Thanh Trúc, phóng
viên RFA
Thông tin nhà thầu
Trung Quốc được chọn cung cấp ống cho dự án dẫn nước sông Đà về Hà Nội giai đoạn
2 khiến dư luận người dân thủ đô cũng như những đối tượng quan tâm tỏ ra lo lắng.
Lý do về vấn đề chất lượng cũng như những tác động khó lường khác.
Tin tức cụ thể là
công ty Trung Quốc Xinxing đã thắng gói thầu dự án hệ thống dẫn nước từ sông Đà
về chuỗi đô thị Sơn Tây-Hòa Lạc-Xuân Mai-Miếu Môn-Hà Nội-Hà Đông mà chủ đầu tư
là Vinaconex Tổng Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Và Xây Dựng Việt Nam. Và ống dẫn
nước sẽ là những ống bằng gang dẻo do một nhà thầu của Trung Quốc tại tỉnh Hà Bắc
thiết kế.
Bạn trẻ Việt An thì
nói rằng cũng như mọi người bạn cảm thấy vô cùng lo lắng:
“Với góc nhìn của em,
một người đã sống và làm việc ở Hà Nội rất lâu thì em rất lo lắng. Gần đây các
phương tiện truyền thông đưa ra hàng loạt tin tức liên quan đến thực phẩm không
được sạch rồi những hóa chất độc hại trong thức ăn từ Trung Quốc tràn sang Việt
Nam thì khi mà thấy nhà thầu Trung Quốc trúng gói thầu làm nước sạch cho Hà Nội
thì em không an tâm về sự việc này.
Thứ hai là vì giai đoạn
1 đã xảy ra rất nhiều lần vỡ ống nước, em và bạn bè là những người trực tiếp chịu
hậu quả là có những lần mất nước ba đến năm có khi đến cả tuần không có nước sạch
để dùng, rất khó khăn. Cũng mong muốn có thể tìm một phương án nào đấy, nếu
không thay. Em không an tâm, em nghĩ nếu không đổi được nhà thầu thì phải tìm
ngay một đơn vị trực tiếp giám sát gói thầu này sao cho đảm bảo được nguồn nước
thiết yếu của cuộc sống hàng ngàý. Nếu không thể đảm bảo thì sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến cả mặt kinh tế sức khỏe của người dân Hà Nội nữa.”
Ông Trịnh Bách, Việt
kiều đã về sống ở Hà Nội hơn mười năm nay, nói rằng điều ông suy nghĩ cũng
không khác gì điều người Hà Nội đang suy nghĩ, tức là đường ống dẫn nước giai
đoạn 1 đã vỡ những 17 lần thì giai đoạn 2 chắc cũng không tránh khỏi bị vỡ ống
nữa:
“Mình sống đây thì
cũng giống như mọi người thôi là ai cũng lo, bây giờ cái gì của Tàu họ mang qua
cũng phải lo, đồ ăn, thức uống, đồ dùng, quần áo... những chuyện thường ngày
còn vậy, bây giờ tới ống nước bằng kim loại của Tàu thì ai cũng lo chứ.
Nói thiệt ra chính
quyền họ làm thì ai biết họ làm cái gì, ai có quyền nói gì họ đâu, nhưng mà lo
thì vẫn lo. Nhà ai mà có thể sắm sửa được thì để một cái lọc nước trong nhà. Ống
nước trước bể như vậy rồi mà cứ đâm đầu y chang như vậy thì mình cũng không hiểu.
Lo là lo cho bà con mình đó.”
Một trong những điểm
vỡ đường ống dẫn nước sạch sông Đà giai đoạn 1. Photo courtesy of Dân Trí.
Dưới mắt chuyên gia
môi trường, tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, cái chính là lòng tin của người tiêu dùng
vì đến lúc này dân chỉ được thông báo rằng hệ thống cấp nước Sông Đà giai đoạn
2 sẽ được lắp đặt bằng những ống gang dẻo của Trung Quốc:
“Chất lượng và cấu tạo
thành phần hóa học của chất gang ấy như thế nào, sức bền vật liệu của nó ai kiểm
định, đấy là cái quan trọng nhất. Gang dẻo hay gang cứng không thành vấn đề vì
người ta có tin họ đâu. Trong gang dẻo có rất nhiều loại gang, Inox cũng có rất
nhiều loại Inox, nhôm cũng có nhiều loại nhôm, đồng thì có đồng thau, đồng đỏ,
đồng đen. Cái chính là người ta không biết nó là gì, thành phần nó có bao nhiêu
sắt, bao nhiêu cacbon, nó có thể có thêm Nikel không, có thêm Chrôm không...
thì mới biết mà trả lời chứ chúng tôi có biết họ làm cái gì đâu.”
Anh Kiên, cư dân Hà Nội,
lại có cái nhìn khác:
“Việc xây thêm đường
nước về Hà Nội rất cần thiết rất quan trọng đối với người dân. Quan điểm của em
thì nhà thầu Trung Quốc cũng tốt mà, trong mỗi việc làm cũng có cái tốt cũng có
cái xấu. Hàng Trung Quốc có rất nhiều cái mà người Việt Nam dùng chẳng hạn một
số hàng giá rẻ, từ cuốc, xẻng rồi dao kéo, tại sao cứ nói thế nọ thế kia trong
khi người dân vẫn thích vẫn mua dùng đấy chứ.
Việt Nam làm đi, tổng
thầu Việt Nam làm hay là hỏng suốt vỡ suốt, vậy thử xem để Trung Quốc làm thì họ
có làm vỡ hay không.”
Nhà nước cần quan tâm
hơn
Sau khi có phản ứng của
người dân, hôm thứ Sáu ngày 25 phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ thị Ủy Ban
Nhân Dân thành phố Hà Nội, phối hợp cùng Bộ Xây Dựng, rà soát lại toàn bộ dự án
xây đường nước Sông Đà số 2.
Yêu cầu duyệt xét và
đánh giá tổng thể dự án đường nước Sông Đà 2 mà ông Nguyễn Xuân Phúc đưa ra
cũng được dư luận đặc biệt chú ý. Theo chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Phạm Chí
Dũng, minh bạch và rõ ràng là những yếu tố không thể bỏ qua nếu muốn người dân
tin tưởng:
“Thông tin là chủ đầu
tư của công trình nước sạch Viwasucto chấp nhận người thắng thầu là công ty
Xinxing của Trung Quốc thì người ta cho rằng nhà thầu Trung Quốc, doanh nghiệp
Trung Quốc chi thoáng nhất và chi dưới gầm bàn do đó là thắng thầu. Một trong
những mánh khóe của doanh nghiệp Trung Quốc là bỏ giá rẻ để thắng thầu cho dễ
dàng nhưng sau đó lại tăng vốn đầu tư lên và yêu cầu chủ đầu tư phải bù đắp. Có
thể nói các doanh nghiệp Trung Quốc đã thắng thầu và đã thu lợi rất lớn, bằng chứng
là trong nhiều năm qua có tới 90% một số công trình xây dựng cơ bản ở Việt Nam
thuộc về các nhà thầu Trung Quốc.
Từ 2009 Tổng Công Ty
Điện Lực Việt Nam đã mua từ Trung Quốc với giá gấp 3 lần ở trong nước, làm thất
lợi cho nhà nước và ngân sách quốc gia rất lớn.
Trong trường hợp cung
cấp ống gang dẻo của công ty Xinxing thì người dân cho đây là một thất lợi của
chính phủ Việt Nam, tức là một sự phụ thuộc hơn nữa đối với Trung Quốc.
Do đó tôi nghĩ trong
trường hợp này chủ đầu tư là Viwasucto và công ty Xinxing phải công khai toàn bộ
chỉ tiêu kỹ thuật đường ống dẫn nước Sông Đà giai đoạn 2, cơ quan chức năng cần
có cơ chế giám sát chặc việc thực hiện dự án, rút kinh nghiệm từ giai đoạn 1 bể
tới 17 lần mà chủ đầu tư Việt Nam hoàn toàn không hề hấn gì, thậm chí được
tuyên dương. Yêu cầu thứ hai là phải công khai và cam kết với dân nếu không làm
được thì phải chịu hình thức xử lý xử phạt như thế nào.”
Thẩm định dự án đường
ống dẫn nước Sông Đà giai đoạn 2 bằng ống gang dẻo của Trung Quốc không phải
chuyện khó, cái khó là nhà nước hãy chú tâm giải quyết những chuyện tồn đọng lớn
hơn nữa nếu muốn lấy lại niềm tin nơi người dân. Ông Bùi Văn, giảng viên kinh tế
của chương trình Fulbright ở Việt Nam, góp ý:
“Năm vừa rồi Việt Nam
nhập của Trung Quốc 50 tỷ đô la hàng hóa, còn dự án đường ống nước này chỉ có
hơn 200 triệu, khoảng chừng 0,4% tổng nhập khẩu một năm, còn 99,6% còn lại là
thực phẩm, hóa chất, hàng điện tử, linh kiện máy móc, vì thế mà khó kiểm định khó
kiểm tra gấp hàng trăm lần so với ống gang. Ống gang này với trình độ khoa học
công nghệ hiện nay ai cũng thẩm định được.
Phải chứng minh cho
người dân là việc kiểm định minh bạch và công bằng. Chỉ có điều cơ quan đứng ra
thực hiện là bên Vinaconex thì bị tai tiếng quá nhiều cho nên người dân không
tin. Cái thứ hai là các cơ quan kiểm định của Việt Nam chẳng có động tác nào để
cho dân người ta tin cả.”
Vẫn theo chỉ thị của
phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, kết quả rà soát phải được trình lên phó thủ tướng
trước ngày 31 tháng Ba này. Được biết thời gian xây dựng đường ống dẫn nước
Sông Đà giai đoạn 2 dự kiến hoàn tất năm 2019. Và khi hoàn thành, những tuyến ống
dẫn nước này sẽ có chiều dài hơn 47 kilômét với năng suất gấp đôi so với giai
đoạn 1 là 600.000 mét khối một ngày.
Nguồn: RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét