Tú Anh
Ứng viên đảng Cộng Hòa Donald Trump vận động tranh cử tại Indianapolis, bang Indiana, Mỹ, ngày 27/04/2016.REUTERS/Jim Young
Sau
khi chiến thắng toàn bộ tại năm tiểu bang trong vòng sơ bộ ngày
26/05/2016, nhà tỷ phú Donald Trump tìm cách chứng minh ông là người duy
nhất có chính sách đối ngoại xuyên suốt. Lập luận của ứng cử viên nhiều
triển vọng nhất của đảng Cộng Hoà đôi khi mâu thuẫn nhau, ít chi tiết,
ngoài khẩu hiệu "Ưu tiên cho nước Mỹ".
Không
co cụm nhưng bớt can thiệp vào những chuyện không liên can trực tiếp
đến quyền lợi nước Mỹ, đó là nội dung bài diễn văn 40 phút của Donald
Trump ngày thứ Tư 27/04/2016 tại Washington trước một cử tọa chọn lọc
gồm phóng viên và chuyên gia chính sách đối ngoại.
Tự tin sẽ vào vòng chung kết, bất chấp mọi cản lực trong đảng, nhà tỷ phú nhắc lại những chủ đề « ruột » đã giúp cho ông chinh phục được lá phiếu của một thành phần cử tri cảm thấy vị thế siêu cường bị đe dọa. Khẩu hiệu của Donald Trump là ưu tiên cho quyền lợi của người dân Mỹ, bảo hộ thương mại và tái lập uy tín của Hoa Kỳ trên trường quốc tế và làm cho nước ngoài phải kiêng nể.
Bắt đầu bài phát biểu, Donald Trump cảnh cáo các nước đồng minh trong khối NATO ở châu Âu và Nhật Bản, Hàn Quốc ở châu Á. Những đồng minh được Mỹ bảo vệ phải chi trả tốn kém quốc phòng nếu không thì để họ tự lo thân. Ông chỉ trích chính sách của các chính quyền trước ở Irak, Libya và Ai Cập. Ám chỉ chiến dịch quân sự tại Irak năm 2003 lật đổ Saddam Husein, Donald Trump lên án cựu tổng thống George Bush « ngạo mạn » tưởng lầm là có thể giúp các quốc gia không có kinh nghiệm dân chủ trở thành một nền dân chủ theo mô hình tây phương.
Tuy vậy, luận điểm « co cụm » trên đây đã bị chính tác giả phủ nhận ngay sau đó. Donald Trump không dấu hoài niệm thời huy hoàng của Hoa Kỳ trong Thế Chiến Thứ Hai và thời chiến tranh lạnh với Liên Xô. Ông chỉ trích tổng thống Obama bỏ rơi một số đồng minh như Israel hay để cho tổng thống Hosni Mubarak của Ai Cập bị lật đổ vào năm 2011. Với Donald Trump, « các nước bạn của Mỹ có thể tin tưởng vào các thỏa thuận ký kết với nước Mỹ »
.
Làm cách nào để « tái lập » uy tín của Hoa Kỳ trên trường quốc tế ? Nhà tỷ phú vừa "đá giò lái" tổng thống sắp mãn nhiệm vừa cảnh báo : « Các nước bạn lẫn kẻ thù phải biết rằng khi tôi vạch ra làn ranh đỏ thì tôi sẽ tôn trọng nó ».
Theo ông Donald Trump, chính sách ngoại giao của Barack Obama và Hillary Clinton là một « thảm họa ». Với ông, Mỹ phải sẵn sàng sử dụng vũ lực. Thế nhưng, ông lại nhấn mạnh : thận trọng và chừng mực là dấu hiệu thực sự của sức mạnh.
Để chứng minh là Mỹ bị xem thường, Donald Trump « phiền trách » chủ tịch Cuba và quốc vương Ả Rập Xê Út không đích thân ra tận phi trường đón tổng thống Obama. Một thí dụ khác là Trung Quốc lợi dụng thời cơ lấn chiếm Biển Đông nhưng ông cho rằng, khi đắc cử tổng thống, với tài thương thuyết, ông sẽ nối lại quan hệ tốt với Trung Quốc và Nga.
Về đe dọa khủng bố, Donald Trump khẳng định « là Daech sẽ bị tiêu diệt một cách nhanh chóng » khi ông vào Nhà Trắng nhưng ông cũng không nói bằng cách nào.
Diễn văn « chính sách đối ngoại » của Donald Trump, theo AFP, mang nhiều mâu thuẫn. Chuyên gia Michael Pregent, nguyên là cố vấn của đại tướng David Petraeus lúc làm tư lệnh chiến trường Irak nhận định, Donald Trump « thiếu mạch lạc » : vừa cam kết bảo vệ đồng minh vừa bắt họ trả tiền.
Còn nhà phân tích David Pollock, thuộc viện nghiên cứu Washington Institut, thì cho là « Trump trình bày các chủ đề một cách mềm mỏng và thông minh nhưng có nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160428-chinh-sach-%C2%AB-nuoc-my-truoc-da-%C2%BB-cua-donald-trump
Tự tin sẽ vào vòng chung kết, bất chấp mọi cản lực trong đảng, nhà tỷ phú nhắc lại những chủ đề « ruột » đã giúp cho ông chinh phục được lá phiếu của một thành phần cử tri cảm thấy vị thế siêu cường bị đe dọa. Khẩu hiệu của Donald Trump là ưu tiên cho quyền lợi của người dân Mỹ, bảo hộ thương mại và tái lập uy tín của Hoa Kỳ trên trường quốc tế và làm cho nước ngoài phải kiêng nể.
Bắt đầu bài phát biểu, Donald Trump cảnh cáo các nước đồng minh trong khối NATO ở châu Âu và Nhật Bản, Hàn Quốc ở châu Á. Những đồng minh được Mỹ bảo vệ phải chi trả tốn kém quốc phòng nếu không thì để họ tự lo thân. Ông chỉ trích chính sách của các chính quyền trước ở Irak, Libya và Ai Cập. Ám chỉ chiến dịch quân sự tại Irak năm 2003 lật đổ Saddam Husein, Donald Trump lên án cựu tổng thống George Bush « ngạo mạn » tưởng lầm là có thể giúp các quốc gia không có kinh nghiệm dân chủ trở thành một nền dân chủ theo mô hình tây phương.
Tuy vậy, luận điểm « co cụm » trên đây đã bị chính tác giả phủ nhận ngay sau đó. Donald Trump không dấu hoài niệm thời huy hoàng của Hoa Kỳ trong Thế Chiến Thứ Hai và thời chiến tranh lạnh với Liên Xô. Ông chỉ trích tổng thống Obama bỏ rơi một số đồng minh như Israel hay để cho tổng thống Hosni Mubarak của Ai Cập bị lật đổ vào năm 2011. Với Donald Trump, « các nước bạn của Mỹ có thể tin tưởng vào các thỏa thuận ký kết với nước Mỹ »
.
Làm cách nào để « tái lập » uy tín của Hoa Kỳ trên trường quốc tế ? Nhà tỷ phú vừa "đá giò lái" tổng thống sắp mãn nhiệm vừa cảnh báo : « Các nước bạn lẫn kẻ thù phải biết rằng khi tôi vạch ra làn ranh đỏ thì tôi sẽ tôn trọng nó ».
Theo ông Donald Trump, chính sách ngoại giao của Barack Obama và Hillary Clinton là một « thảm họa ». Với ông, Mỹ phải sẵn sàng sử dụng vũ lực. Thế nhưng, ông lại nhấn mạnh : thận trọng và chừng mực là dấu hiệu thực sự của sức mạnh.
Để chứng minh là Mỹ bị xem thường, Donald Trump « phiền trách » chủ tịch Cuba và quốc vương Ả Rập Xê Út không đích thân ra tận phi trường đón tổng thống Obama. Một thí dụ khác là Trung Quốc lợi dụng thời cơ lấn chiếm Biển Đông nhưng ông cho rằng, khi đắc cử tổng thống, với tài thương thuyết, ông sẽ nối lại quan hệ tốt với Trung Quốc và Nga.
Về đe dọa khủng bố, Donald Trump khẳng định « là Daech sẽ bị tiêu diệt một cách nhanh chóng » khi ông vào Nhà Trắng nhưng ông cũng không nói bằng cách nào.
Diễn văn « chính sách đối ngoại » của Donald Trump, theo AFP, mang nhiều mâu thuẫn. Chuyên gia Michael Pregent, nguyên là cố vấn của đại tướng David Petraeus lúc làm tư lệnh chiến trường Irak nhận định, Donald Trump « thiếu mạch lạc » : vừa cam kết bảo vệ đồng minh vừa bắt họ trả tiền.
Còn nhà phân tích David Pollock, thuộc viện nghiên cứu Washington Institut, thì cho là « Trump trình bày các chủ đề một cách mềm mỏng và thông minh nhưng có nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160428-chinh-sach-%C2%AB-nuoc-my-truoc-da-%C2%BB-cua-donald-trump
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét