TT Blog: Bài đọc để tham khảo
***
Muốn tiến hành cải cách chính trị, đảng phải chủ động loại bỏ “chủ
nghĩa Mác – Lênin” và ý thức hệ đi kèm. Bởi các lẽ:
a.
Đảng phải từ
bỏ ý thức hệ lỗi thời để thay đổi chính mình thành đảng yêu nước của dân
tộc và dân chủ.
b.
Giai đoạn
phát triển mới của đất nước đòi hỏi đảng phải có một thế giới quan mới
xác lập được con đường phát triển theo các giá trị của
dân tộc và dân chủ, giành
được vị thế quốc gia mới
trong thế giới hôm nay.
c.
Chứng minh
trước nhân dân và tranh thủ được lòng tin của nhân dân là đảng đã trở
thành một đảng mới của dân tộc và dân chủ mà sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ đất nước trong thế giới hôm nay đòi hỏi.
Nên có những công trình nghiên cứu khoa học và nghiêm túc giải quyết
thấu đáo, thuyết phục nhiệm vụ khó khăn này để giải phóng tư duy theo
tinh thần loại bỏ những cái sai và lỗi thời, gìn giữ những giá trị đúng
đắn, hướng về những giá trị mới mà thực tế khách quan của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ đất nước đòi hỏi.
Trong khuôn khổ tâm sự và trao đổi, chỉ xin nêu ra một số suy nghĩ ban
đầu dưới đây.
Trước hết xin nói ngay: Cả Mác và Lênin đều không sáng lập ra chủ nghĩa
này – nó không tồn tại.
Chính bản thân Mác – và cả Ăng-ghen – đều cho tác phẩm trí tuệ của mình
là lý luận mang tính giải thích và thúc đẩy sự phát triển của cuộc sống.
Mác và Ăngghen suốt cuộc đời mình đã nhiều lần tiếp tục điều chỉnh những
chỗ sai, có nhiều sửa đổi quan trọng, bám vào thực tiễn và sự vận động
của lịch sử để tiếp tục phát triển lý luận của mình. Tới nay đã có thể
lọc ra khoảng 9 – 10 lần
Mác và Ăngghen đã có những thay đổi như thế. Cả Mác và Ăngghen đều coi
lý luận của mình là mở, đòi hỏi vận dụng sáng tạo bám sát cuộc sống chứ
không giáo điều, không bao giờ coi nó là học thuyết hay chủ nghĩa mang
tính khuôn sáo, áp đặt.
Còn Lênin cũng chưa từng đưa lý luận Mác lên thành một thứ chủ nghĩa,
cũng chưa hình thành được chủ nghĩa riêng của Lênin, vì bản thân Lênin
còn đang viết NEP (the New Economy Policy – Chính sách kinh tế mới,
1924) dở dang thì qua đời. Trước khi soạn thảo NEP, điều bổ xung của
Lênin vào học thuyết Mác là quan điểm “chuyên chính vô sản”. Song trong
quá trình viết NEP chính Lênin không nhắc tới hoặc đã thay đổi quan điểm
này. Thực tế cũng đã chứng minh CCVS là sai lầm.
CNML như được nói tới, được hiểu và dạy, được thực hành trong ĐCSVN và ở
nước ta cho đến hôm nay được lấy ra từ các phiên bản “Liên Xô” và “Trung
Quốc” (nghĩa là không phải từ gốc), có đôi chút biến báo vì lý do phiên
dịch hoặc vì theo cách hiểu của Việt Nam, vừa có nhiều cái sai so với
những điều Mác viết ra, vừa đã tự chứng minh là sai trong thực tiễn Việt
Nam 42 năm nay.
Sự thật là CNML được các lãnh tụ của phong trào cộng sản (Stalin, khoảng
năm 1927, một số nhân vật khác…) chắt lọc chủ yếu từ Tuyên ngôn Cộng
sản, rồi dựng lên thành một chủ nghĩa, một học thuyết nhằm xác lập vai
trò độc tôn lãnh đạo cách mạng (trước hết lúc đó là của Liên Xô) và sự
tồn tại của ĐCS với tính cách là một đảng độc tôn như thế, và để chi
phối mọi tư duy và hành động của toàn xã hội theo quan điểm của ĐCS. Nội
dung cốt lõi là xóa bỏ tư hữu tư liệu sản xuất, thiết lập chuyên chính
vô sản, coi đấu tranh giai cấp là động lực của phát triển.
Ngoài ý nghĩa là một cẩm nang của cách mạng xã hội chủ nghĩa, CNML như
vậy có thể được xem như sự khẳng định vai trò lãnh đạo tư duy của LX (và
phần nào cả tôn sùng cá nhân Stalin, sau này Khru-sốp đã bác bỏ, nhưng ở
ta lại phê phán Khru-sốp là xét lại) trong phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế.
Mác
viết Tuyên ngôn Cộng sản năm 30 tuổi (1848), và hầu như đây là tác phẩm
duy nhất Mác đề cập đến chủ nghĩa cộng sản một cách đầy đủ nhất với tính
cách là một hình thái xã hội mới tất yếu sau chủ nghĩa tư bản. Song
trong toàn bộ cuộc đời còn lại sau đó, Mác hầu như bỏ không theo cách
tiếp cận như vậy nữa, mà đi sâu vào bản chất sự vận động và phát triển
của chủ nghĩa tư bản đương thời. Dù không kiên định, song đã có lúc Mác
thừa nhận không thể làm thầy bói cho lịch sử như các dự báo của mình,
cho rằng lịch sử chỉ chấp nhận may đo, chứ không thể ốp may sẵn (Việt
Phương). Mác đã hoàn thành “Tư
bản” tập I, sau đó Ăngghen từ những phần việc dở dang của Mác
hoàn thành tiếp “Tư bản” II và III, trong đó hầu như không nói tới chủ
nghĩa cộng sản nữa. Đáng chú ý là: sau này Mác, song rõ nhất là Ăngghen
nhân dịp 25 năm TNCS, đều
coi TNCS chỉ có giá trị lịch sử, cuộc sống hoàn toàn không diễn ra như
đã viết trong TNCS. Một số quan điểm quan trọng khác của Marx về đấu
tranh giai cấp, về quy luật bóc lột giá trị thặng dư, về quy luật tiến
hóa của lịch sử… cũng cho thấy nhiều chỗ không đúng và càng không theo
kịp cuộc sống ngày nay… Trong khi đó những phân tích của Marx về chủ
nghĩa tư bản cho đến hôm nay vẫn có nhiều giá trị thời sự[1].
Một vấn đề vô cùng hệ trọng liên quan đến vấn đề đang bàn: Từ 6 - 7 thập
kỷ nay nhiều công trình nghiên cứu khoa học và nhiều học giả có uy tín
trên thế giới đánh giá thống nhất: chế độ của Hítle, Stalin và Mao có 3
đặc điểm giống nhau:
(1)
thực hiện chủ
nghĩa tư bản nhà nước - dù tên gọi của nó là gì,
(2)
tẩy não
(chỉnh huấn, học tập, cải tạo...) để mọi người phải trung thành với chế
độ,
(3)
biến con
người thành công cụ với đòi hỏi phải phục vụ tuyệt đối chế độ (thông qua
hiến pháp, luật pháp, chính sách...).
Chủ nghĩa xã hội quốc gia của Hítle (Đức quốc xã) muốn dựng lên
một đế chế của giống ngưới Aryan thượng đẳng, song hiện thân của nó là
chủ nghĩa phát-xít Đức, và nó là thủ phạm số 1 gây ra chiến tranh thế
giới II.
Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô lúc đầu là cái nôi và là thành trì của cách
mạng vô sản thế giới, song tha hóa dần hướng về một đế chế trong quan hệ
giữa Nga và các nước trong
Liên bang xô viết, cũng như giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
Đông Âu với nhiều rạn nứt, để cuối cùng là tan vỡ.
Ngay từ lúc quy mô nền kinh tế Trung Quốc còn đứng rất xa ngoài tốp 50
nước đứng đầu thế giới, chủ nghĩa xã hội/chủ nghĩa cộng sản của Mao với
quan điểm “gió Đông thổi bạt gió Tây” đã mang màu sắc bá quyền. (Trung
Quốc không theo CNML vì chống Liên xô, mà chỉ một thời nêu là “chủ nghĩa
Mác”).
Cả 3 chế độ toàn trị nói trên đều có những thảm sát đẫm máu lịch sử sẽ
không thể quên, những tội ác hủy hoại đến tận cùng quyền con người.
Trong khi đó những khát vọng thể hiện đặc trưng hay thuộc tính
của chủ nghĩa xã hội hiện thực hôm nay xuất phát từ những khát vọng xa
xưa của loài người, sớm nhất là từ thời Plato và Aristotle thuộc nền văn
minh Hy Lạp. Rồi những giá trị này trở thành những quan điểm chính trị
rõ rệt ở thế kỷ thứ 16, nổi bật là Thomas More (The Utopia), và ngày nay
vẫn là hoài bão của loài người về các giá trị của tự do, hạnh phúc...
Chủ nghĩa xã hội hiện thực – có thể nói như vậy – hôm nay được thấy
trước hết ở các nước Bắc Âu, thuộc phong trào dân chủ xã hội – nghĩa là
hoàn toàn không phải là sản phẩm của CNML. Tiền thân của phong trào dân
chủ xã hội ngày nay là Quốc tế II mà Marx và Engels lúc sinh thời đã phê
phán rất quyết liệt, cho là cải lương và thủ tiêu đấu tranh giai cấp.
Song sang thế kỷ 21 phong trào dân chủ xã hội trên thế giới cũng đang đi
vào thời kỳ thoái trào, xã hội loài người đứng trước nhiều vấn đề mới
truyền thống và phi truyền thống, những bất công mới, những đòi hỏi mới
trong quá trình toàn cầu hóa ngày nay; đồng thời – như 2 mặt của một
đồng xu, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức
mới…
Vậy
CNML với tính cách là nền tảng lý luận của
những gì được gọi là xã hội chủ nghĩa hay định hướng XHCN được
giảng dạy và thực hiện ở nước ta thực chất là gì? Lãnh đạo đảng đang đòi
hỏi phải bảo vệ, phải trung thành với CNML nào, nó là những nội dung cụ
thể gì? Nó có thể soi sáng con đường nào cho đảng, dẫn đất nước đi tới
đâu?.. Mọi câu trả lời tìm được trong cuộc sống đều dẫn tới kết luận: Đó
là một tập hợp lý luận đầy khiên cưỡng, duy ý chí và mâu thuẫn, xong lại
có nhiệm vụ xác lập và biện minh cho vai trò độc tôn của ĐCS, là nền
tảng lý luận, là lá cờ giương lên để gò đất nước vào sự lãnh đạo của
đảng, v v.., đồng thời là nguồn gốc và mầm mống của chế độ toàn trị ở
nước ta hôm nay.
Đáng
lưu ý là nội dung của CNML về xây dựng CNXH được xác định tập trung
trong Tuyên bố Mạc-tư-khoa 1957 của các ĐCS và CN quốc tế đã có nhiều
điểm khiên cưỡng trái hẳn với lý luận của Mác[2].
Cho đến nay chưa một lần nào và bất kỳ ở đâu có thể thực hiện được nội
dung xây dựng chủ nghĩa xã hội như đã ghi trong tuyên bố Mạc-tư-khoa.
Đơn giản vì những điều đã được xác định này không hiện thực, duy ý chí,
nên thất bại[3].
Vì lẽ này các nước XHCN Liên Xô – Đông Âu cũ sụp đổ. Cũng vì lẽ này Việt
Nam đã phải tiến hành đổi mới 1986, và hiện nay đang bâng khuâng không
biết đến hết thế kỷ này sẽ có CNXH hay không?!.
Bi kịch kép của lý luận Mác là ngoài sự sụp đổ của các nước LXĐÂ cũ, đến
nay cũng chưa có một cuộc cách mạng nào thắng lợi đã xảy ra theo lý luận
của Mác. Trước khi mất 2 năm, Mác đọc cho con rể mình viết góp ý với
đường lối của Đảng công nhân Pháp: cách mạng có thể giành thắng lợi bằng
con đường hòa bình, nghĩa là không phải bạo lực, cụ thể là thông qua bầu
cử; 1895 Ăngghen cũng góp ý như vậy với Đảng Công nhân Đức, song Lênin
không biết những điều này… Sau khi Mác mất, Ăngghen tập hợp tiếp các tác
phẩm của Mác và đã có lúc thô thiển hóa những ý tưởng của Mác thành “chủ
nghĩa”… (Việt Phương và một số học giả nước ngoài khác). Việt Phương còn
dẫn ra những chỗ sai khác của Mác trong kinh tế chính trị học. Đúng là
dù vĩ đại đến mấy, con người bao giờ cũng vẫn là nhân vô thập toàn: Mác
là một trong những triết gia và nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng nhất
– tích cực cũng như tiêu cực – đối với nhân loại trong thế kỷ 20.
Có một điều cần suy nghĩ: Nếu đồng nhất (1) tư tưởng – lý luận Mác và
(2) phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, và (3)chủ nghĩa cộng sản
diễn ra dưới dạng các chế độ toàn trị ở tất cả các nước xã hội chủ nghĩa
làm một, e rằng sẽ không đúng. Dù tác động qua lại với nhau sâu sắc thế
nào, song đây vẫn là 3 thực thể khác nhau. Nên có nghiên cứu
khách quan giải đáp thỏa đáng. Với cách đặt vấn đề như vậy, tôi cho
rằng:
·
Phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế là một cuộc đấu tranh cách mạng, là một
phản ứng tất yếu và rất đáng trân trọng của nhân loại trước thực tế phát
triển đẫm máu và mồ hôi người lao động trong chủ nghĩa tư bản cho đến
những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20, chính phong trào đấu tranh cách
mạng này đã góp phần quan trọng làm nên những tiến bộ xã hội của nhân
loại trong thế giới hôm nay.
·
CNTB nói
chung hay là các nước tư bản – cũng có lúc với những đối tượng nào đó
ngôn ngữ ta gọi là các nước đế quốc – một phần do đòi hỏi tự thân, một
phần do tác động của các trào lưu tiến bộ, trong đó có phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế - đã có rất nhiều điều chỉnh, nhất là kể từ sau
chiến tranh thế giới II đến nay, trên thực tế đã và đang dẫn đầu thế
giới trong thực hiện một số giá trị quan trọng.
·
Chủ nghĩa
cộng sản như đã xuất hiện ở tất cả các nước XHCN thuở ban đầu là kim chỉ
nam của phát triển, và sau đó một mặt do duy tâm và duy ý chí, mặt khác
do tha hóa, dần dần biến thành chế độ toàn trị. Nhìn chung, đó chính là
sự diễn biến của một quá trình tha hóa.
·
Khi quyền lực
của chế độ toàn trị là tuyệt đối với nhiều tội ác đẫm máu, CNML ở tất cả
các nước XHCN chỉ còn lại là cái tên (cái bình phong) tuyệt đối, đã dẫn
tới sự sụp đổ ở các nước LXĐA, và hiện vẫn đang tiếp diễn ở các nước gọi
là XHCN còn lại.
·
Chủ nghĩa
cộng sản của phong trào cánh tả bắt đầu từ thời Mao-ít rộ lên một thời ở
một số nước đang phát triển song cũng tàn lụi rất nhanh, để lại dĩ vãng
đau buồn ở những nơi nó xuất hiện. Phong trào này không có mối liên quan
nào đó với CNML với nghĩa đang được hiểu.
·
CNML lúc đầu
được hiểu và vận dụng như một học thuyết cách mạng dẫn dắt sự phát triển
của nước ta – dưới dạng xây dựng chủ nghĩa xã hội, rất tả khuynh, song
dần dần bị quyền lực biến tướng thành ý thức hệ bảo vệ chế độ toàn trị.
Quyền lực càng được củng cố bao nhiêu thì CNML càng bị tước bỏ về nội
dung bấy nhiêu. Hôm nay chỉ còn lại chức năng là cái mộc và cái khiên
của chế độ toàn trị.
·
Tất cả những
thứ nêu trên đều không phải
là hiện thân của lý luận Mác.
·
Vân… vân…
Nhân kỷ niêm 100 năm Tuyên ngôn Cộng sản, hội thảo quốc tế ở
Paris đánh giá: Trong toàn bộ tác phẩm của Mác, kể cả trong các thư
riêng, đỉnh cao của tư tưởng Mác thể hiện trong quan điểm được nói ra
rành rọt, nguyên văn là “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện
phát triển tự do của mọi người!” -
một lần duy nhất được viết ra trong Tuyên Ngôn Cộng Sản. Nhưng tư
tưởng này không hề được thực hiện trong bất kỳ một nhà nước cộng sản nào
cho đến nay, thậm chí bị vứt bỏ hoàn toàn! (Xem bản ghi của Việt
Phương).
Hơn nữa, trên đời này ngoài kinh thánh được các tín đồ của mình phong
tặng sự vĩnh cửu, không có lý luận khoa học nào là vạn năng, bất di bất
dịch và trường tồn – trong lĩnh vực khoa học xã hội càng không, vì con
người luôn luôn hướng về sự giải phóng chính mình; mọi thứ “chủ nghĩa”
đều phải áp đặt tư duy của chính nó. Chỉ có các giá trị mà con người xây
dựng nên được trong quá trình phát triển của chính mình là trường tồn.
Song các giá trị này cũng phải thường xuyên phát triển theo sự vận động
của thời gian, thời đại…
Đến đây có thể kết luận:
-
CNML như đang
được hiểu và vận dụng ở nước ta là tam sao thất bản (từ Liên xô, Trung
Quốc), lại được tuyên giáo ta qua các thời kỳ “chế biến thêm” và “chốt
lại”... Một thứ CNML như thế hầu như chỉ còn lại là một bình phong, một
nhãn mác, hay là một căn cứ mơ hồ, chỉ để mang lại cái chính danh cho
“định hướng xã hội chủ nghĩa” mà Đảng muốn ốp cho đất nước.
-
CNML như hiện
nay ở nước ta chỉ còn làm được chức năng trang trí tư tưởng, một thứ bùa
hộ mệnh, một kiểu ngọn cờ… để biện minh cho vai trò độc tôn và quyền lực
của ĐCSVN hôm nay trong xã
hội Việt Nam. Nói trung thành với CNML dịch ra đúng nghĩa là áp đặt sự
thừa nhận trạng thái hoàn toàn bế tắc về lý luận của một đảng chính trị,
và tính hư vô của lý tưởng mà đảng theo đuổi.
Tất cả chỉ với mục đích duy nhất: củng cố quyền lực của Đảng,
loại bỏ phản kháng, trấn áp bất đồng.
Trong cuộc sống thực của đất nước ta hôm nay, ngoại trừ một số quan điểm
sai lầm như chuyên chính vô sản, đấu tranh giai cấp, tập trung dân
chủ.., rất khó tìm được bất kể một quyết định, hay hành động hoặc một
kết quả thực tiễn nào của ĐCSVN
hôm nay mang nội dung CNML như đã được xác định trong Tuyên bố
Mạc-tư-khoa 1957 nói trên, hoặc theo chính các giáo lý giảng dạy. Đơn
giản vì những thứ này đều không khả thi. Song lại ngụy biện là
vận dụng sáng tạo vào nước
ta! Thực tế này giải thích hiện tượng: Xây dựng CNXH ở nước ta do thất
bại, nên từ vài thập kỷ nay buộc phải hạ thấp xuống thành “định hướng
XHCN”. Tuy thế đến bây giờ vẫn không xác định rõ được ĐHXHCN là cái gì.
Đơn giản vì “định hướng” như thế không có thực. Tất cả những gì tốt đẹp
định làm và cố tìm cách gói ghém chúng vào khái niệm ĐHXHCN ở nước ta –
ví dụ như công bằng, dân chủ, văn minh, phúc lợi xã hội, chống bóc lột,
trách nhiệm của nhà nước… - trên thực tế chỉ là những bánh vẽ, hoặc giả
có điểm nào cố sức làm (ví dụ trong y tế, trong giáo dục, trong thực
hiện qua loa một số quyền tự do dân chủ nào đó…) kết quả nếu đạt được
thường ở mức độ rất thấp và kém rất xa tất cả các nước cùng ở mức thu
nhập trung bình (thấp) như nước ta, kém hẳn các nước phát triển.
Sự thật là nước ta hiện nay bị xếp vào nhóm “top” các quốc gia có chế độ
chính trị mất tự do dân chủ, vi phạm nhân quyền và bất công nhất trên
thế giới. Cho nên càng bàn mãi về ĐHXHCN càng bí. Vì vậy tuyên giáo của
Đảng đã “chốt” lại hộ để khỏi phân vân mãi chưa ra: Cốt lõi của “định
hướng XHCN” là bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, giữ vững kinh tế nhà
nước là chủ đạo! Song oái oăm thay chính cái được “chốt” lại này lại là
nguồn gốc của chủ nghĩa tư bản thân hữu và tư bản hoang dã đạt tới đỉnh
cao ở nước ta 10 năm qua, bây giờ Đảng phải kêu gọi chống. Trong khi đó
Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII lại quy kết mầm mống của chủ nghĩa tư
bản thân hữu ở nước ta là kinh tế tư nhân!
Phi lý đến thế là cùng. Song chính cái “chốt” lại này khiến nước
ta xin mãi hàng chục năm nay sự công nhận là “kinh tế thị trường” mà vẫn
không được!
Cuộc sống luôn luôn đòi hỏi giải phóng tư duy khỏi sự kìm kẹp của ý thức
hệ, để mở mang trí tuệ phấn đấu cho những giá trị đã được văn minh của
nhân loại xác lập./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét