Vào ngày này năm 1941, lính Đức
đã bắt đầu một đợt tấn công điên cuồng, giết chết hàng ngàn thường dân Nam Tư,
trong đó có nguyên một trường nam sinh.
Mặc dù đã nỗ lực duy trì sự trung
lập khi Thế chiến II bùng nổ, nhưng cuối cùng Nam Tư cũng phải đối mặt với việc
ký một “hiệp ước hữu nghị” với Đức vào cuối năm 1940, và sau đó tham gia Hiệp ước
“Trục” Ba Bên vào tháng 03/1941. Người dân Nam Tư phản đối liên minh này và một
thời gian ngắn sau đó, nhóm cầm quyền gồm những người đã từng cố gắng hình
thành một liên minh Nam Tư mong manh giữa các nhóm sắc tộc và các vùng sau khi
Thế chiến I kết thúc, đã bị lật đổ.
Quân đội Serbia đã đưa Hoàng tử
Peter lên nắm quyền. Hoàng tử – bây giờ trở thành Vua – đã bác bỏ liên minh với
Đức – và Đức đã trả đũa bằng việc cho Không quân Luftwaffe đánh bom Belgrade,
giết chết khoảng 17.000 người.
Với sự thất bại của quân kháng
chiến Nam Tư, vua Peter đã chạy trốn sang London và lập ra một chính phủ lưu
vong. Khi đó, Hitler bắt đầu biến Nam Tư thành một quốc gia bù nhìn, chủ yếu bị
phân chia theo các sắc tộc, với hy vọng giành được sự trung thành của một số
nhóm người – chẳng hạn như người Croat – bằng lời hứa trao độc lập cho họ sau
chiến tranh. (Thực tế, đã có nhiều người Croat chiến đấu cùng với người Đức
trong cuộc chiến chống lại Liên Xô). Hungary, Bulgaria, và Italy đều đã tham
gia “xâu xé” Nam Tư, và những người Serbia chống đối đều bị thảm sát. Ngày
21/10, tại Kragujevac, 2.300 đàn ông và trẻ em trai bị giết; Kraljevo thì chứng
kiến 7.000 người thiệt mạng vì bị lính Đức giết, và ở Macva, 6.000 đàn ông, phụ
nữ và trẻ em đã bị sát hại.
Những người Serbia chiến đấu dưới
sự lãnh đạo của Josef “Tito” Brozovich đã nhận được sự ủng hộ từ Anh và viện trợ
của Liên Xô trong cuộc chiến chống lại những kẻ xâm lược. “Dân chúng không chỉ
công nhận thẩm quyền … họ còn tin theo bọn lưu manh Cộng sản một cách mù
quáng,” một quan chức Đức đã phàn nàn như vậy khi báo cáo về cho Berlin.
Nguồn: Germans massacre men, women, and children in Yugoslavia, History.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét