“Một quốc gia không chịu phát triển” là câu nói được chuyên
gia Phạm Chi Lan dẫn lại từ một chuyên gia WB, tại Hội nghị kết nối các
DN nhỏ và vừa toàn quốc vào ngày 8/8/2015 ở Đà Nẵng.
Quá nhiều thứ nảy sinh, và nảy sinh nhiều nhất là từ việc Nhà nước thì bòn rút người dân, người dân thì bòn rút lẫn nhau. Vĩ mô thì bằng thuế phí, vi mô thì bằng sự trục lợi dựa trên những thói quen giẫm đạp lên nhau mà sống.
Tạm
rời xa những vấn đề như tham nhũng, lãng phí, lạm dụng quyền lực,… Hãy
trở về với Tp. Hồ Chí Minh – thành phố vừa được xếp hạng 6/10 thành phố
nguy hiểm nhất trên thế giới (về an ninh, trật tự xã hội,…). Vấn đề
thành phố này ngoài nạn cướp giật, kẹt xe, thì nạn ngập lụt toàn thành
phố luôn là một vấn đề nổi bật – bởi nó mất hàng trăm ngàn tỷ đồng, và
hàng chục năm chống chọi nhưng con số vẫn về 0.
Cống đầy rác khiến dòng chảy về siêu máy bơm bị nghẽn, dẫn đến đường Nguyễn Hữu Cảnh (Tp. Hồ Chí Minh) bị ngập nặng |
Cho
đến năm 2017, khi một DNTN là Tập đoàn cơ khí Quang Trung vào cuộc với
siêu máy bơm khổng lồ thì nạn ngập úng đã tạm thời có lời giải. Nhưng
đáng tiếc, sau màn “hút nước” đầy thành công tại đường Nguyễn Hữu Cảnh
thì vừa qua, vào ngày 17/10, khi công trình bơm nước được vận hành trong
lượng mưa nhỏ, thì lại gặp sự cố - khi hệ thống cống không thể đưa nước
về trạm.
Kết
quả xem xét ban đầu cho thấy, một lượng lớn rác thải với kích thước lớn
không biết bằng cách nào lại nhảy xuống cống, làm nghẽn dòng chảy, và
khiến nước không thể về trạm được. Trước đó, cống thoát nước này từng bị
người khác cố tình cho dây kẽm gai vào để mục đích phá hoại.
Việt
Tân chống phá chăng? Hay là một nhóm lợi ích nào đã bị tước đoạt lợi
lộc khi siêu máy bơm nước thực hành thành công đã gây ra tình trạng này?
Dù
như thế nào cũng đã cho thấy rằng, ở các nước khác, cạnh tranh là nhằm
phát triển, còn tại Việt Nam thì tìm mọi cách dìm nhau để kiếm lợi.
Thủ
đoạn cạnh tranh không làm mạnh, làm khó một cá nhân – tập thể khác khi
hơn mình luôn là một thực trạng biểu hiện đậm nét tại Việt Nam, đến mức
phải dùng cụm từ “người Việt giết người Việt” để có thể đặc tả đúng thực
trạng này.
“Giàu
thì nó ghét - đói rét thì nó khinh - mà thông minh thì chắc chắn bị nó
tìm cách tiêu diệt” – câu nói của một diễn viên trong chương trình Hài
Táo quân cuối năm luôn đúng trong mọi trường hợp ở Việt Nam. Nói cách
khác, tự bản thân người Việt quốc tính hóa sự manh mún trong làm ăn và
phát triển của mình, tìm mọi cách vun vét lợi lộc để làm giàu bản thân,
đến mức mà dồn người khác vào chân tường – kẻ tóc.
Cũng
tại Tp. Hồ Chí Minh, vừa qua báo Tuổi Trẻ lên tiếng về việc rao bán vỉa
hè ở một số tuyến đường trọng điểm với giá hàng trăm triệu đồng. Vỉa hè
được thuê và bảo kê, và người thuê tìm cách buôn gian, bán lận để thu
lời lại – nhiều phóng sự cho thấy nước, đồ ăn thức uống ven đường được
tẩm hóa chất để sinh lợi rồi bán cho người đi đường, thậm chí cho người
bệnh. Ấy thế mà dân phòng, công an phường, chính quyền phường, đội trật
tự đô thị phường,… trên địa bàn thành phố HCM hoàn toàn không biết, cho
đến khi báo chí phản ánh. Và câu kết sau cùng của các đồng chí ấy là:
đang điều tra, làm rõ.
Ai
không biết vỉa hè hay vụ ngập nước là thứ sinh lợi cho một nhóm người,
và nhóm người này tìm cách móc nối với nhau để “làm tiền” người dân (bao
gồm cả tiền thuế). Nhưng họ vẫn làm, vẫn đã – đang và sẽ làm, bởi vì họ
được bảo kê, bảo kê bởi một lực lượng được gọi là “lưu manh” trong xã
hội, trong đó có cả những người mặc áo thực thi pháp luật và quyền lực
nhà nước.
Nhưng
tại sao một dân tộc lại có những “quốc tính” như thế trong cái thời đại
mà có kẻ bảo là “rực rỡ”? Phải chăng là sự sinh sôi nảy nở mang tính
tức thì – tạm thời của một dân tộc trong một hệ chính trị, hay là vì
chính trị hiện tại thúc đẩy gien xấu đó được trỗi dậy và sinh sôi?
Cả dân tộc Việt dẫm đạp lên nhau sống. |
Tác
giả Hoàng Hà (Trí Thức Việt Nam) đã có một bài viết với tiêu đề: “Tinh
thần quý tộc biến mất và ý thức lưu manh phát triển”, trong đó người ta
tìm cách cào bằng giai tầng quý tộc, bình dân và lưu manh lại với nhau
để cùng sống chung một cách “hữu hảo”. Bằng phương cách: Dụ dỗ, đe dọa
nhiều người hơn nữa biến thành lưu manh, cuối cùng biến cả xã hội thành
lưu manh...
Nếu
xét xã hội Việt Nam, hay thông qua câu chuyện siêu máy bơm hay câu
chuyện vỉa hè cũng chỉ là cho thấy, sự ươn hèn, xảo quyệt của người Việt
đời nào cũng có. Từ cái thời trạng Quỳnh với vài ba tiểu xảo mà quay
vòng được vua – tôi, cho đến thời đại Cộng sản. Nhưng xét trong cách
dụng văn mà tác giả Hoàng Hà chỉ ra, thì cái thời thế mà trật tự đảo
lộn, đạo đức là sự manh mún, pháp luật chỉ là một trò chơi, thì thói
“lưu manh” đó trỗi dậy mạnh nhất. Không phải sao được, bởi lẽ dân nào
thì chính phủ nấy, Quốc hội nào thì Chính phủ nấy (cách dùng từ của ông
Dương Trung Quốc), dân thấy đảng viên ăn bòn thuế má thoải mái, thì dân
cũng tìm cách bòn rút tiền túi người khác; thấy tổ chức chính trị - xã
hội đảng độc tài – chiếm quyền thì cũng tìm cách xác lập cát cứ từng cái
đường (BOT của dân) cho đến cái vỉa hè. Thấy nạn tham nhũng tràn lan,
môi trường tìm cách đưa kẻ nịnh bợ ngoi lên thì dân tìm mọi cách sống
lỏi (khôn vặt).
Nói
đâu xa, hãy xem Chính phủ đã làm gì (sai phạm đất đai ở Vườn Quốc gia
Ba Vì Hà Nội, dự án nhiều nghìn tỷ ‘đắp chiếu’, như dự án TISCO – Công
ty cổ phần gang thép Thái Nguyên (8.104 tỷ đồng), dự án sơ sợi Hải Phòng
(7.000 tỷ đồng), nhà chờ xe buýt nhanh (1.000 tỷ đồng) ở Hà Nội, các dự
án không hiệu quả như Bảo tàng Hà Nội) và dân đã “nhìn gương sáng và
làm theo” ra sao: tệ nạn xã hội, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, chạy
quyền chạy chức,…
Cả
dân tộc giết nhau, cả hệ thống chính trị đưa nhau vào con đường cùng,
đó có phải là cái số của dân tộc Việt đáng bị chịu? Hay là vì cái thời
này “rực rỡ” nên nó mới vậy?
Chỉ
biết rằng, không phải ngẫu nhiên mà chuyên gia WB cho rằng Việt Nam là
một mô hình không chịu phát triển hay PGS. TS. Phạm Quý Thọ thuộc Học
viện Chính sách và Phát triển khi tìm cách giải mã sự tụt hậu của Việt
Nam đã cho rằng, nút thắt chính là: sự sa lầy về tư duy và mâu thuẫn hệ
thống.
Khi
nào không giải quyết tốt được 2 yếu tố trên, thì khi đó, người Việt vẫn
sẽ dẫm đạp, giết nhau mà sống. Và khi đó một thành phố HCM vẫn ngập lụt
dài dài, gây đau khổ cho hơn chục triệu người, nhưng lại đem khoái lạc –
lợi lộc cho vài người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét