Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Tin khó tin: Đề xuất nhập gà Trung Quốc, 24 nghìn tiến sĩ không trả lời nổi vì sao cá chết

Lâm Chí Công (Tổng hợp)

Ngỡ ngàng và bức xúc nhất ngày cuối tuần vẫn là tin Cục Thú y của bộ Nông đề xuất nhập khẩu gà từ Trung Quốc trong khi gà trong nước có lúc phải đem tiêu huỷ. Trong khi đó, trên 24 nghìn tiến sĩ, đa phần là tiến sĩ cấp học viện trở lên không tài nào trả lời nổi các câu hỏi của đời sống dân Việt như vì sao xe máy nổ,… Tin khó tin hôm nay khuyến cáo về thói quen ăn chân gà, mề gà không rõ nguồn gốc rất có thể trúng độc.


1. Đề xuất gây sốc, ăn nội tạng gà nhập không rõ nguồn gốc có thể bị đầu độc

Đúng là quá ngỡ ngàng. Quá bức xúc. Cục Thú y thuộc bộ Nông đề xuất cho nhập khẩu gà giống từ Trung Quốc vào Việt Nam để… kiểm soát dịch bệnh (!?). Hiệp hội những người chăn nuôi, các chủ trang trại nước Việt đã lên tiếng phản đối kịch liệt, rằng gà giống trong nước đã sản xuất rất tốt cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi. Có những thời điểm dư thừa, các cơ sở sản xuất gà giống phải tiêu huỷ.

H1 
Gà giống Việt Nam có lúc dư thừa phải tổ chức tiêu huỷ. Ảnh: TTO

Từ đề xuất này, đã hé lộ nhiều thông tin về gà có nguồn gốc từ TQ. Gà thải loại từ TQ đã tràn vào nội địa VN không được kiểm soát làm ảnh hưởng, thiệt hại nền chăn nuôi gia cầm trong nước. Các chuyên gia cho rằng đề xuất nhập gà giống TQ là vô lý và gây nguy hiểm cho ngành chăn nuôi. 

H1 
Gà thải loại của Trung Quốc có thời điểm nhập lậu ồ ạt vào Việt Nam gây khó khăn cho ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam. Nguồn: Internet

Tôi đặc biệt lưu ý để những người thuộc nhóm nghiện nội tạng gia cầm có thông tin: Số lượng lớn chân, cánh, đùi, mề gà đã được tạm nhập vào VN để tái xuất nhưng đã đưa ra thị trường tiêu thụ. Một quan chức nói rằng số sản phẩm gà này kh


2. Hàng ngàn tỉ, ngàn tỉ bỏ hoang, cháy, hấp hối…

Mới nhất là nhà máy thép 1.700 tỉ trong khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) bỏ hoang nhiều năm đã bất ngờ bốc cháy, thiệt hại nhiều thiết bị nằm bãi lâu nay. Ở Ninh Bình nhà máy đạm 12 nghìn tỉ sau 4 năm hoạt động lỗ hơn 2 nghìn tỉ đã ngừng hoạt động vì máy móc hư hỏng, sản phẩm không bán được. Hôm qua, Tiền Phong đã dùng từ “hấp hối” khi đưa tin nhà máy sợi Đình Vũ đầu tư 7 nghìn tỉ, đã ngừng hoạt động chỉ sau một năm hoạt động, hơn 2 nghìn tỉ vốn chủ sở hữu đã đội nón ra đi…

H1 
Nhà máy 12 nghìn tỉ sau 4 năm hoạt động lỗ 2 nghìn tỉ, hiện ngừng hoạt động

Chuyên gia kinh tế – TS Vũ Đình Ánh nói ông xót xa trước thực trạng dự án nghìn tỉ bỏ hoang nhưng không bất ngờ, vì theo ông đây không phải là đầu tiên và chưa phải cuối cùng, nếu không chịu cải cách. Và ông cho rằng vấn đề còn nghiêm trọng hơn cả tham nhũng.

H1 
Nhà máy 7 nghìn tỉ hấp hối sau 1 năm hoạt động đã có 2 nghìn tỉ đội nón ra đi 

Câu hỏi tại sao như được “giải mã” một phần khi ngày 13.5, các báo đồng loạt đưa tin về việc truy tố ông Phạm Công Danh – người đã từng có 6 năm tù về tội chiếm đoạt tài sản, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VNCB, vì đã làm thất thoát, thiệt hại 7 nghìn tỉ đồng thông qua các hoạt động vay, cho vay vốn, đầu tư dự án…  


3. Quốc hội Pháp không mời được bữa cơm và chuyện xài tiền ở xứ Việt

“Không nơi nào xài tiền tuỳ tiện như ở Việt Nam” – dân biểu Trần Du Lịch nói. “Tôi đã đi nhiều nước nhưng không có nước nào xài tiền tùy tiện như VN. Tôi làm việc với Quốc hội Pháp, họ không mời được bữa cơm vì chưa thông qua ngân sách. Ở đây dự thảo viết là cơ quan có thẩm quyền, đó là cơ quan nào?” – ông Lịch nói tại toạ đàm về sửa đổi Luật ngân sách nhà nước. 
H1 
Tranh biếm họa

Về việc giám sát chi tiêu ngân sách, hiện tại người dân không được giám sát, do quyết toán ngân sách bị đóng dấu mật. Ông Lịch nói “Tôi đề nghị rất nhiều lần cái này phải sửa lại. Đại biểu của dân, ngân sách là tiền thuế của dân nhưng đưa ra Quốc hội lại là mật, tôi xì ra là tôi vi phạm luật”.

H1Tranh biếm họa

Các đại biểu Quốc hội TP.HCM cũng cho biết hiện Việt Nam có rất nhiều quỹ dự phòng, với hơn 70 quỹ, nhưng nghịch lý là toàn bộ tiền của quỹ nằm im một chỗ, khi ngân sách thiếu cũng không được sử dụng.
Tôi thống nhất cao với các dân biểu Sài Gòn rằng cần phải quy định rõ trách nhiệm giải trình về thu, chi ngân sách gắn với quyền của người dân trong giám sát, công khai, minh bạch thu chi ngân sách quốc gia. Đây không chỉ là đòi hỏi chính đáng của người dân mà còn là sự đáp ứng, phù hợp yêu cầu và thông lệ quốc tế. Không thể vừa xài tiền dân tuỳ tiện lại vừa bí mật với dân nữa.


4. 24 ngàn tiến sĩ lơ lửng và địa chỉ đuổi bọn cắp ô

Chủ tịch thành phố HCM Nguyễn Thành Phong cam kết trước cử tri là sẽ cho nghỉ việc tất cả những cán bộ nhũng nhiễu, tiêu cực, yếu kém, không làm được việc. Nghe vậy, dân Sài Gòn mơ ước, sắp tới, đội quân cán bộ không làm được việc, năng lực yếu kém nghe đến TPHCM là khiếp đảm giống như bọn tội phạm nghe đến TPHMC là khiếp đảm mà Bí thư Đinh La Thăng vừa đặt ra mục tiêu cho các lực lượng chống tội phạm.

H1Tranh biếm họa

Hôm qua nhà báo Lê Thanh Phong đã giới thiệu với ông Chủ tịch thành phố một số địa chỉ cụ thể để đuổi “bọn cắp ô”: Một là, hãy xử ngay tay phá hoại tại cái Cty mà Bí thư Đinh La Thăng gọi là “Công ty phá hoại môi trường”. Hai là, xử ngay các chủ tịch phường bất tài vô dụng vì để vỉa hè bị lấn chiếm làm quán ăn, quán nhậu, điểm gửi xe… Ba là, xử ngay cán bộ, công an chịu trách nhiệm quản lý các địa bàn vì để xảy ra tình trạng biến phố thành “thị trường” của bọn trộm cướp, chợ chuyên bán đồ gian…

Nhân quyết tâm đuổi bọn “sáng cắp ô đi chiều cắp ô về”, hôm qua dân biểu Lê Như Tiến đã “nổ” về một vấn đề đã rất cũ bằng một giọng rất mới và mạnh mẽ: 24 ngàn tiến sĩ là quá nhiều, nhưng có làm được gì cho cuộc sống không, hay chỉ lơ lửng trên mây? Xe máy nổ, cá chết… có trả lời được không? Đặc biệt, ông Tiến nói xu hướng quan ngại là tiến sĩ “chui” vào cơ quan quản lý. Tiến sĩ là để nghiên cứu, giảng dạy chứ không phải thành nhà quản lý.

Tôi nghĩ đã tới lúc phải tiến hành một cuộc tổng tiến công giảm danh tiến sĩ như kiểu giảm biên chế và đuổi bọn cắp ô vậy. Giải pháp cũng sẽ rất ít tốn kém: Mở một cuộc thi tiếng Anh, chỉ cần trình độ tương đương B thôi đã loại được kha khá tiến sĩ “sa ve” (save) và “phi le” (file). Việc để loại tiếp theo trong số còn lại xin nhường đề thi cho các chuyên gia.


Theo báo Lao Động

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét