Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2019

18290 - "Đặc nhân" Phạm Nhật Vũ



Tòa Hà Nội tuyên án dành cho các bị cáo trong vụ án MobiFone mua AVG.
Nguyễn Bắc Son không bị tuyên chết đủ để ông ta không dám đổ tội cho những người khác như Tô Lâm hay Nguyễn Tấn Dũng. Và Phạm Nhật Vũ nhận án 3 năm thì chỉ vài tháng nữa sẽ về với đàn vợ trẻ của anh ta, một người tự nhận là phật tử nhưng có tới 6 vợ, 12 con.
Bị cáo đặc biệt Phạm Nhật Vũ được phép vắng mặt. Dù tuyên với tội danh gì và bao nhiêu năm thì Vũ vẫn là một tội nhân. Và phải cúi mặt trước Tòa khi tòa nhân danh công lý.
Thiệt tình thì không hiểu nổi, dù có là án bỏ túi, dù có là những thủ tục hình thức thì Vũ vẫn phải có mặt và chứng kiến thời khắc Tòa tuyên tội trạng dành cho Vũ.
Vũ trở thành một đặc nhân chứ không phải tội nhân. Vì sao Vũ có thể có đặc quyền như vậy? Câu trả lời chỉ có thể đến từ Đại Tướng Tô Lâm.
Vũ là kẻ đã lừa đảo để cướp của nhân dân gần 9000 tỷ. Không ăn được thì phải nôn lại chứ chả nghĩa hiệp gì. Bào huynh của Phạm Nhật Vũ là Phạm Nhật Vượng mới là người nhận ra sự đau đớn. Hầu hết trong số gần 9000 tỷ khi nhận được từ MobiFone đầu năm 2016 đã được chia lại cho đồng bọn như bố con nhà ông Nguyễn Tấn Dũng, Tô Lâm, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn hay Lê Nam Trà, Phạm Đình Trọng…
Đó phải bị coi là tiền phạm tội mà có và Vũ phải bị truy tố khung hình phạt tham ô cùng các đồng phạm khác. Những kẻ đã bị kêu ra tòa và cả những kẻ chưa bị kêu ra tòa.
Tất nhiên, ngay cả tòa thì ông Nguyễn Hòa Bình cũng có quan hệ mật thiết với anh em nhà Vượng Vũ.
Một bộ phận dân chúng giờ đây không còn tin vào các phiên tòa nữa. Ngay cả phiên tòa này, có tuyên đám quan chức bao nhiêu năm tù thì họ cũng chả quan tâm nữa. Họ đang quan tâm xem, án của Vũ sẽ như thế nào và qua đó nhìn lại sức mạnh của đồng tiền chi phối chính trường Việt Nam, chi phối các quan chức cộng sản ra sao?
Có phải lãnh đạo Đảng Cộng Sản không nhìn thấy những điều tội tệ đang diễn ra? Hay họ bất lực trước các nghịch cảnh tiền đè chết người? Bức lực trước sức cám dỗ của đồng tiền và không thể làm gì khác hơn là tiếp tục để đồng tiền chi phối họ?
Tòa nói rằng, Vũ có công trạng làm từ thiện cho Phật Pháp nên được tha bổng. Ở các phiên tòa khác, những người gắn với các tôn giáo khác thì bị phừng phạt như với Phật Giáo Hòa Hảo, Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hoặc những người theo Tin Lành người Thượng….
Khi hay tin về khung hình 3 năm tù ngồi dành cho Phạm Nhật Vũ, dân chúng phỉ nhổ vào cái gọi là luật pháp.
Trong mọi sự, thiệt tình thì dân chúng không phải đều rõ ngọn ngành.
Phạm Nhật Vượng và Phạm Nhật Vũ có những cái riêng. Nhưng cả hai anh em nhà họ đều có hùn tiền xây nhiều chùa chiền. Họ không xuất thân trong các gia đình quyền quý của Hà Nội và cũng không có họ hàng thân thiết trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. Họ bám vào hệ thống các nhà sư mà dân chúng gọi là sư quốc doanh để tiến một bước nhanh nhất tới cửa các nhà quan.
Vũ điều hành công ty An Viên và lập nên hệ thống truyền thông phục vụ cho hai anh em nhà họ. Phạm Nhật Vượng cũng có hệ thống riêng. Ngoài hệ thống chính thức làm truyền thông cho Vingroup, họ chi phối nhiều hệ thống khác như hệ thống VCcorp.
An Viên có hệ thống truyền hình An Viên, hệ thống truyền hình An Ninh được lập dưới thời Hữu Ước.
Trong vụ việc vừa qua, việc giáo hội Việt Nam đứng lên kêu tha bổng cho Phạm Nhật Vũ đã thể hiện rõ bản chất của nhiều vị sư nhận được sự tài trợ của Phạm Nhật Vũ và bào huynh Phạm Nhật Vượng.
Về tài trợ cho Phật Giáo, anh em nhà họ Phạm xây chùa gắn liền với việc hoạt động của một số vị sư mà những vị này có tiếng nói bắc cầu tới các quan chức. Cũng như những nơi mà họ làm dự án.
Có thể kể tên những vị sư mà họ gần gũi như sư Thích Đức Thiện chùa Phật Tích, Phó Tổng Biên Tập Tạp Chí Nghiên Cứu Phật Học. Vũ cũng được Sư Thiện cấp thẻ cho làm Phó Tổng Biên Tập tạp chí này và tài liệu của A88 và A87 thì Vũ được cấp thẻ nhà báo với cương vị là ký giả của tạp chí phật giáo này. Ông Thiện cũng là người đuổi ông Thích Minh Hiền thuộc Chùa Hương Tích khỏi vị trí Phó Tổng Biên Tập để Vũ giữ vị trí này. Sau đó sư Hiền làm tờ Văn Hóa Phật Giáo.
Sư Thiện là đệ tử của sư Trần Long, coi sóc chùa Quán Sứ. Sau khi sư Long chết, các đệ tử khác hoặc họ hàng của ông Long bị ông Thiện cho ra ngoài giới quản trị của giáo hội như sư Tiến, sư Cát, sư Tuấn…
Sư Thiện hơn tuổi nhưng vẫn bị coi là đàn em của Sư Thích Thanh Phong, chủ trì Chùa Ông Kỳ ở Quận 3 Sài Gòn.
Trước khi bắt mối với Sư Thiện, gia đình họ Phạm là đệ tử của sư Thích Gia Quang chùa Liên Phái.
Nhưng phải nói đến mối quan hệ với sư Thích Thanh Dũng, chùa Hàm Long trên Hà Bắc. Sư Dũng có mối quan hệ với thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng và được coi là người có khả năng giam các vong dữ tại chùa Hàm Long. Vì vậy, ai muốn đòi nợ anh em Vũ Vượng thì chỉ cần nói với một trong hai người là sư Thích Thanh Dũng và thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng. Giờ thì Tô Lâm cũng nói được anh em nhà họ Phạm.
Hành vi pham tội trong vụ AVG đã hoàn thành. Không thể nói là cứ trả tiền là miễn tội. Nhưng có mấy câu hỏi được đặt ra và thiệt tình nghe không ngửi được.
Chả nhẽ chỉ có mỗi 4 bị cáo nhận tiền của Phạm Nhật Vũ?
Một người tích cực như Phạm Đình Trọng không nhận được cái gì từ Phạm Nhật Vũ? Rồi cả hệ thống các phó tổng của MobiFone làm không công cho Phạm Nhật Vũ?
Tại sao chỉ có một mình công ty Amax bị đưa ra tòa? Các công ty định giá khác còn định giá cao hơn giá Amax định giá nhưng không bị truy tố?
Những người ký các văn thư quan trọng dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật trong vụ án này như Tô Lâm, Bùi Quang Vinh, Trần Văn Hiếu, Lê Mạnh Hà… đều vô can?
Phạm Nhật Vũ bị 3 năm án, chắc Vũ cùng lắm ngồi thêm vài tháng nữa là được tha.
Luật pháp nằm trong tay Tô Lâm chứ không phải ai khác. Dù Vũ cũng rất ấm ức nhưng như vậy là quá nhẹ cho hành vi cướp tiền của nhân dân không lọt.
Cướp gần 9000 tỷ chỉ bị 3 năm tù. Trong khi chỉ cướp cái bánh mì cũng đã bị khởi tố vài năm. Tiêu thụ 3 con ngỗng ăn cắp cũng bị truy nã.
Câu trả lời dành cho ông Nguyễn Phú Trọng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét