John Simpson BBC News
Trong những tháng gần đây, bầu không khí ở Bắc Kinh đã thay
đổi một cách đáng kể; những người có tư tưởng tự do đang lo sợ chính quyền của
ông Tập Cận Bình đang ngày càng trở nên độc đoán.
Với gần 3000 đại biểu đảng Cộng Sản tập trung về dự kỳ họp
Quốc Hội, có thể nói đây chính là thời khắc quan trọng của kinh tế Trung Quốc.
Tình hình tăng trưởng chậm, dù chưa làm chính phủ Trung Quốc
quá lo lắng, cũng cho thấy kinh tế đang gặp khó khăn và có ảnh hưởng đến việc
làm và điều kiện sống của người dân.
Giám đốc của Economist Intelligence Unit tại Trung Quốc, Liu
Quian nói kinh tế sẽ bị ảnh hưởng nặng nề và năm 2016 sẽ là năm quan quan trọng
nhất đối với kinh tế Trung Quốc trong mười năm qua.
Tuyệt đối trung thành
2 tuần trước, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa ra thông điệp hết
sức rõ ràng. Trong cùng một ngày, ông Tập đã đi thăm một tòa soạn báo của Đảng
Cộng Sản Trung Quốc và một đài truyền hình.
Tại mỗi nơi, ông Tập đều nói đội ngũ nhân viên phải tuyệt đối
trung thành, sống và làm việc đúng theo sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản.
Đối với một số người, điều này làm họ nhớ lại Chủ nghĩa Mao
của những năm 1970 và mọi người đang lo sợ một cuộc Cách Mạng Văn Hóa mới, chiến
dịch của Mao Trạch Đông để tiêu diệt đối thủ.
Một giáo sư thân chính phủ, Wang Yukai, người đang giảng dạy
tại một học viện đào tạo quan chức cho Đảng nói nhận định như vậy là sai lầm.
“Nhìn từ bên ngoài, có vẻ như lãnh đạo của chúng ta trở nên
độc đoán, nhưng sự độc đoán này sẽ không kéo dài.”
“Sự độc đoán này là rất cần thiết trong bối cảnh cần giải
quyết tình trạng kinh tế và xã hội của Trung Quốc."
Những người khác thì cho rằng chỉ dấu của chủ nghĩa độc đoán
cho thấy lãnh đạo Trung Quốc bị áp lực. Zhang Lifan, một nhà sử học độc lập cho
rằng ông Tập cảm nhận được thời kỳ khủng hoảng ngày càng đến gần.
“Ông ta lo sợ sẽ mất quyền lãnh đạo đối với Đảng Cộng Sản
Trung Quốc. Ông ta cũng lo sợ sẽ bị thay thế bởi những lãnh đạo khác.”
“Vì vậy, ông ta sẽ ngày càng nắm chặt mọi quyền hành. Giống
như một người không biết bơi, ông ta nắm chặt bất cứ gì có thể được.”
Tuy nhiên, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng có những lợi thế nhất
định. Ông ta rất nổi tiếng và tên tuổi gắn liền với sự thành công của kinh tế
Trung Quốc và vị trí ngày càng cao của Trung Quốc trên trường quốc tế. Người
dân Trung Quốc rất tự hào với những gì ông Tập đã làm được.
Ông ta cũng đã loại bỏ mọi đối thủ có quyền hành trong các lực
lượng vũ trang, cũng như chiến dịch chống tham nhũng đã giúp chủ tịch Tập Cận
Bình đánh bại các đối thủ chính trị trong hàng ngũ quan chức cao cấp của Đảng Cộng
Sản.
Sự cố mất tích của các nhà xuất bản sách vào hồi tháng 10,
sau khi họ cho xuất bản những quyển sách nói về đời tư và sự tranh chấp quyền lực
ở thượng tầng lãnh đạo của Trung Quốc đã gây khá nhiều tai tiếng.
Những quyển sách này không có gì nghiêm trọng lắm. Trong đó
có một quyển được viết theo dạng khiêu dâm nhẹ sử dụng ông Tập như nhân vật
chính. Đấy chỉ là một trò đùa lố bịch nhưng đã khiến Đảng Cộng Sản Trung Quốc nổi
trận lôi đình.
Và mặc dù Hong Kong theo thể chế “một quốc gia 2 chế độ”, 4
người xuất bản sách đã phải xuất hiện trên truyền hình Trung Quốc và “nhận tội”
một cách khúm núm, gợi nhắc rất nhiều về thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa.
Trong đó, một người có quốc tịch Thụy Điển, một người có quốc
tịch Anh và nay đã tuyên bố từ bỏ quốc tịch.
Anh quốc đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc vi phạm thỏa thuận
“một quốc gia hai chế độ” khi Hong Kong được trao trả vào năm 1997.
Tuy nhiên chính phủ Trung Quốc vẫn hài lòng khi nhận thấy phản
ứng của Anh nhẹ nhàng hơn sự chỉ trích từ phía Mỹ.
Tầng lớp giàu có của Trung Quốc đang chuyển tiền ra nước
ngoài và gửi con cái theo học ở những trường phương Tây, đặc biệt là của Anh và
Mỹ.
Họ hy vọng sự thắt chặt của chính phủ Trung Quốc sẽ không
kéo dài nhưng cũng tỉnh táo đề phòng.
Nguồn: BBC Tiếng Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét