Jonathan London
Tác giả: Benedict Rogers
“Trung Quốc là kẻ bắt nạt, chúng ta cần đứng lên vì không ai
có thể an toàn ở Trung Quốc ngày nay”
Hai mươi bốn năm trước, tôi đã đến Trung Quốc để dạy tiếng
Anh. Khi đó tôi mười tám tuổi và vụ thảm sát Thiên An Môn mới xaảy ra được ba
năm. Tôi yêu Trung Quốc, yêu con người, lịch sử và văn hóa Trung Quốc; Tôi học
một íttiếng Trung Quốc; và trong những năm tiếp theo tôi đi du lịch thường
xuyên khắp nước này. Tôi không nhớ đã đến Trung Quốc bao nhiêu lần nhưng có lẽ
phải vài chục.Tôi sống ở Hồng Kông trong năm năm đầu tiên khi nơi này được đặtdưới
quyền Trung Quốc, từ 1997 đến 2002.
Cho đến tận gần đây, tôi đã hy vọng vào Trung Quốc. Tôi tin
tưởng rằng khi họ đã mở ra kinh tế thì họ phải cải cách chính trị. Khi Tổ chức
Ân xá Quốc tế đã công bố một báo cáo có tựa đề “Không ai an toàn ở Trung Quốc”
tròn hai mươi năm trước đây, tôi cho rằng họ đã cường điệu hóa. Những người bạn
Trung Quốc của tôi – sinh viên, giáo viên, doanh nhân – tất cả dường như đều
‘an toàn’. Dù thừa nhận rằng họ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và có các công
cụ đàn áp, tôi đã lạc quan tin rằng Trung Quốc sẽ tự do hoá.
Khi Tập Cận Bình trở thành Chủ tịch nước, nhiều người, trong
đó có tôi, tin rằng ông có thể là người thúc đẩy cải cách chính trị.
Giờ đây, sau ba năm cầm quyền của Tập Chủ tịch, tôi đã hoàn
toàn thay đổi quan điểm. Ngày nay, hai mươi năm kể từ khi bản báo cáo có tựa đề
gay gắt của Ân xá Quốc tế ra đời, tôi kết luận rằng họ đã đúng, báo cáo của họ
là lời tiên tri và tiêu đề báo cáo rất thích hợp.
Ba năm qua, nhân quyền ở Trung Quốc đã giảm đáng kể. Một số
người cho rằng chúng ta đang chứng kiến sự đàn áp các nhà bất đồng chính kiến
nghiêm trọng và rộng lớn nhất kể từ khi vụ thảm sát Thiên An Môn. Và cuộc đàn
áp tàn nhẫn đang mở rộng vượt ra ngoài Trung Quốc đại lục, tới Hồng Kông và giới
bất đồng chính kiến Trung Quốc ở nước ngoài. Trung Quốc của Tập Cận Bình trở về
với thời Cách mạng Văn hóa với việc đưa lên đài truyền hình quốc gia cảnh buộc
‘nhận tội’ và bắt cóc người theo phong cách BắcHàn.
Vào tháng Bảy năm ngoái, một cuộc đàn áp chưa từng có tới
các luật sư đã bắt đầu. Hơn 300 luật sư, các cộng sự và người thân của họ đã bị
bắt và bị giam. Trong những gì được gọi là “Chiến dịch 709″, bởi vì nó bắt đầu
vào ngày 09 tháng Bảy, một số đã bị bỏ tù, một số mất tích, một số đã được thả
nhưng phải chịu sự giám sát liên tục và quấy rối. Kể từ đó, vào đầu năm nay ít
nhất mười lăm người đã bị bắt và chính thức bị buộc tội lật đổ. Mức án tối đa với
tội này là tù chung thân, trong khi kích động lật đổ có thể chịu đến mười lăm
năm tù. Những người bị kết tội gồm các luật sư nổi tiếng Wang Yu và Li Heping,
và nhà hoạt động Christian Liu Yongping và Gou Hongguo. Người trẻ nhất là Bao Zhuoxuan
, con trai 16 tuổi của Wang Yu đã bị bắt cóc hai lần sau khi trốn thoát.
Luật sư Zhang Kai, người đã bị giam giữ kể từ cuối tháng
Tám, đã bị diễu trên truyền hình quốc gia vào tuần trước với cảnh “thú tội” và
thừa nhận “gây rối trật tự xã hội”, “gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia” và
hành xử một cách chuyên nghiệp. Gần như chắc chắn ông đã bị buộc phải nhận tội.
Đối với các nhà đầu tư quốc tế, nguyên tắc “thượng tôn pháp
luật” chắc chắn là quan trọng. Các nhà đầu tư cần phải được tin rằng các khoản
đầu tư của họ được bảo vệ hợp pháp.Tuy nhiên, bắt hàng trăm luật sư thì hầu như
không thể hiện tinh thần thượng tôn pháp luật. Trung Quốc thời Tập Cận Bình
quan tâm nhiều hơn đến việc “cai trị bằng luật”- đưa ra các đạo luật bất công để
áp bức- hơn là “thượng tôn pháp luật” mà theo đó tất cả mọi người, bao gồm các
quan chức của chế độ, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Theo cách “cai trị
bằng luật” thì việc đưa ra hai bộ luật mới là Luật An ninh và Luật về các tổ chức
phi chính phủ (NGO) đều đáng báo động về hạn chế tự do.
Trong năm 2013, các nhà chức trách ở tỉnh Chiết Giang thuộc
miền nam Trung Quốc đã bắt đầu một chiến dịch phá hủy thánh giá trên các nhà thờ.
Kể từ đó, hơn một ngàn cây thánh đã bị phá hủy, bao gồm cách nhà thờ bị Nhà nước
xử phạt chính thức. Đạo hữu Kitô và các luật sư lên tiếng chống lại sự phá hủy
thánh giá đã bị bắt giữ và một số mục sư bị bắt giam.
Có lẽ đáng báo động hơn cả là cách Bắc Kinh đối xử với Hồng
Kông. Ít nhất là năm nhà buôn sách ở Hồng Kông đã mất tích. Họ được cho là đã bị
điệp viên Trung Quốc bắt cóc từ Hồng Kông vì đã bán sách chỉ trích các nhà lãnh
đạo Trung Quốc. Điều này, kết hợp với sự đàn áp dần dần các hoạt động ủng hộ
dân chủ ở Hồng Kông, đưa Joshua Wong và bạn bè anh ra tòa, phản ứng giận dữ của
chính phủ Hồng Kông khi cảnh báo Mỹ không nên ‘can thiệp’, và từ chối thẳng thừng
những yêu cầu bầu cử phổ thông đầu phiếu qua phong trào Cách mạng Dù năm 2014,
cho thấy rằng Bắc Kinh đã xé rách Tuyên bố chung Trung-Anh và Luật Cơ bản, hai
văn kiện có ý nghĩa tạo nền tảng ổn định cho Hồng Kông trong năm mươi năm đầu
tiên dưới sự cai trị của Trung Quốc. Như cựu Thư ký trưởng Hồng Kông Anson Chan
cho biết, tất cả điều này đã gióng lên “hồi chuông báo tử cho chính sách ‘một
quốc gia, hai hệ thống’”.
Đáng quan tâm không kém là vụ đàn áp mới của Trung Quốc tới
các nhà bất đồng chính kiến ở nước ngoài. Các nhà hoạt động nhân quyền đã
không bao giờ được chào đón tại Trung Quốc, nhưng trong quá khứ thì bị trục xuất
là kết cục tồi tệ nhất mà họ phải đối mặt. Tuy nhiên, vào tháng Giêng, nhà hoạt
động người Thụy Điển Peter Dahlin bị giam trong vài tuần, không được tiếp cận với
đại sứ quán của mình, và chỉ được thả sau khi lên truyền hình “xưng tội”, thừa
nhận vi phạm luật pháp Trung Quốc.
Năm ngoái người đã được trao vương miện “Hoa hậu Thế giới
Canada” là Anastasia Lin, không chỉ là một nữ diễn viên Canada gốc Hoa xinh đẹp
mà còn trở thành kẻ thù của nhà nước trong con mắt của Bắc Kinh. Là một nhà hoạt
động thẳng thắn được sinh ra ở Trung Quốc, cô đã bị từ chối nhập cảnh để tham dự
vòng chung kết Hoa hậu Thế giới vì các hoạt động của mình. Các bài phát biểu,
bài viết và video về nhân quyền tại Trung Quốc của cô rất đáng xem.
Việc tiếp cầm tù ông Lưu Hiểu Ba –chủ nhân giải Nobel Hòa
bình – và các nhà bất đồng chính kiến khác như Hu Jia không phải là điềm tốt
cho cải cách ở Trung Quốc. Tương tự, cách họ đối xử với nhà bảo vệ nhân quyền
khiếm thị Chen Guangcheng trước khi ông trốn thoát sang Hoa Kỳ vào năm 2012 đã
gây sốc. Cuốn sách của ông, “Luật sư chân đất: Hồi ký nổi bật của nhà hoạt động
chính trị dũng cảm nhất Trung Quốc” là cần đọc cho bất cứ ai muốn hiểu Trung Quốc
ngày hôm nay, cũng như cuốn hồi ký xuất sắc Bob Fu “Điệp viên hai mang của
Chúa: Câu chuyện đấu tranh cho Tự do của một giáo hữu Kitô Trung Quốc”.
Trên tất cả là việc tôn thờ cá nhân có tính cách giáo phái mới
nổi của Tập Cận Bình, điều đã không thấy kể từ thời Mao, cùng với việc ngày
càng phổ biến tuyên truyền, kiểm duyệt và đàn áp tự do báo chí. Chưa nói đến sự
tiếp tục đàn áp với người Tây Tạng, Tân Cương và học viên Pháp Luân Công.Trong
một động thái bất thường, Tập Cận Bình cấm người Hồi giáo ở Tân Cương dự lễ
Ramadan từ năm ngoái.
Suy giảm rõ rệt này trong nhân quyền ở Trung Quốc diễn ra
vào một thời điểm khó xử cho Vương quốc Anh khi năm ngoái họ tuyên bố về một “kỷ
nguyên vàng” trong quan hệ Trung-Anh và bày tỏ nguyện vọng được là “người bạn tốt
nhất” của Trung Quốc .
Khi Tập Cận Bình đã đến London trong cuộc thăm cấp Nhà nước
đầu tiên của một Chủ tịch Trung Quốc trong một thập kỷ qua, Anh Quốc không chỉ
trải thảm đỏ mà đã treo cờ trắng đầu hàng cùng với lá cờ đỏ của Đảng Cộng sản
Trung Quốc. Hàng ngàn người Trung Quốc đứng đầy các đường phố từ Trung tâm mua
sắm tới cung điện Buckingham – không phải để lên tiếng đấu tranh cho tự do mà họ
đã được Đại sứ quán Trung Quốc trả tiền và đưa xe bus chở tới để cổ vũ gã bạo
chúa của họ và làm át tiếng nói của những người bất đồng chính kiến. Tôi bị đẩy
ra khỏi con đường nhiều lần khi tôi chỉ cố gắng để quan sát đoàn xe của ngài Chủ
tịch. Khi một tên côn đồ được thuê cầm cờ Anh và cờ Trung Quốc đứng chắn trước
mặt, tôi đã nói với đồng nghiệp của mình rằng rõ ràng hắn chủ ý làm vậy. “Những
lá cờ này không dành cho ông,” tay điệp viên Trung Quốc trả lời tôi. “Nhưng lá
cờ đó là của chúng tôi,” tôi trả lời và chỉ vào cờ Liên hiệp Anh. Hắn ta cười
nhăn nhó nhưng giữ vẻ mặt đe dọa, và một người đàn ông Trung Quốc nữa đeo tai
nghe (thường nhân viên anh ninh mới đeo tai nghe để dễ nhận lệnh chỉ huy -ND)
cũng lảng vảng gần đó. Cùng ngày hôm đó, cảnh sát Anh bắt giữ và lục soát nhà của
một nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc đang sống lưu vong là Shao Giang,
một nạn nhân của vụ thảm sát Thiên An Môn. Không hài lòng với viện đơn giản là
làm câm lặng tiếng nói chỉ trích tại quê nhà, Trung Quốc khăng khăng chà đạp
quyền tự do ngôn luận ở nước ngoài. Theo cách học giả Perry Link đặt tiêu đề
trong một bài báo xuất sắc mười bốn năm trước, Trung Quốc đang là “con mãng xà
nấp trong chùm đèn “.
Các vụ bắt cóc giới bất đồng chính kiến người Trung Quốc diễn
ra ở Thái Lan và các nơi khác là kinh khủng. Nhưng sốc hơn cả là điều này đã được
phần còn lại của thế giới im lặng hưởng ứng.Tất cả đều im lặng, ngoài một thành
viên của Quốc hội Anh lên tiếng trong chuyến thăm của Tập và người này sau đó bị
kỷ luật. Là Chủ tịch của Ủy ban Nhân quyền của Đảng Bảo thủ, Dân biểu Fiona
Bruce đã ví von rằng Trung Quốc đã được hưởng lợi dưới đèn mờ, bây giờ phải đưa
họ ra đèn sân khấu.
Trên tất cả các vấn đề về quyền con người, ngày này người ta
có xu hướng xem tín hiệu từ đồng Đô la chứ không phải là từ con người, chiêm
ngưỡng chùm đèn đẹp mà bỏ qua con mãng xà nguy hiểm đang giấu mình, và khấu đầu
thay vì lên tiếng. Như cựu Toàn quyền Hồng Kông Chris Patten đã nói trong cuốn
phim tài liệu xuất sắc “Vị Thống đốc cuối cùng”, có một số người trong chính giới
ngoại giao ở Anh Quốc và các nước khác có thể sẽ nói thế này nếu Trung Quốc ra
chính sách giết đứa con đầu lòng “Có lẽ chính sách này không phải là không hợp
lý trong một số trường hợp. Bạn biết không, bạn phải cho phép chuyện đó sảy ra
vì truyền thống văn hóa khác nhau” Ý tôi là, chúng ta có biết điểm dừng ở đâu
không không?
Chúng ta cần phải có điểm dừng. Rất ít người sẽ đề nghị rằng
chúng ta không nên xây dựng quan hệ với Trung Quốc, một số ít sẽ kêu gọi chấm dứt
giao dịch, và một số ít cho rằng cần cắt đứt quan hệ. Không thể bỏ qua Trung Quốc,
cả về mặt kinh tế lẫn chính trị. Dĩ nhiên là vì lợi ích kinh tế và chiến lược của
chúng ta mà hợp thương mại, đầu tư và tìm cách để làm việc với Trung Quốc.
Nhưng đồng thời, khi Trung Quốc trở thành một kẻ bắt nạt thì chúng ta cần đứng
lên. Như James MacGregor, chủ tịch của công ty tư vấn APCO có trụ sở tại Thượng
Hải, đã nói trên chương trình ”Hôm Nay” của Đài phát thanh BBC số 4 : “Nếu bạn
hành động như một con chó con thở hổn hển, đối tượng sẽ nghĩ rằng họ đã kiểm
soát được bạn qua một dây xích. Trung Quốc không tôn trọng những người quỵ lụy
họ”. Như cựu cố vấn chiến lược của Thủ tướng Anh Steve Hilton đã nói, cúi đầu
quỳ lạy là sai lầm về đạo đức và thiển cận về kinh tế.
Lợi ích của chúng ta không phải là để cho quy tắc thượng tôn
pháp luật bị bẻ cong ở Trung Quốc và để chứng kiến hàng trăm luật sư bị bắt,
giam giữ, bị sách nhiễu và bêu trên truyền hình quốc gia như con tin của một
nhóm khủng bố. Không thể vì lợi ích của chúng ta mà cho phép các hành vi vi phạm
nghiêm trọng các quyền tự do tôn giáo hoặc tự do chính kiến không bị thách thức.
Không thể vì lợi ích của chúng ta mà cho phép kẻ dân chủ cuội Tập Cận Bình dùng
tiền gây ảnh hưởng. Không thể vì lợi ích của chúng ta mà dẹp bỏ tất cả các giá
trị chúng ta yêu mến chỉ để lấy một vài tỷ Bảng từ giao dịch kinh doanh. Hơn nữa,
đó không phải là một sự lựa chọn có hoặc không. Các quốc gia khác đã chỉ ra rằng
có vừa thể kinh doanh với Trung Quốc vừa lên tiếng về nhân quyền. Khi Angela
Merkel đến thăm Trung Quốc, bà ấy đã lên tiếng về nhân quyền – và nước Đức kinh
doanh rất tốt với Trung Quốc. Vua Hà Lan cũng làm như vậy.
Anh Quốc muốn trở thành “người bạn tốt nhất” của Trung Quốc ở
phương Tây.Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là làm bạn với ai?
Tình hữu nghị giữa nhân dân Anh và Trung Quốc chắc chắn là một
cái gì đó để vươn tới thông qua trao đổi học thuật, văn hóa và kinh tế. Có lẽ về
lâu dài những trao đổi như vậy có thể góp phần hướng tới việc Trung Quốc cởi mở
về chính trị.
Chắc chắn là nên làm bạn với những người ở Trung Quốc đang đấu
tranh cho dân chủ, nhân quyền, pháp quyền và nhân phẩm cơ bản. Đây chính là những
người chúng ta phải làm bạn với. Tôi ao ước nhìn thấy một Trung Quốc được lãnh
đạo bởi những người như ông Lưu Hiểu Ba, ông Cao Trí Thịnh, Zhang Kai, Ngải Vị
Vị và những người khác ở Trung Quốc đại lục và Hồng Kông được lãnh đạo bởi
Martin Lee, Christine Loh, Emily Lau, Joshua Wong và Đức Hồng Y Zen. Chúng ta
nên là bạn với những người như Anastasia Lin, Wang Yu và Đức Đạt Lai Lạt Ma chứ
không phải là bọn xã hội đen ở Bắc Kinh.
Tình bạn giữa hai chính phủ không bao giờ có thể thành thật
khi Tập Cận Bình tiếp tục chính sách đàn áp đang đẩy Trung Quốc thụt lùi chứ
không phải tiến lên. Tình bạn thật sự dựa trên những giá trị chung. Ở Trung Quốc
ngày nay, các luật sư bị bao vây, bỏ tù hoặc chỉ đơn giản là mất tích chỉ vì họ
làm công việc của họ; thánh đường Kitô giáo bị phá không có lý do; mục sư Thiên
Chúa giáo bị giam giữ; bất đồng chính kiến bị tra tấn; nội tạng người bị lấy ra
và bán cho người trả giá cao nhất. Đó là một vùng đất ép buộc người ta phá
thai, giết trẻ sơ sinh vì kỳ thị giới tính, và buôn bán người; một vùng đất nơi
mà phụ nữ từ Miến Điện và Bắc Triều Tiên đang bị bán làm nô lệ tình dục, trẻ em
bị bán làm nô lệ lao động và các tù nhân chính trị buộc phải bán nội tạng cuả họ.
Đó là một vùng đất của án tử hình, một vùng đất nơi mà các nhà phê bình từ Hồng
Kông hay bất đồng chính kiến đang sống ở Thái Lan đang bị chế độ bắt cóc rồi biệt
tích, một vùng đất nơi có một người Tây Tạng hoặc một học viên Pháp Luân Công
hoặc một người Hồi giáo Tân Cương hay một người tị nạn Bắc Triều Tiên đặt cược
mạng sống của họ vào tay bạn, một vùng đất của sự kiểm duyệt và tuyên truyền,
nơi các phương tiện truyền thông làm theo đơn đặt hàng chỉ để quảng bá hình ảnh
của Chủ tịch và Đảng Cộng sản cầm quyền. Đây là quốc gia mà Anh Quốc cho biết họ
muốn làm “người bạn tốt nhất”?Đây là “vàng thời đại” của quan hệ
Trung-Anh?Chúng ta có chắc chắn về điều này không?Tôi thì không.
Bạn có thể nói chuyện với một kẻ bắt nạt và một kẻ côn đồ, bạn
có thể cố giải thích với một gã gangster hay khủng bố, nhưng bạn có thể không
bao giờ xây dựng một tình bạn thật sự cho đến khi họ đưa ra tín hiệu thay đổi
cung cách, và đặc biệt là không nếu bạn hành động như một kẻ hèn nhát hay kẻ
thuần phục. Chế độ của Tập Cận Bình cũng như vậy. Đã đến lúc chúng ta duỗi thẳng
đầu gối, đừng khấu đầu quỳ lạy nữa mà đứng dậy và để lên tiếng. Giống như tất cả
những kẻ bắt nạt, Trung Quốc sẽ tôn trọng chúng ta hơn nếu chúng ta làm như vậy
– và có lẽ khi đó, sẽ có cơ hội để Trung Quốc thay đổi. Tại thời điểm này, hai
mươi năm sau khi bản báo cáo Tổ chức Ân xá Quốc tế ra đời, vẫn không có ai là
an toàn ở Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét