Quan chức cao
cấp nhất trong chuyến đi trên là Bùi Văn Cường, ủy viên trung ương đảng,
Chủ tịch VGCL, đã làm việc với các đối tác của VGCL tại Los Angeles,
bang California, Hoa Kỳ, Đại diện lãnh đạo Công đoàn Dịch vụ công cộng
và Công đoàn Y tế miền Tây (SEIU và UHW).
Được biết, đây
không phải lần đầu tiên VGCL “đi công tác” đến Mỹ. Bối cảnh gần nhất là
vào năm 2015, vào lúc Tổng thống Obama bất ngờ tuyên bố tại Hãng Nike về
‘Việt Nam sắp có Công đoàn độc lập”, rồi sau đó diễn ra chuyến công du
Washington của Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư đảng CSVN, tại Việt Nam đã
rậm rịch không khí “cải cách” theo hướng bổ sung Luật Lao động, Luật
Công đoàn và bắt đầu nói đến “công đoàn cơ sở” (một cách nói chệch của
Công đoàn độc lập mà giới lãnh đạo Việt Nam luôn tìm cách tránh né).
Khi đó, “toàn đảng, toàn dân và toàn quân” không chỉ hướng đến đại hội 12 của đảng cầm quyền mà còn hướng đến… Hiệp định TPP.
Tuy thế, bầu
không khí rậm rịch trên chợt xẹp hẳn vào cuối năm 2016 khi TPP đối diện
nguy cơ tan vỡ. Nhưng chẳng có gì khó hiểu đối với giới chóp bu Hà Nội:
với não trạng chỉ chấp nhận một chút cải cách nếu có lợi ích đính kèm,
họ không đời nào chịu chấp nhận Công đoàn độc lập nếu không có TPP.
Còn giờ đây là
năm 2017. Mỹ đã chính thức rút khỏi Hiệp định TPP. Vào lúc này, chỉ còn
duy nhất một hiệp định thương mại quy định gắn việc thông qua cùng với
việc chấp nhận Công đoàn độc lập: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –
châu Âu (EVFTA).
Do đó, cũng có
một khả năng VGCL một lần nữa khởi động tư thế chuẩn bị cho “công đoàn
cơ sở” trong EVFTA bằng việc “nhân tiện” dùng tiền đóng thuế của người
dân Việt để sang Hoa Kỳ… chơi.
Vậy VGCL về thực chất là gì và đã làm được gì ở Việt Nam?
Về mặt pháp lý,
bất kỳ cuộc đình công nào cũng phải có sự chấp thuận của VGCL. Nhưng
thực tế đã minh chứng một sự thật quá chua chát là VGCL chưa bao giờ
lãnh đạo, tổ chức hoặc hỗ trợ bất kỳ vụ đình công nào. Tất cả các cuộc
đình công ở Việt Nam đều mang tính tự phát nhưng đều bị xem là bất hợp
pháp.
Nhiều nguồn tin
còn khẳng định rằng các lãnh đạo công đoàn nhà nước đã được trả lương
cao để phục vụ cho giới chủ đầu tư và bảo vệ lợi ích của đảng cầm quyền,
thay vì bảo vệ người lao động. Ngay cả một số nhà nghiên cứu thuộc
chính quyền cũng không che giấu rằng không phải là điều bất thường khi
các nhà quản lý trở thành lãnh đạo công đoàn và sử dụng công cụ này để
thao túng các cuộc bầu cử công đoàn.
Quyền được tự
thành lập một tổ chức công đoàn độc lập của công nhân càng trở nên bức
bách trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đã bị các nhóm lợi ích tham tàn
ở đất nước này đẩy vào tình thế suy thoái và khủng hoảng trong suốt 9
năm qua. Không những không được cải thiện, mức thu nhập bình quân của
công nhân còn bị giảm tương đối 25-30% trong khi mặt bằng giá cả tăng
vọt từ 3 – 4 lần từ ít nhất năm 2011 đến nay. Tại nhiều nhà máy và xí
nghiệp, công nhân phải làm việc ít nhất 10 giờ mỗi ngày và sáu ngày một
tuần, nhưng chỉ kiếm được trung bình khoảng 70 USD mỗi tháng. Tình trạng
thảm thương đó vẫn tiếp tục tăng tiến bất chấp Việt Nam đã có cơ hội
tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ năm 2007, nhưng đã chỉ
trở thành cơ hội để hố phân hóa giữa 5% số người có thu nhập cao nhất
với 5% người nghèo nhất ước tính lên đến ít nhất 60-70 lần.
Điều kiện sống
eo hẹp đã dẫn đến tình cảnh quá khó khăn của công nhân ở rất nhiều doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước. Ngược lại,
những điều kiện sử dụng lao động lại ngày càng hà khắc, không chỉ biểu
tả cho một “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” mà còn
thêu dệt cho bức tranh thời kỳ đầu của “chủ nghĩa tư bản dã man” tại
quốc gia đang quá sức nhập nhoạng và chen lấn về ý thức hệ này.
Lẽ đương nhiên
nếu được hình thành, Công đoàn độc lập không thể là một tổ chức hữu danh
vô thực như VGCL và các cấp công đoàn cơ sở của hệ thống nhà nước, khi
các VGCL đã chỉ được biết đến như một khâu trung gian hưởng thụ 2% trên
tổng quỹ lương doanh nghiệp mà chưa hề đồng thuận với bất kỳ yêu cầu
biểu thị chính đáng nào của công nhân trong gần 1.000 cuộc đình công tự
phát hàng năm.
Song một khi đã
không thể biểu diễn được lòng thành và khả năng nâng cao mức sống và
quyền lợi cho công nhân sau WTO, không có gì bảo đảm là các chính sách
của Nhà nước và doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam sẽ làm cho đời sống
người công nhân đỡ khốn khổ hơn nếu nhà nước này được chấp nhận tham gia
vào cơ chế thương mại EVFTA.
Bởi thế với
những chuyến xuất ngoại của VGCL, người ta rất nghi ngờ mục tiêu “học
tập Công đoàn độc lập” thì ít hoặc chẳng hề tồn tại, trong khi quan chức
súng sính chơi bời mới là mục đích lớn nhất. Để sau khi trở về, mọi
chuyện vẫn không hề thay đổi và vẫn chẳng có một cuộc đình công hay biểu
tình nào của công nhân được “VGCL ăn 2%” chấp nhận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét