi phải tổ chức quốc tang cho họ từ ngày 26 đến 28 tháng 12. Một dược sĩ trẻ tại Hà Nội hưởng ứng lời kêu gọi này, thế nhưng việc làm của anh lại bị cản phá. 

Việt – Mỹ thời Trump cùng tương lai đau đầu


Phạm Chí Dũng


Có lẽ ông Nguyễn Phú Trọng là người giữ được ý chí lạc quan nhất trong toàn bộ Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN sau sự kiện TPP gần như sụp gãy vào Tháng Mười Một, 2016.

Người Việt Nam và nạn 'nô lệ hiện đại' tại Anh Quốc



BBC


Chiến dịch truy quét mới nhất chống sử dụng lao động phi pháp ở Anh được Thứ trưởng chuyên trách Nhập cư, ông Robert Goodwill ca ngợi là nỗ lực nhằm giải quyết những "tội ác man rợ của chế độ nô lệ hiện đại".

Lược sử blog Việt năm 2016 (phần 2)

Đoan Trang


10/7Anh Lã Việt Dũng, một thành viên tích cực của đội bóng No-U, bị công an mặc thường phục đánh chảy máu đầu sau khi ăn tối cùng và tham gia một trận bóng của No-U chiều chủ nhật. Việc làm này của an ninh có ý dằn mặt những người có khả năng và có tinh thần sẵn sàng tổ chức biểu tình, 10 ngày sau khi chính quyền chấp nhận lời hứa đền 500 triệu USD của Formosa.

Thư gửi người bạn trẻ: Giấc mơ ngày mới



 Tuấn Khanh


Nàm 2017 gõ cửa nhà tôi. Gỡ tờ lịch cuối cùng xuống như khép lại căn phòng thời gian đã hết, tôi nhìn thấy ba trăm sáu lăm ngày mới, trắng tinh xếp hàng dài, im lặng nhìn mình. Và như mọi năm, tôi lại tự hỏi với điều rất cũ “những gì sẽ đến, ngày mai, trên đất nước này?”.

Chính trị Mỹ: suy tàn hay đổi mới?



Trần Ngọc Cư dịch

Francis Fukuyama, Foreign Affairs, July/August 2016

“Ý nghĩa đích thực của cuộc tuyển cử này là sau nhiều thập niên, thể chế dân chủ Mỹ rốt cuộc đang đáp ứng trước tình trạng bất bình đẳng và bế tắc kinh tế ngày một nghiêm trọng mà đại bộ phận dân chúng đang trải qua. Vấn đề giai cấp xã hội đang trở về vị trí trung tâm của chính trị Mỹ, bất chấp các phân hóa khác – như chủng tộc, sắc dân thiểu số, giới tính, khuynh hướng tính dục, địa lý – vốn khống chế chương trình nghị sự trong các cuộc bầu cử gần đây.” - Francis Fukyuyama

Đài Loan 'điềm tĩnh' trước TQ bất chấp căng thẳng gia tăng

BBC




Tổng thống Thái Anh Văn hôm thứ Bảy nói Đài Bắc sẽ giữ thái độ 'điềm tĩnh' trong mối quan hệ với Trung Quốc.  Tuy nhiên, Reuters nói, bà Thái đánh giá rằng sự bất ổn trong năm 2017 sẽ là phép thử đối với hòn đảo tự trị và lực lượng an ninh Đài Loan, dẫu bà tái cam kết duy trì chủ trương hòa bình.

Tại sao Đảng Cộng hòa ghét Obamacare?


Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp


Nguồn: “Why Republicans hate Obamacare“, The Economist, 11/12/2016



 



Đạo luật cải cách y tế Obamacare đã được gọi là “đạo luật nguy hiểm nhất từng được thông qua”, “có tác động phá hoại tới các quyền tự do con người và cá nhân giống như Đạo luật Xử lý Nô lệ bỏ trốn” và một thứ giết chết phụ nữ, trẻ em và người già. Theo các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa, nguồn của các trích dẫn trên đây, Đạo luật Chăm sóc sức khỏe Hợp túi tiền (ACA), hay Obamacare, là một điều khủng khiếp. 

Cách ứng xử nào cho Biển Đông?


Dương Danh Huy 


Diễn tiến lằng nhằng phức tạp của biển Đông buộc người ta phải đặt câu hỏi: thực sự người Trung Quốc đang nghĩ gì? và muốn gì? Và người lãnh tụ hạt nhân của nước CHND Trung Hoa phải dành những đêm mất ngủ cho suy nghĩ về biển Đông - nơi sẽ là điểm khởi đầu của một khúc khải hoàn trong thế kỷ mới của đất nước ông, và chính bản thân ông.

Loạn vì bất chấp luật pháp



 Ngô Nhân Dụng


Em Đỗ Tuấn Lâm, học sinh lớp 4 ở huyện Thường Tín, Hà Nội, chửi nhau với bạn, bị cô giáo phạt, cho 42 bạn cùng lớp tát vào mặt, kêu khóc cũng không tha. Hình ảnh được truyền nhanh trên mạng khiến cô giáo bị cho nghỉ. Bà hiệu trưởng nói rằng cô giáo vốn dạy giỏi, cả lớp cô dậy đều là học sinh xuất sắc! Các công dân mạng đều trách cô giáo, và cả nền giáo dục ở Việt Nam. Nhưng tại sao một cô giáo giỏi lại đối xử tàn nhẫn như vậy, với một học sinh mồ côi và lâu nay vẫn bị bạn cùng lớp bắt nạt?

Bài 2: Quan điểm về cộng sản ở Việt Nam



 Nguyễn Vũ Bình
 

Quan điểm về cộng sản thời hậu cộng sản (Bài 2: Quan điểm về cộng sản ở Việt Nam)


     Chế độ cộng sản ở Việt Nam mang đầy đủ các đặc tính của chế độ cộng sản nói chung, nhưng còn có thêm những điều khác biệt. Đó là cuộc nội chiến và hai cuộc chiến tranh với Cam-pu-chia và Trung Quốc. Phải đến tận những năm 1988-1989 thì Việt Nam mới im hẳn tiếng súng chiến tranh trên toàn lãnh thổ. Sự khốc liệt mà chế độ cộng sản đem lại được cộng hưởng với sự khốc liệt của các cuộc chiến tranh càng làm cho sự đau thương và tang tóc của nhân dân tăng lên gấp bội. 

Vòng quanh thế giới ngày 31/12/16

1. Tin Úc: Sydney chào Năm Mới bằng màn pháo hoa rực rỡ


Úc chính thức bước vào năm mới 2017 với màn bắn pháo hoa rực rỡ tại Cầu cảng Sydney.
Trước đó, Auckland thuộc New Zealand trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới chào đón Năm Mới. Nhiều thành phố trên thế giới cũng tăng cường an ninh cho các buổi lễ trong đêm Giao Thừa, trong bối cảnh có nhiều vụ khủng bố bằng xe tải đâm vào đám đông, xảy ra tại thành phố Berlin của Đức và thành phố Nice ở nước Pháp. Tại Paris, Madrid và New York, hàng rào bằng bê tông và những xe tải hạng nặng sẽ được dùng để bao quanh những quảng trường trung tâm, nơi có đám đông tụ tập chào đón Năm Mới.


2.Tin Hoa Kỳ: Trump khen Putin “thông minh”

Donald Trump, người sắp nhậm chức tổng thống Mỹ, khen ngợi Vladimir Putin sau khi Tổng thống Nga bác bỏ ăn miếng trả miếng vụ Washington trục xuất các nhà ngoại giao Nga vì tranh cãi tin tặc.
Ông Trump nhắn bằng Twitter: "Động thái trì hoãn (của V. Putin) thật tuyệt vời - Tôi luôn biết rằng ông rất thông minh!" Hiện chưa rõ ông Trump dùng thuật ngữ “trì hoãn” ý muốn nói gì.

Toát mồ hôi lạnh trước chiến tranh tin học Nga

Thụy My


Những người chống ông Trump tại Washington tố cáo ông là con rối của Nga, 17/12/2016.


(Libération 31/12/2016) Các công cụ của nhóm tin tặc Fancy Bear và Cozy Bear, mà mục tiêu là những người chống đối Kremlin, thường xuyên được nâng cấp.

Các nhà kinh tế hãy thừa nhận mặt trái của thương mại



Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nguồn: Dani Rodrik, “Traight talk on trade”, Project Syndicate, 15/11/2016.


 


Liệu có phải các nhà kinh tế cũng chịu một phần trách nhiệm cho chiến thắng đầy bất ngờ của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua? Ngay cả khi không ngăn cản Trump, lẽ ra họ cũng đã có thể gây ảnh hưởng lớn hơn tới dư luận nếu cứ kiên trì với các nguyên tắc trong ngành học của mình, thay vì ủng hộ những người hô hào cho phong trào toàn cầu hóa.

Trọng sắp thịt Quang – 6



Người Buôn Gió


Liên minh Quang và Phúc liệu sẽ đi đến đâu.?

Khó mà trả lời câu hỏi này với một người như Nguyễn Xuân Phúc.

Đương kim thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến giờ chưa tạo được dấu ấn cho chính phủ của mình. Phúc đưa ra khái niệm chính phủ kiến tạo và liêm chính. Một khẩu hiệu khá hiền hoà và nghe dễ xuôi lòng người. Nhưng tại sao là là kiến tạo chứ không phải là đổi mới hay là cải cách.

Các dự án ‘đắp chiếu’ đã hoại tử khắp cơ thể

Lê Dung/SBTN


Toàn bộ các dự án đắp chiếu đều dưới thời Bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng. Ảnh: Việt Nam Thời Báo

Vào những ngày cuối cùng của năm 2016, lại có thêm 7 dự án thuộc loại “đắp chiếu” được chính phủ cực chẳng đã phải thông báo: Ðạm Hà Bắc, Ðạm DAP 1 Lào Cai, DAP 2 Hải Phòng, Ethanol Bình Phước, Ethanol Phú Thọ, nhà máy đóng tàu Dung Quất, Liên doanh khai thác mỏ Quý Sa, nhà máy gang thép Lào Cai.

Ngày 31/12/1978: Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan


Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

 Nguồn: United States ends official relations with Nationalist China, History.com






















Vào ngày này năm 1978, cờ tại Đại sứ quán Mỹ ở Đài Bắc và Đại sứ quán Đài Loan tại Mỹ đã bị hạ xuống. Đây là dấu hiệu hai bên đã chính thức chấm dứt quan hệ. Ngày 01/01/1979, Mỹ chính thức công nhận chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) tại Bắc Kinh.

Nền chính trị độc tài Việt Nam còn tồn tại dài lâu ? (II)



 Nguyễn Thị Từ Huy


Có những người mong muốn thể chế chính trị Việt Nam được cải cách một cách căn bản để chuyển đổi sang một cơ chế dân chủ, tạo điều kiện cho sự phát triển, bởi vì cơ chế độc tài hiện hành đang kìm hãm phát triển và là nguyên nhân của hầu như tất cả các vấn nạn xã hội. Tuy nhiên, bộ phận này mong muốn đảng cộng sản cải tổ để có thể tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo, để tiếp tục là « đảng của dân tộc », theo như cách nói của họ. 

"Pháo hoa cho người nghèo!"


Trần Quốc Quân

                         Bắn pháo hoa tại TP Hồ Chí Minh dịp 30/4/2015


Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ thị giao thừa Tết Đinh Dậu 2017 các địa phương trong cả nước không được bắn pháo hoa với lí do “dành thời gian và kinh phí chăm lo tết cho người nghèo”.

Đọc xong tin này trong tôi có nhiều cảm xúc trái chiều, mừng ít buồn nhiều nhưng lớn nhất là tức giận, tức giận vì thói đạo đức giả ngày càng lên ngôi. Trước kia thói đạo đức giả thường có trong mỗi cá nhân, giờ lan ra cả tập thể, mà nguy hại nhất là tập thể có vai trò lãnh đạo.

Chúng ta phải làm gì?


Trần Thảo

                             Lực lượng biên phòng VN - TQ. Rất khó phân biệt quân ta hay quân Tàu. Nguồn: báo Lào Cai

Lực lượng biên phòng VN – TQ. Rất khó phân biệt quân ta hay quân Tàu. Nguồn: báo Lào Cai

Hôm nay đọc bài viết được đồng ký tên bởi Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế và Kỹ Sư Đỗ Nam Hải với tựa đề NGUY CƠ MẤT NƯỚC, tôi thật sự thấy lòng mình nặng trĩu.

Mới đó mà 16 năm đã trôi qua trong đầu thế kỷ 21, và chúng ta đang ở cửa ngõ bước vào năm thứ 17. Thời gian không dừng lại khi đất nước Việt Nam vẫn mãi tối tăm trong chế độ CSVN, và nguy cơ dân tộc sắp lọt vào vòng kìm tỏa của kẻ thù phương bắc càng ngày càng lộ rõ, khiến cho người còn quan tâm tới vận mệnh quê hương Việt Nam có cảm giác bất lực, không có một nền tảng niềm tin nào để hy vọng cho một ngày mai tươi sáng.

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

Tỷ phú USD giàu nhất toàn cầu 2016: Bất ngờ từ Việt Nam

 V. Hà



Số tỷ phú USD tại Việt Nam bất ngờ tăng vọt trong năm 2016 và có thể sẽ còn bùng nổ trong các năm tiếp theo nhưng trên thế giới danh sách uy tín mới ghi nhận một người duy nhất đẳng cấp quốc tế.

“Đời không có gì cho không! Sống thì không được ăn không!”

Nguyễn Trung
 
        
Đấy là kết luận, đúng hơn có lẽ là lời răn cũ kỹ - giờ đây một lần nữa tôi lại phải tự rút ra cho mình trong mấy tuần nay căng mắt lên nhìn xem thế giới đang sang trang như thế nào. Thực ra cả đời tôi luôn cố sống theo lời răn này, thế mà cứ sau mỗi chặng đường, tôi lại phải gồng lên tự răn mình quyết liệt như thế.

Đôi nét về Ngoại trưởng Mỹ tương lai – Rex Tillerson

Trần Gia Huấn


Robert Gates đánh giá Rex là một người thừa khả năng đứng đầu ngành ngoại giao Hoa Kỳ. Một con người vô cùng thực tiễn và khôn ngoan. Ông luôn đặt quyền lợi của quốc gia trên hết trong mọi cuộc đàm phán hay thương lượng.

Obama và Putin tiến gần lằn ranh đỏ

Thụy My

Hai tổng thống Obama và Putin hôm 20/11/2016 tại Lima (Ảnh AFP)

(Libération 31/12/2016) Tổng thống Mỹ sẽ mãn nhiệm vào ngày 20 tháng Giêng tới, tối thứ Năm 29/12 đã loan báo việc trục xuất 35 điệp viên Nga ra khỏi lãnh thổ, để trả đũa các cuộc tấn công tin học của Matxcơva được cho là tạo điều kiện cho Donald Trump đắc cử.


Khuấy động sự yên tĩnh một hôm trước đêm tất niên, Nhà Trắng hôm thứ Năm loan báo một loạt trừng phạt Nga, do các vụ tấn công tin học trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ. Câu trả lời ở nhiều cấp độ chống lại cuộc tấn công tin học được cho là của một cường quốc nước ngoài nhằm can dự vào bầu cử, là chưa từng có. Ba mươi lăm nhà ngoại giao Nga, mà Washington coi là điệp viên, đã bị tuyên bố persona non grata. Họ có 72 tiếng đồng hồ để rời khỏi nước Mỹ. 


Một nghị định hồi tháng 4/2015 đã được hoàn chỉnh, nghị định này nới rộng quyền hạn của tổng thống để đáp trả các vụ tấn công tin học nhằm « can thiệp hay làm yếu đi tiến trình bầu cử ». Chính quyền Mỹ cáo buộc Matxcơva đã tổ chức các vụ xâm nhập mạng, để đánh cắp và công bố hàng ngàn thư điện tử của những người có trách nhiệm thuộc đảng Dân Chủ, làm rối thông điệp của ứng cử viên Clinton. 

Chín định chế Nga bị trừng phạt kinh tế : GRU (cơ quan tình báo quân đội) và FSB (cơ quan tình báo liên bang, tức KGB cũ), người đứng đầu hai cơ quan này và ba công ty « hỗ trợ phương tiện » - theo Nhà Trắng. Igor Valentinovich Korobov, giám đốc GRU đặc biệt bị nhắm đến, cùng với ba trong số cấp phó của ông này. Một người Nga và một người Latvia, bị nhận diện là tội phạm tin học, biển thủ và giả mạo danh tính. « Tất cả mọi người Mỹ đều phải lo ngại về các hành vi của Nga » - Washington báo động trong một thông cáo.

 
Nơi gặp gỡ bí mật của điệp viên

Lối vào hai cơ sở giải trí trên đất Mỹ thuộc sở hữu của Nhà nước Nga đã bị phong tỏa, và những người cư ngụ trên đó có hai mươi bốn tiếng đồng hồ để rời khỏi địa điểm. Đó là dinh cơ đồng quê của đại sứ quán Nga (18 hecta bên bờ sông Chester ở Pioneer Point ở tiểu bang Maryland), và 5,5 hecta khu nhà ở Long Island ở Glen Cove (New York). Theo báo chí Mỹ, đây là những nơi để các quan chức Nga tiêu khiển, nhưng cũng là nơi diễn ra những cuộc gặp gỡ bí mật giữa các điệp viên. 

Điện Kremlin cải chính mọi can dự, tố cáo các trừng phạt « vô căn cứ »« bất hợp pháp ». Trong ngày thứ Sáu 30/12, Matx cơva thay đổi thái độ, khi thế này khi thế khác. Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov trước hết tỏ ra cứng rắn khi phát biểu trên truyền hình, hứa hẹn sẽ trục xuất 35 nhà ngoại giao Mỹ đang phục vụ ở Matxcơva và Saint-Petersbourg, để trả đũa trừng phạt. Ông cũng đề nghị cấm các nhà ngoại giao Mỹ sử dụng một nhà nghỉ miền quê ở ngoại ô Matxcơva, và một tòa nhà sử dụng làm nhà kho ở thủ đô. Ông Lavrov nói : « Có đi có lại là nguyên tắc ngoại giao trong quan hệ quốc tế. Đương nhiên chúng tôi không thể không đáp trả ».

Nhưng ít lâu sau đó, tổng thống Vladimir Putin lại đấu dịu. Trong một thông cáo, ông khẳng định : « Chúng tôi sẽ không trục xuất ai cả, không rơi vào mức độ ngoại giao vô trách nhiệm ». Tuy vậy Nga vẫn duy trì « quyền sử dụng các biện pháp trả đũa » trước quyết định « khiêu khích » nhằm « làm tổn hại quan hệ Nga-Mỹ ». Matxcơva « sẽ tái lập các quan hệ tùy theo chính sách của tổng thống tân cử Donald Trump ».

« Hậu quả nghiêm trọng »

Các biện pháp được Nhà Trắng loan báo cũng là câu trả lời cho « sự quấy rối ở mức độ không thể chấp nhận được » mà các nhà ngoại giao Mỹ ở Matxcơva từ một năm qua phải chịu đựng từ phía cảnh sát hay an ninh Nga, theo Washington. Robert H.Legvold, giáo sư chính trị học trường đại học Columbia (New York), tác giả cuốn Return to Cold War (Quay lại với Chiến tranh lạnh, NXB Polity Press, 2016), giải thích : « Quyết tâm trả đũa nặng nề này là chưa từng thấy kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc ».

 
Tháng 3/2001, George W.Bush đã trục xuất 51 nhà ngoại giao Nga để đáp trả một vụ gián điệp trong hàng ngũ FBI. Ông Legvold nói tiếp : « Phá hoại chính trị không có gì mới, hai phe vẫn thường sử dụng. Sự khác biệt ở đây là việc vận dụng đến gián điệp mạng. Khi công khai các thông tin của đảng Dân Chủ thông qua WikiLeaks để gây ảnh hưởng đến bầu cử Mỹ, một lằn ranh đã bị vượt qua. Hoa Kỳ cảnh báo với Trung Quốc và các đối thủ khác là loại tấn công tin học này gây ra hậu quả nghiêm trọng. Sẽ là điều thú vị khi quan sát các phản ứng của Đức và các nước châu Âu khác, cũng bị tin tặc tấn công. Giờ đây là cả một thách thức mang tầm quốc tế ».

Theo ông, « Chính quyền mãn nhiệm tìm cách củng cố ngành ngoại giao hiện hữu và làm cho nhiệm vụ của ông Trump thêm khó khăn, nếu ông muốn thay đổi chính sách của Mỹ và châu Âu đối với Nga ». Ông Trump thì không tin vào sự can dự của Matxcơva. Ông bình luận : « Các máy tính làm cuộc sống chúng ta thêm phức tạp ». Ông mong muốn hâm nóng quan hệ Mỹ-Nga, và không ủng hộ việc trừng phạt của Nhà Trắng. Trump tuyên bố muốn gặp gỡ những người có trách nhiệm trong giới tình báo, và kết luận : « Giờ là lúc để đất nước chúng ta tiến về phía trước ».



 Nguồn: http://thuymyrfi.blogspot.com/

Dân không lo chỉ mong cho đảng sống mãi

Phạm Trần



Ở Việt Nam có nhiều yêu cầu của dân cần phải được giải quyết ngay thì đảng không làm mà chỉ lo tập trung sức người và của để bảo đảm đảng tiếp tục được ăn đời ở kiếp trên đầu nhân dân.

Chuyện bức thiết đầu tiên của hàng triệu người dân miền Trung trong những ngày cuối năm 2016 là khi nào thì họ được ăn cá và sinh vật biển trong vùng đánh bắt 20 hải lý (mỗi hải lý dài 1,852 mét), tính từ bờ, sau thảm họa Formosa thải chất độc ra biển từ tháng 4/2016?

Putin 'sẽ không ăn miếng trả miếng' với Mỹ


BBC


Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi trục xuất nhân viên ngoại giao Mỹ để trả đũa


Tổng thống Nga Vladimir Putin khước từ kêu gọi 'ăn miếng trả miếng' với Mỹ sau vụ Washington trục xuất nhân viên ngoại giao Nga. Hoa Kỳ vừa trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga vì cho là Nga tấn công tin tặc để can thiệp kết quả bầu cử tổng thống.

Ảo tưởng và hoang tưởng sau cái chết của Saddam Hussein

Ngọc Việt


                                        Ông Saddam Hussein



   Ngày 30.12.2006, cựu Tổng thổng Iraq Saddam Hussein đã bị hành quyết sau khi tòa án Iraq kết tội ông phạm tội ác chống lại loài người do bị cáo buộc đã ra lệnh giết chết 148 người Hồi giáo dòng Shiite tại Iraq vào năm 1982. Cho dù nhà lãnh đạo Iraq không công nhận phiên tòa và bác bỏ mọi cáo buộc, song lệnh hành quyết vẫn được thi hành trước thềm năm mới 2007, theo CNN.

Tổng thống Nga nói sẽ không trục xuất các nhà ngoại giao Mỹ sau chế tài


VOA

Một người lính gác kiểm tra những chiếc xe đi vào Đại sứ quán Nga tại Washington, ngày 29 tháng 12 năm 2016.


Tổng thống Nga Vladimir Putin nói Moscow sẽ không trục xuất các nhà ngoại giao Mỹ để đáp lại những chế tài mà Tổng thống Mỹ Barack Obama áp đặt hôm thứ Năm vì sự can thiệp của những cơ quan tình báo Nga trong cuộc tổng tuyển cử ở Mỹ vào tháng 11.

Sau anh em Castro, ai sẽ lên lãnh đạo Cuba?

Thụy My

Người dân Santiago đứng chờ đoàn xe tang chở tro cốt Fidel Castro ngày 02/12/2016.

(Le Figaro 29/12/2016) Một tháng sau khi Fidel Castro qua đời, không một khuôn mặt nào trên thượng tầng thực sự rõ nét để nối gót Raul Castro, đương kim chủ tịch nước đã 85 tuổi.

« Papa đã chết. Papa đã chết. Đó là câu trả lời duy nhất cho mọi câu hỏi về tương lai của Cuba » - Javier, một viên chức da đen của bộ Nội vụ nói. Người đàn ông vạm vỡ gồng tay, mỉm cười nói thêm : « Vấn đề kế tục và thời kỳ hậu Raul không có mấy ý nghĩa ở đây. Hãy nhìn những gì xảy đến với Felipe (Pérez Roque) và Carlos Lage ».
Được cho là những người kế nhiệm của anh em Castro vào khoảng những năm 2000, Felipe Pérez Roque, ngoại trưởng được bổ nhiệm năm 1999 ở tuổi 34, và Carlos Lage, phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, đã bị cách chức năm 2009 vì bị cáo buộc phản quốc. Carlos Lage, nhân vật số hai của Cuba đã phạm phải sai lầm là dám nổi tiếng hơn Raul Castro. Ở đất nước « No sé » (Không biết) – câu trả lời thông dụng nhất của người dân Cuba, con đường thời hậu Castro sẽ bất định và tùy tiện.

Về mặt chính thức, Raul sẽ rời chức chủ tịch nước Cuba tháng 2/2018, nhưng ông vẫn là bí thư thứ nhất đảng Cộng Sản Cuba cho đến năm 2021.
Raul Castro trước Quốc hội Cuba ngày 27/12/2016.
Giới lão thành bám ghế
Lẽ ra Raul sẽ phải nhường chỗ cho Miguel Diaz-Canel, 56 tuổi, đã được ông đưa lên làm nhân vật số hai của chế độ từ năm 2013. Cựu bí thư tỉnh ủy Villa Clara ba năm sau khi được bổ nhiệm vẫn ít được dân chúng biết đến. Chẳng ai biết đây là chọn lựa chiến lược của chế độ để không bị chỉ trích, hay là Diaz-Canel nghi ngại trước số phận, từ đầu cuộc cách mạng, vốn dành cho các lãnh đạo được quá nhiều hâm mộ. Những người biết về ông không cho rằng nhân vật này là một người kế nhiệm khả tín.
Điểm yếu đầu tiên : Diaz-Canel không phải là quân nhân. Ông sẽ phải có đủ uy thế trước quân đội đầy quyền lực, đang kiểm soát mọi đòn bẩy của nền kinh tế. Khuyết điểm thứ hai là thiếu tính chính danh, vì không xuất thân từ phong trào đấu tranh cách mạng. Cuối cùng, Miguel Diaz-Canel, yêu thích internet, mặc quần jean và áo sơ-mi trắng, còn phải tìm cách chinh phục giới lão thành cách mạng vốn thích màu xanh ô-liu và những bộ quân phục.
Tầng lớp lão thành này chủ yếu gồm Ramiro Valdés, 84 tuổi, nguyên lãnh đạo du kích ; và José Machado Ventura, 86 tuổi, bí thư thứ hai của đảng. Cả hai vị này còn khỏe, luôn bám chặt lấy quyền lực. Nhưng không chỉ có họ đang nhắm đến chức vụ cao nhất, mà con trai của ông Raul là đại tá Alejandro Castro, cũng ngày càng được nêu tên như người kế nhiệm tiềm năng của cha mình. Đương kim ngoại trưởng Bruno Rodriguez Parrila, 58 tuổi ; và cựu bộ trưởng Kinh tế Kế hoạch cho đến năm 2016 là Marino Murillo, 55 tuổi, hiện phụ trách ủy ban hiện đại hóa nền kinh tế, cũng có thể là những người kế nhiệm tài năng và kín đáo.
Như vậy bản đồ chính trị sau khi Raul Castro Ruz ra đi là quá bất định để có thể vẽ ra một cách cụ thể. Một nhà ngoại giao phương Tây hiểu rõ tình hình Cuba thổ lộ : « Không ai biết được kế hoạch chính trị của ông Raul, và liệu kế hoạch đó có hiện hữu hay không. Tôi có cảm tưởng là ông ấy muốn câu giờ càng lâu càng tốt ». Một giả thiết được củng cố bởi một nguồn tin khác cho biết cái chết của Fidel thật sự là một bất ngờ, vì ông đang chuẩn bị dự đại hội đảng.
Các thiếu niên cố gắng đẩy một chiếc xe hơi cũ chết máy trên đường phố La Habana.
Còn người dân Cuba thì vẫn đang dưới cú sốc vì cái chết của Comandante (Tổng tư lệnh). Một mặt, họ khó xác định được tương lai ra sao, mặt khác, « người dân ở đây vẫn sợ phát biểu » - theo Alberto, một nhà kinh tế ở La Habana. Dân chúng đành tự hài lòng với những thành tựu của chế độ. Như Senaida, nữ sinh trường trung học Ciego de Ávila, một thành phố miền trung. Sau hồi lâu suy nghĩ, cô nói : « Fidel đã làm rất nhiều thứ cho nhân dân chúng tôi. Ông đã mang lại giáo dục và y tế miễn phí ».
Đó là câu nói thường xuyên được nghe, và không phải luôn là giả tạo. Cũng như đa số người lớn, cô thiếu nữ mà cha mẹ cũng chỉ biết có chế độ Castro, không thể tưởng tượng ra được tương lai. Và xã hội Cuba vốn khá bảo thủ, đã trải qua gần bốn trăm năm bị Tây Ban Nha đô hộ, hai mươi năm can thiệp và chiếm đóng của Hoa Kỳ, rồi đến bốn mươi năm thao túng kinh tế, không muốn hình dung ra tương lai. Quá rủi ro. Quá khác biệt.
« Ai có thể chấp nhận rằng Fidel đã ra đi ? Những người thuộc thế hệ tôi (45 tuổi) đã được giáo dục trong một chế độ phụ hệ, vốn không hề giống với tình trạng hỗn loạn mà chúng tôi đã thoát ra được. Chúng tôi không hề được chuẩn bị (…) Tôi là một người không được chuẩn bị cho tốc độ của một thế giới thật » - tiểu thuyết gia Cuba Wendy Guerra đã viết như thế trên New York Times ngày 3/12 vừa qua.
Người dân thăm mộ Fidel Castro tại Santiana ngày 05/12/2016.
Cũng như bà Wendy Guerra, người sáng suốt chỉ trích chế độ và là một trong những nhà văn cùng thế hệ lỗi lạc nhất Cuba, dân chúng ẩn náu trong những khúc quanh của một cuộc cách mạng vẫn chưa hoàn thành. Cha già đã chết. Chú Raul còn đó. Với đất thánh El Cobre, nằm cách Santiago 30 km, người Cuba từ nay có nơi chốn hành hương mới.
Người dân Santiago ở Cuba nối đuôi thăm mộ Fidel, một tảng đá lớn màu trắng mang từ Sierra Maestra về. « Đó là một ngôi mộ hết sức đơn giản, chỉ có mỗi một chữ « Fidel ». Raul tối thứ Bảy 3/12 đã loan báo sẽ không có một con đường nào, một đài kỷ niệm nào mang tên Fidel, để tôn trọng ý nguyện của ông ». Một khách tham quan nghĩa trang Santa Ifigenia ở Santiago phấn khích cho biết.


 Nếu thời kỳ hậu Raul Castro vẫn bất định, chế độ Castro thuần túy cứng rắn đã chấm dứt từ lâu. Sau một thời kỳ chần chừ từ 2006 đến 2008, Fidel đã nhường ngôi lại cho người em vào tháng 2/2008. Thời kỳ hậu Fidel bắt đầu từ đó. Giáo điều chủ nghĩa xã hội đã bị lặng lẽ chôn vùi, và kỷ nguyên hậu Castro khởi đầu.
Siêu mẫu Gisèle Bunchen chụp ảnh trước khi trình diễn thời trang Chanel tại La Habana, 03/05/2016.
Việc Trump thắng cử đã thay đổi ván cờ
Khi trở thành chủ tịch Cuba năm 2008, Raul Modesto Castro Ruz đã khởi động một làn sóng cải cách bề mặt từ 2008 đến 2010, rồi từ năm 2010 tiến hành một loạt cải cách kinh tế xã hội đã làm thay đổi hẳn bộ mặt Cuba. Từ 2014 đến 2016, La Habana bắt đầu quá trình lịch sử xích lại gần với Hoa Kỳ. Nếu Hillary Clinton đắc cử, bà sẽ tăng cường quan hệ giữa hai nước, và ông Raul Castro có thể đẩy nhanh cải cách kinh tế. Tất cả các nhà phân tích từ lâu đều nhận định Fidel là vật cản cho những thay đổi, và từ khi ông qua đời, Raul có thể tăng tốc.
Nhưng việc ông Donald Trump được bầu lên đã đảo ngược ván cờ. Tổng thống Mỹ tương lai hồi cuối tháng 11 đã loan báo sẽ chấm dứt quá trình tiếp cận Cuba, nếu La Habana không có những thay đổi về chính trị và nhân quyền. Nếu tất cả những gì liên quan đến Hoa Kỳ là một chủ đề mà người Cuba sợ đề cập đến, thì các tuyên bố của Donald Trump về Fidel Castro đã gây sốc nặng và khiến người dân đoàn kết lại phía sau chế độ. 
Alberto, nhà kinh tế La Habana, muốn tỏ ra lạc quan : « Ông Trump là một doanh nhân, một nhà tỉ phú. Như thế, ông sẽ phải tiếp tục làm ăn với Cuba, nhất là ngày càng nhiều doanh nhân đang tìm đến La Habana. Đó không phải là những công ty lớn, nhưng trong ngành du lịch, ngày càng thấy nhiều người châu Âu và Mỹ la-tinh mua các khách sạn cũ ở Vedado (khu nghệ sĩ) để chuyển đổi thành các nhà nghỉ tư nhân (hostale, theo tiếng Tây Ban Nha) ».
Mặc cho sự lạc quan của nhà kinh tế La Habana, những vấn đề nghiêm túc thực sự bắt đầu với Raul Castro. Cho đến gần đây, người anh của ông vẫn đứng sau hậu trường. Người ta không chỉ sợ mà còn tôn trọng Fidel, còn đối với đương kim chủ tịch Cuba thì không được như thế. « Tôi không thích chế độ này, nhưng cái chết của Fidel là một cú sốc thực sự đối với tôi » - Ileana, nghệ sĩ ở La Habana không mấy tin tưởng vào Raul « thường bị chế giễu nhưng vẫn đáng ngại và cứng rắn hơn cả ông anh ».
 Nguồn: http://thuymyrfi.blogspot.com/

Tản mạn đón xuân Đinh Dậu

Tô Văn Trường

 
Pht giáo có câu rt hay là "Vô sư trí vi tôn" nghĩa là trí tu có được do t hc, t tri nghim, t ng mi là quý nht. T ng được và t sa mình là cái gc ca tiến b. Việt Nam đã có nhiều bài học cay đắng vì “ý thức hệ”, những thứ ngoại lai, hổ lốn và rt hiếm khi th hin cái "Vô sư trí vi tôn" đó, thì việc cần phải làm là đi tìm li cái bn ngã ca chính mình.

Năng suất Việt Nam thấp còn do nguyên nhân thể chế


Công nhân tại một xưởng may mặc Singapore Singlun Star tại ngoại ô Hà Nội, ngày 19/08/2014.



Tổng cục Thống kê Việt Nam vừa ra báo cáo nói năng suất của đất nước đã tăng nhẹ sau hơn một năm. Theo báo cáo, năng suất lao động toàn nền kinh tế Việt Nam trong năm 2016 ước tính tăng 5,31% so với năm 2015.

Nền chính trị độc tài Việt Nam còn tồn tại dài lâu ? (I)

Nguyễn Thị Từ Huy
Trong những ngày cuối cùng này của năm 2016, nhìn vào tình hình chính trị Việt Nam có thể nói gì ?
Tôi tạm đưa ra đây ba cách nhìn nhận khác nhau, đúc kết từ sự quan sát cá nhân của tôi về các ý kiến lưu hành trong dư luận xã hội (opinion publique) : 1/ Chế độ chính trị hiện hành còn tồn tại lâu dài, 2/ Đảng cộng sản sẽ tự chuyển hoá để tự bảo tồn và để tiếp tục lãnh đạo dân tộc, 3/ Chế độ độc tài cộng sản sẽ nhanh chóng sụp đổ.

Phút vui hiếm hoi của 'osin' ngoại ở Hong Kong




 
Những người phụ nữ này thường tụ tập, gặp gỡ nhau trong ngày Chủ Nhật, ngày nghỉ duy nhất trong tuần của họ  


Chỉ vừa mới hơn 11 giờ sáng Chủ Nhật tại Hong Kong, mà ngay trong bóng râm trời đã nóng tới 32 độ. Mặt trời chiếu chói chang trên những tòa nhà cao tầng ở khu quận thương mại trung tâm thành phố, và ở phía bên dưới tòa nhà Bank of America Tower đối diện, Rachel tháo nút chiếc túi nilon nhỏ, bên trong có món ăn chân gà. Cùng hai người bạn Ida và Grace ở kế bên, cả ba người ngồi xuống tấm bìa carton.

Nguy cơ mất nước!


BS Nguyễn Đan Quế và KS Đỗ Nam Hải


                          Bs Nguyễn Đan Quế (trái) và Ks Đỗ Nam Hải (phải). Ảnh: tác giả gửi tới.
Bs Nguyễn Đan Quế (trái) và Ks Đỗ Nam Hải (phải). Ảnh: tác giả gửi tới.


Kính gửi: Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.

Với tất cả sự quan tâm sâu sắc đến hiện tình đất nước, với tất cả tinh thần trách nhiệm cao đối với dân tộc, chúng tôi muốn gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh với đồng bào của mình rằng: Tổ Quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta đang suy vong và đứng trước nguy cơ diệt vong! Nguy cơ ấy đến từ 2 lũ giặc nội xâm và ngoại xâm!

Vòng quanh thế giới ngày 30/12/16

1. Tin Nga: Putin 'sẽ không ăn miếng trả miếng' với Mỹ

Sứ quán Mỹ ở Moscow

Tổng thống Nga Vladimir Putin khước từ kêu gọi 'ăn miếng trả miếng' với Mỹ sau vụ Washington trục xuất nhân viên ngoại giao Nga.
Hoa Kỳ vừa trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga vì cho là Nga tấn công tin tặc để can thiệp kết quả bầu cử tổng thống. Ông Putin nói Nga sẽ "không hạ mình xuống mức độ ngoại giao thiếu trách nhiệm" của Mỹ và sẽ nỗ lực khôi phục quan hệ với Mỹ dưới thời của tổng thống đắc cử Donald Trump. Bộ Ngoại giao Nga trước đó đã chính thức kiến nghị ông trục xuất 35 nhân viên ngoại giao Mỹ.


2. Tin Brazil: Phát hiện thi thể đại sứ Hy Lạp mất tích ở Rio de Janeiro

Đại sứ Hy Lạp tại Brazil Kyriakos Amiridis (ở giữa) ở thủ đô Brasilia ngày 25/05/2016.

Kênh truyền hình Globo hôm thứ Năm cho biết cảnh sát Brazil nghi rằng một xác chết được tìm thấy bên trong một chiếc xe cháy nám đen ở Rio de Janeiro có thể là đại sứ Hy Lạp tại Brazil, bị mất tích cách đây ba ngày.
Hãng tin Reuters chưa liên lạc được với người phát ngôn viên cảnh sát để yêu cầu bình luận. Hôm thứ Năm cảnh sát Rio cho hay lần cuối cùng còn thấy Đại sứ Kyriakos Amiridis, là tối ngày thứ Hai, sau khi ông rời nhà người bạn của vợ ông tại một vùng ngoại ô nghèo và đầy bạo lực ở thành phố Rio.

Năm 2016: Lũ chuột- bình quý và Đổi mới là sống còn!


Đọc một bài báo trong nước: "Năm 2016: Lũ chuột- bình quý và Đổi mới là sống còn!"
 ***


Kỳ Duyên

Sự kiểm soát quyền lực có thể biến thành hiện thực không, tùy thuộc vào thái độ, lẽ sống của chính mỗi người Việt chúng ta, từ cả một hệ thống chính trị, cho đến mỗi người dân có nhìn chung về một hướng - Vì lợi ích Quốc gia trên hết. Vì sự trường tồn và hành trình đi tới văn minh và văn hóa cùng nhân loại của nước Việt.

"Văn minh"

Manh Kim
Đọc cái gọi là “bộ quy tắc ứng xử” của thành phố “ngàn năm văn vật” chỉ thấy nực cười, không phải vì một số quy định kỳ lạ mà là sự mỉa mai nằm trong bản chất sự việc. Cái cây văn hóa một thời bị đốn chặt không thương tiếc, đến mức cái gốc cũng thối ruỗng, giờ lại lượm lặt vài chiếc cành khô và trưng ra rồi gán cho nó là “văn hóa” và gọi đó là “những quy tắc ứng xử cơ bản”! Câu chuyện này khiến nhớ lại thời điểm Trung Quốc chuẩn bị Thế vận hội 2008, khi cả nước Trung Quốc giương cao khẩu hiệu “người người văn minh, nhà nhà văn minh”. 

Lý Quang Diệu viết về Hoa Kỳ


 Biên dịch: Nguyễn Việt Vân Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp


Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “America: Troubled But Still on Top”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 68-93.








Cân bằng quyền lực đang chuyển đổi. Về phía châu Á của Thái Bình Dương, theo thời gian Hoa Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc gây ảnh hưởng. Mọi chuyện sẽ không còn như trước. Địa lí là điểm mấu chốt trong trường hợp này. Trung Quốc có lợi thế hơn vì nằm trong khu vực và có khả năng phô trương sức mạnh dễ dàng hơn ở châu Á. Đối với Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng từ cách xa 8.000 dặm là một điều hoàn toàn khác. 

Nga và Mỹ chạy đua vũ trang nguyên tử trở lại?


Hà Tường Cát/Người Việt (tổng hợp)  



Hội Nghị Thượng Đỉnh Quốc Tế về An Ninh Nguyên Tử, tại Washington, DC, hồi đầu Tháng Tư. (Hình minh họa: Andrew Harrer/Pool/Getty Images)
 
Trong buổi họp báo cuối năm hôm Thứ Sáu, kéo dài hơn bốn tiếng đồng hồ, Tổng Thống Nga Vladimir Putin nói là phát biểu của tổng thống tân cử Donald Trump cho rằng Mỹ nên gia tăng sức mạnh nguyên tử không có gì bất ngờ vì ông từng nói điều này trong thời gian tranh cử.

Giải ngân ODA: Mỡ treo miệng mèo!

Lê Dung/SBTN


                                                             Ảnh: CafeF
Năm 2016 kết thúc không chỉ bằng tình trạng khốn quẫn về nợ công, nợ xấu và cạn kiệt ngân sách, mà ngay cả nguồn vốn ODA cho Việt Nam cũng bị các tổ chức tài chính quốc tế siết lại.

Tinh thần của hậu duệ người lính Việt Nam Cộng Hòa


Paulus Lê Văn Sơn


Em còn rất trẻ, trẻ lắm, nhìn em rất điển trai như một minh tinh màn bạc, em đến từ quận Tân Phú, Sài Gòn. Sáng nay 29.12.2016, em đến DCCT Sài Gòn trong những ngày đang diễn ra chương trình Tri ân TPB VNCH. Em lạ hoắc lạ huơ, vì lý do an ninh luôn tìm mọi cách để xâm nhập vào khu vực diễn ra chương trình để hoặc theo dõi hoặc có thể phá bỉnh, cho nên các tình nguyện viên đảm bảo sự an toàn đã hỏi em đến để làm gì?.

Họ kiếm lợi, còn đất nước thì mặc lệ!



FB Vu Kim Hanh


Tuần trước ăn trưa với một nhà khoa học, tình cờ mọi người nhắc tới mỏ sắt Thạch Khê. Giờ đọc thấy Thạch Khê cũng nằm trong dự án thép Cà Ná, thấy...thương Thạch Khê quá.

GẢ BÁN (MỎ SẮT) THẠCH KHÊ ĐẾN LẦN THỨ 3, GẢ HOÀI Ế HOÀI ?

Thực tế có vẽ là cô gái không may (là mỏ sắt Thạch Khê) ấy chỉ được treo rồi rao rồi bán rồi bị chê rồi bán tiếp và nay lại rao tiếp để gây hi vọng ở dự án Cà Ná. Formosa từng hứa hẹn sử dụng sắt Thạch Khê, xong rồi chê và nhập các loại sắt ngoại (mới đây nghe là chỉ để gia công cho các nước), rồi một số hãng của Đức, Ấn độ đã vào khảo sát, nhưng theo họ, sắt Thạch khê không có giá trị thương mại do chất lượng quặng kém, địa hình mỏ lại rất phức tạp, khai thác chi phí cao. Bây giờ, cô gái Thạch Khê lại được đem ra làm mồi câu nhử trong thép...Cà Ná, liệu ai tin được là sẽ không bị “khê” lần thứ 3?

Ngày 30/12/1965: F. Marcos nhậm chức Tổng thống Philippines



 Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nguồn: Marcos inaugurated, History.com


 


Vào ngày này năm 1965, cựu thượng nghị sĩ Ferdinand Marcos đã chính thức tuyện thệ nhậm chức Tổng thống Philippines. Trong suốt 20 năm cầm quyền, chế độ Marcos đã ngày càng trở nên độc tài và tham nhũng.

Năng suất Việt Nam thấp còn do nguyên nhân thể chế


Công nhân tại một xưởng may mặc Singapore Singlun Star tại ngoại ô Hà Nội, ngày 19/08/2014.



Tổng cục Thống kê Việt Nam vừa ra báo cáo nói năng suất của đất nước đã tăng nhẹ sau hơn một năm. Theo báo cáo, năng suất lao động toàn nền kinh tế Việt Nam trong năm 2016 ước tính tăng 5,31% so với năm 2015.

Tổng thống Putin hứa sẽ đáp trả vụ Mỹ trục xuất hàng loạt quan chức



BBC

 Thời hạn cuối cùng cho hàng chục quan chức Nga và gia đình rời Hoa Kỳ là Chủ Nhật 01/01/2017 


Nga tuyên bố sẽ đáp trả việc 35 quan chức ngoại giao nước này bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ, trong lúc quan hệ giữa hai quốc gia trở nên căng thẳng trước cáo buộc tấn công tin tặc. Hoa Kỳ cho rằng Nga đã tấn công tin tặc làm ảnh hưởng tới kết quả bầu cử tổng thống hồi tháng 11. Phát ngôn viên của Tổng thống Vladimir Putin nói phản ứng của điện Kremlin sẽ khiến Hoa Kỳ thấy "cực kỳ khó chịu".

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Kinh tế Việt Nam và viễn ảnh 2017



Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA


 Một công nhân Việt Nam trong nhà máy Knauf Gips KG tại Hải Phòng, Việt Nam, ngày 30 tháng 10 năm 2016.

Năm 2016 mở ra với một triển vọng lớn cho Việt Nam khi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP thành hình. Nhưng đến cuối năm thì tình hình có nhiều khó khăn bất ngờ và viễn ảnh của năm 2017 sẽ là nhiều thách đố sinh tử.

Khi người Trung Quốc nhớ George Michael



 Tuấn Khanh


Tin về ngôi sao nhạc pop George Michael, người đã có một loạt các hit như "Last Christmas", qua đời vào ngày Giáng sinh ở tuổi 53 đã khiến nhiều người Trung Quốc tiếc nhớ một cách đặc biệt. Bởi ông và nhóm Wham là siêu sao phương Tây đầu tiên đến sân khấu hòa nhạc ở Trung Quốc trong một vai trò làm ấm lại mối quan hệ đang lạnh lẽo của Bắc Kinh và Washington vào nằm 1985.

Tương lai của Vietsovpetro là một dấu hỏi



 Người Việt

Một mỏ dầu tại thềm lục địa Việt Nam. (Hình: Tuổi Trẻ)


VIỆT NAM – Liên doanh khai thác, thăm dò dầu khí giữa Việt Nam và Nga, thường gọi tắt là Vietsovpetro được thành lập cách nay 35 năm (1981). Dẫu chỉ khi thác tài nguyên để bán nhưng Vietsovpetro đang lụn bại.

Lỗi của ai?



 Phạm Quang Long


 Đừng đổ cho người tham gia giao thông gây tắc đường - Ảnh: Internet 


  Tôi cho rằng các chuyện trên, các ông bà có trách nhiệm biết cả. Vì sao ư? Vì các ông bà đều là những người sáng láng, lại nhiều thông tin. Còn vì cái gì mà các ông bà biết lại không làm hoặc làm khác đi, thì chỉ các ông bà là người biết rõ nhất.

Việt Nam: ‘Quy hoạch’ là sắp đặt lưu manh làm lãnh đạo



 Người Việt

 
Võ Thanh Hà (phải) cánh tay phải của Vũ Huy Hoàng, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Sabeco và Vũ Quang Hải (giữa), con trai Vũ Huy Hoàng, phó tổng giám đốc Sabeco. (Hình: Tuổi Trẻ)


VIỆT NAM – Bộ Công Thương Việt Nam vừa chính thức công bố quyết định xử lý một số trường hợp được “quy hoạch” không đúng quy định và loại bỏ hàng loạt lãnh đạo của bộ này trong tương lai.

“Quy hoạch” là cách chính quyền Việt Nam gọi việc sắp đặt những cá nhân được lựa chọn từ trước, đưa những cá nhân này đi theo lộ trình nhất định để tích lũy uy tín, kinh nghiệm, sau đó bổ nhiệm làm lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương tới địa phương.

Két sắt của quan, manh chiếu của dân



Bạch Hoàn

 
Thu nhập trung bình của người VN đã đạt 2.200 USD/người. Con số này vừa được công bố cùng với các thành tích kinh tế của năm 2016. Nhìn một cách tổng quan, chưa bao giờ dân mình có được mức thu nhập như hôm nay.

Trịnh Xuân Thanh 'cơ cấu làm thứ trưởng'



BBC

                        Một cuộc họp ở Bộ Công thương


Tin cho hay lãnh đạo Bộ Công thương từng 'cơ cấu' ông Trịnh Xuân Thanh, người đã bỏ trốn và bị truy nã quốc tế, làm thứ trưởng bộ này. Ban cán sự đảng Bộ Công Thương vừa chỉ đạo các đơn vị chức năng rà soát và thống nhất xử lý một số trường hợp cán bộ được bổ nhiệm không đúng quy định nêu tại Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Biển Đông: Trung Quốc bất cần luật lệ (WSJ)


Mai Vân


Chiếc tàu lặn không người lái thuộc loại bị Hải Quân Trung Quốc thu giữ ngày 15/12/2016. Ảnh tư liệu.US NAVY


Vụ tàu Hải Quân Trung Quốc ngang nhiên thu giữ chiếc tàu lặn không người lái của Mỹ (drone) ngày 15/12/2016 đã khiến giới quan sát phải ngỡ ngàng trước thái độ công khai coi thường luật lệ quốc tế của Bắc Kinh. Trong một bài viết ngày 19/12, nhật báo Mỹ Wall Street Journal phân tích : « Bắc Kinh chẳng quan tâm gì mấy đến tính chất hợp pháp khi chặn giữ một chiếc drone của Mỹ ».