Las Vegas, kinh đô sòng bạc, bàng
hoàng, chìm trong bóng tối sau vụ thảm sát đêm 01/10/2017. Reuters
Sau vụ thảm sát đẫm máu nhất
trong lịch sử Hoa Kỳ xảy ra tại Las Vegas tối 01/10/2017, người dân Mỹ cố tìm
hiểu vì sao một người về hưu và khách quen của các sòng bạc lại xả súng vào những
khán giả xem ca nhạc, khiến tổng cộng 59 người chết và hơn 500 người bị thương.Nhưng
trước mắt vụ thảm sát này cũng đã khơi lại cuộc tranh luận trong chính giới Hoa
Kỳ về vấn đề mang vũ khí.
Sau khi bày tỏ tình liên đới với
gia đình các nạn nhân và lên án vụ thảm sát, phe Dân Chủ đã đòi Quốc Hội Mỹ phải
có hành động để hạn chế việc sử dụng vũ khí. Nhưng Nhà Trắng trả lời ngay rằng
hiện còn “quá sớm” để mở cuộc tranh luận về quyền mang vũ khí.
Từ Washington, thông tín viên
Jean-Louis Pourtet gởi về bài tường trình:
“ Ông Donald Trump đã theo dõi diễn
tiến tình hình trong suốt ngày qua. Ông đã ngỏ lời với dân Mỹ một cách rất chừng
mực, lên án một hành động biển hiện cho cái xấu tuyệt đối và kêu gọi đồng bào của
ông hãy đoàn kết và cầu nguyện cho các nạn nhân.
Ngày mai, tổng thống Trump sẽ đến
Las Vegas để gặp chính quyền địa phương và các gia đình nạn nhân. Chiều qua,
ông đã dành một phút mặc niệm trên bãi cỏ của Nhà Trắng với bên cạnh ông là phu
nhân tổng thống và vợ chồng phó tổng thống Mike Pence.
Nếu như ông đã làm những gì cần
phải trong hoàn cảnh như vậy, thì tổng thống Mỹ vẫn bị trách cứ là đã không đề
cập đến nguồn gốc của vấn đề đó là vũ khí. Phát ngôn viên của phủ tổng thống,
Sarah Huckabee Sanders, tuy không loại trừ một cuộc tranh luận như vậy, nhưng
cho rằng hiện chưa phải lúc để đưa vấn đề ra.
Bà nói: “ Bây giờ không phải lúc
cho một cuộc tranh luận chính trị, mà là lúc đoàn kết toàn dân và hiện còn quá
sớm để nói về chính sách khi mà chúng ta chưa biết rõ mọi chuyện.”
Nhưng đó không phải là ý kiến của
của phe Dân Chủ. Bà Nancy Pelosi, lãnh đạo của phe này đã viết thư cho chủ tịch
Hạ Viện Paul Ryan, yêu cầu thành lập một ủy ban sẽ soạn thảo một đạo luật mới
thập hợp lý ( về quyền mang vũ khí ). Nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy phe
Cộng Hòa sẳn sàng giải quyết vấn đề này. Trái lại, Hạ Viện sẳn sàng thảo luận về
một đạo luật cho phép …..mua các ống hãm thanh dễ dàng hơn”.
Sau khi từ trên tầng 32 của khách
sạn Mandalay Bay xả súng vào khán giả tại liên hoan nhạc country ( nhạc đồng
quê Mỹ ), “Route 91 Harvest”, Stephen Craig Paddock, 64 tuổi, đã tự sát trước
khi cảnh sát ập vào phòng của ông ta. Trong phòng, người ta tìm thấy 23 khẩu
súng và hàng trăm băng đạn.
Với 58 người chết và 527 người bị
thương, theo thống, thiệt hại nhân mạng của vụ thảm sát Las Vegas cao hơn cả vụ
thảm sát tại một hộp đêm của giới đồng tính ở thành phố Orlando vào tháng
6/2016. Trong vụ thảm sát ở Orlando, hung thủ, trước đó có tuyên thệ trung
thành với tổ chức Nhà nước Hồi Giáo, đã nổ súng giết chết 49 người. Trong lịch
sử Hoa Kỳ, chưa bao giờ một cá nhân duy nhất lại giết chết nhiều người như ở
Las Vegas.
Cục điều tra liên bang Mỹ FBI đã
loại trừ giải thuyết khủng bố thánh chiến Hồi Giáo, mặc dù tổ chức Nhà nước Hồi
Giáo đã ra thông cáo khẳng định một “chiến binh” của họ, vừa cải đạo sang Hồi
Giáo cách đây vài tháng, đã gây ra vụ thảm sát ở Las Vegas.
Một hung thủ bí ẩn
Hiện chưa chưa ai rõ động cơ nào
đã thúc đẩy Stephen Paddock, nguyên là một nhân viên kế toán nay đã về hưu,
hành động như vậy. Người ta chỉ được biết hung thủ sống tại thành phố Mesquite,
cách Las Vegas 120 km và cũng thuộc bang Nevada. Người em của ông ta, Eric
Paddock, cho biết Stephen Paddock là một người khá giả, không theo tôn giáo nào
và cũng chẳng có xu hướng chính trị nào, đồng thời không phải là một người mê
súng ống và cũng chưa bao giờ có chuyện với cảnh sát. Những người hàng xóm thì
kể lại là ông ta rất thường đến Las Vegas để đánh bạc.
Theo lời của cảnh sát trưởng Las
Vegas, Joseph Lombardo, Stephen Paddock đã đến khách sạn Mandalay Bay từ ngày
28/09 và đã tự mình đem số vũ khí nói trên vào khách sạn mà nhân viên khách sạn
không hề để ý. Cảnh sát trưởng Las Vegas khẳng định hung thủ là một “con sói
đơn độc” và cũng loại trừ giả thuyết khủng bố. Một điều chắc chắn là Stephen
Paddock đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng vụ thảm sát này với ý định là giết nhiều người
nhất.
Tại nhà của hung thủ, cảnh sát
cũng vừa khám phá thêm gần 20 súng, nhiều khối chất nổ và hàng ngàn viên đạn và
các máy móc điện tử mà các nhà điều tra hiện đang xem xét.
Người sống chung với Stephen
Haddock, một phụ nữ gốc châu Á có tên là Marilou Danley, lúc đầu bị cảnh sát
truy nã, nhưng lúc xảy ra vụ thảm sát, bà này đang ở nước ngoài. Cảnh sát đã
liên lạc được với bà và nay khẳng định bà không bị nghi là tòng phạm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét