Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2019

18257 - Tô Huy Rứa – Chân dung quyền lực (Kỳ 3)


Hồng Hà - Tiếp theo kỳ 1  kỳ 2


Tái cử Bộ Chính trị, chiếm được ghế Trưởng ban Tổ chức Trung ương, quyền hạn của Tô Huy Rứa cực kỳ lớn:
– Tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư các chính sách về tổ chức cán bộ, đoàn thể, nội chính, Mặt trận.
– Đánh giá, tham mưu điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, phê chuẩn, đình chỉ chức vụ cán bộ.
– Giới thiệu ứng cử, quy hoạch các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý.
– Thường trực Tiểu ban nhân sư Đại hôi đảng.
Và Tô Huy Rứa đã “phát huy” hết sức mạnh quyền lực ấy như thế nào?
Quay lại những năm về trước, Tô Huy Rứa có một mối tình sâu nặng với một phụ nữ gốc Nghệ An lên Yên Bái dạy học, có tên Phạm Thị Thanh Trà, sinh 1964. Khi ấy Trà vừa qua tuổi bốn mươi, da trắng ngần, cao ráo và xinh đẹp. Giới quan chức Yên Bái gọi cô là “đoá hoa rừng”.
Năm 2006, khi là Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương, Rứa đưa “người tình” Phạm Thị Thanh Trà vốn xuất thân là một giáo viên cấp 2 Trường PTCS thị trấn Cổ Phúc – Trấn Yên – Yên Bái, vượt qua một số chức vụ để ngồi vào ghế Ủy viên Ban Thường vụ (khóa XVI), Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Yên Bái. Từ đó leo lên Phó chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Thành uỷ TP Yên Bái, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái.

Tô Huy Rứa và Phạm Thị Thanh Trà. Photo Courtesy

Năm 2016, với vị thế Ủy viên BCT, Bí thư Trung ương, Trưởng Ban tuyên giáo, Rứa đã giúp Phạm Thanh Trà dễ dàng kiếm một suất Uỷ viên Trung ương khoá XII và làm Phó Bí thư, kiêm Chủ tịch UBND tỉnh.
Sáng 18/7/2016, Chi cục trưởng kiểm lâm Đỗ Cường Minh nổ súng K59 bắn chết Bí thư tỉnh uỷ Phạm Duy Cường và Chủ tịch HĐND Ngô Ngọc Tuấn. Phạm Thị Thanh Trà được ngồi vào ghế Bí thư tỉnh uỷ Yên Bái.
Phạm Thị Thanh Trà là chị ruột Phạm Sĩ Quý, cựu Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường, xây biệt phủ ngàn tỷ bằng tiền “chạy xe ôm” và “buôn chổi đót”.
Về phần Nguyễn Phú Trọng, sau khi đắc cử Tổng Bí thư, ông cùng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang quyết tâm tuyên chiến với phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng.
Ngày 31/12/2011, bế mạc Hội nghị trung ương 4 khóa XI. Ngày 16/1/2012, Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW, tức NQTW 4: Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng.
Văn bản nêu rõ: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…
Và sau đó là một đợt rầm rộ kiểm điểm, phê bình và tự phê tất cả đảng viên trên cả nước. Đích đến chủ yếu vẫn là Nguyễn Tấn Dũng và các đồ đệ, bị gọi là “nhóm lợi ích”.
Sau đó là Hội nghị trung ương 5, “seri đòn” được phe Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang đưa ra, để cân bằng quyền lực, ghìm cương “con ngựa bất kham” và khống chế sự lộng quyền, tàn phá kinh khủng của Nguyễn Tấn Dũng và “nhóm lợi ích”.
Ông Trọng kích hoạt phương châm “nhốt quyền lực vào lồng luật pháp”. Hàng loạt văn bản của đảng được tung ra, như:
Quyết định số 68-QĐ/TW của Bộ Chính trị ban hành Quy chế giám sát trong Đảng (ngày 21/03/2012).
– Kết luận số 21-KL/TW của Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí (25/05/2012).
– Quyết định số 158-QĐ/TW của Bộ Chính trị về việc thành lập Ban Nội chính Trung ương (28/12/2012).
– Quyết định số 160-QĐ/TW của Bộ Chính trị về việc thành lập Ban Kinh tế Trung ương (28/12/2012).
– Quyết định số 162-QĐ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (01/02/2013).
Tiếp theo là chỉ đạo QH ra nghị quyết 35, lần đầu tiên trong lịch sử VN, lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do QH bầu và phê chuẩn, tại kỳ họp 5, khoá 13, khai mạc vào ngày 20/5/2013.
Chưa hết, phe ông Trọng yêu cầu và thực hiện sửa đổi Hiến pháp 1992, tăng quyền hạn chủ tịch nước, rút quyền phong tướng của Nguyễn Tấn Dũng… tại kỳ họp 6, QH khoá 13, tháng 11/2013.
Tuy nhiên, “nhóm lợi ích” vẫn bảo đảm thành trì. Hội nghị 6 tháng 10/2012 không kỷ luật được Nguyễn Tấn Dũng, những giọt nước mắt phẫn uất đã lăn dài trên má ông Trọng. Mặc dù vậy, phe Trọng cũng buộc được Dũng đã cúi đầu nhận trách nhiệm của người đứng đầu Chính phủ và nhận lỗi trước Quốc hội, toàn Đảng, toàn dân về tất cả những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành,  trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 13, ngay sau đó.

Ông Nguyễn Phú Trọng khóc tại bế mạc Hội nghị trung ương 6 và Nguyễn Tấn Dũng nhận lỗi trước QH.

Phần mình, Tô Huy Rứa cùng với Trần Đại Quang vận động và giới thiệu Nguyễn Bá Thanh với nhóm ông Trọng – Sang, để Thanh ngồi vào ghế Trưởng ban Nội chính, hòng giúp Nguyễn Bá Thanh kiếm một suất bổ sung Bộ Chính trị, nhưng thất bại tại Hội nghị 7, tháng 5/2013, khi cả Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ đều “out”.
Có điều, thế và lực bắt đầu nghiêng về nhóm hai ông Nguyễn Phú Trọng – Trương Tấn Sang. Tô Huy Rứa rất nhanh, ngả về bên mạnh hơn. Để lập công, Tô Huy Rứa cũng góp công giúp ông Trọng thực thi chủ trương và quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về luân chuyển cán bộ. Dịp này Rứa cũng nhanh chân đưa Trịnh Xuân Thanh về Hậu Giang, qua Văn bản số 6149, ngày 20/1/2014 của Ban Tổ chức Trung ương do Trần Lưu Hải, Phó Trưởng ban Thường trực nhiệm kỳ 2010-2015, ký. Toàn bộ là do chỉ đạo của Rứa, nhưng người “lãnh đạn” sau này là Trần Lưu Hải.
Việc luân chuyển 44 cán bộ Trung ương về địa phương, nằm trong kế hoạch xoay chuyển “bàn cờ” chính trị của ông Trọng.
Có người cho rằng Tô Huy Rứa là tác giả của Quy chế 244, ra đời tháng 6/2014. Nhận định thế là không đúng. Các “bộ não” cận thần tham mưu cho hai ông Trọng – Sang mới chính là tác giả của Quy chế 244, ra đời tháng 6/2914. Vì quá chủ quan, Nguyễn Tấn Dũng đã bị hạ “knoc-out” ngay trước thềm đại hội XII diễn ra tháng 1/2016, bởi “thiên la địa võng” mà bên tấn công giăng ra, và cũng bởi Quy chế lạnh lùng và tàn khốc mang bí số 244.
Bốn ngày trước khi khai mạc Hội nghị Trung ương 13, Nguyễn Tấn Dũng viết đơn gởi Nguyễn Phú Trọng, xin KHÔNG TÁI CỬ và rút lui khỏi cuộc đua quyền lực.
Là “kiến trúc sư” trong công tác nhân sự, cuối năm 2014, để đưa đàn em Trịnh Văn Chiến vào Uỷ viên Trung ương, Tô Huy Rứa kéo Mai Văn Ninh, Bí thư tỉnh uỷ Thanh Hóa ra Hà Nội để thay Cao Đức Phát làm Bộ trưởng. Sắp hết tuổi, nhưng Phát không chịu nghỉ, Rứa phải đưa Ninh về làm Phó Ban tuyên giáo nằm chờ. Tại đại hội XII, Ninh nằm trong danh sách tái cử Uỷ viên Trung ương, nhưng khi bầu lại rớt. Chỉ có Trịnh Văn Chiến, người tình của “hotgirl” Quỳnh Anh, vào BCH Trung ương. Mai Văn Ninh ngậm đắng nuốt cay, rời chính trường.
Còn nữa, trong  suốt thời gian chuẩn bị đại hội 12, Tô Huy Rứa đã tiếp một tay, giúp Nguyễn Văn Bình, Đinh La Thăng, Hoàng Trung Hải lách qua khe cửa hẹp, để ngồi chung “ngai” với ông Trọng, trong Bộ Chính trị.
Với gia đình, Tô Huy Rứa sắp đặt vẹn toàn. Phu nhân Trương Thị Tuyết Nhung, sau khi rời chức vụ Trưởng phòng đào tạo Học viện Báo chí tuyên truyền, thì lập ngay “Quỹ từ thiện Bầu ơi” từ tháng 4/2913 để hoạt động. Quỹ của phu nhân Trưởng ban Tổ chức Trung ương tiền không bao giờ cạn. Hàng trăm doanh nghiệp nhà nước đổ tiền vào ủng hộ Quỹ.

Vợ chồng Tô Huy Rứa

Con trai cả của Rứa là Tô Huy Vũ, trong ba năm đổi hai chức. Từ Vụ trưởng Thống kê, nhảy sang Vụ trưởng Hợp tác Quốc tế Ngân hàng Nhà nước.
Con trai kế Tô Tử Hà, Bí thư đoàn thanh niên Vietnam Airlines, Trưởng phòng Tổ chức – Nhân sự Cảng HKQT Nội Bài.
Con gái út Tô Linh Hương, “công chúa” sinh ngày 14/2/1988 từng khuấy động dư luận khi về làm Chủ tịch HĐQT Cty Vinaconex-PVC, một cty liên doanh của “người tình” thành đạt Trịnh Xuân Thanh, vào tháng 4/2012 và rút lui sau đó hai tháng, vì cty này đang ngập nợ nần.


Các con của Rứa

Tô Linh Hương nhanh chóng được bố Rứa đưa về Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch, làm Ủy viên Ban chấp hành Đảng ủy Bộ VHTTDL, Ủy viên Ban thường vụ Đoàn khối các cơ quan trung ương, Bí thư Đoàn bộ VHTTDL. Rồi Hương làm Nghiên cứu sinh theo QĐ số 3204/QĐ- ĐHKT ngày 8/11/2013 của Hiệu trưởng Đại học Kinh tế- ĐHQG với đề tài “Chuỗi giá trị toàn cầu ngành hàng chè và sự tham gia của Việt Nam”, do đích thân Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ làm cán bộ hướng dẫn khoa học. Chiều ngày 7/2/2018, tại Phòng 801 nhà E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, trước hội đồng giáo sư chấm, Tô Linh Hương đã bảo vệ luận án tiến sĩ với số điểm tuyệt đối (!)
Hy vọng các “thiên tài” họ Tô đời thứ 14, sẽ thay bố Tô Huy Rứa, làm rạng danh “làng ăn mày” Đồn Điền, Quảng Thái.
Gần đây, báo chí và dư luận lại xôn xao với video clip xe Mercedes E250 có bảng số 30F-462.75 của bà Trương Tuyết Nhung, đăng ký năm 2018 lại mang thêm bảng số xe màu xanh 80B-4329 đăng ký năm 2009 trực thuộc Ban Tuyên giáo trung ương, để được hưởng những đặc quyền khi tham gia giao thông. Điều đó cho thấy rằng, dù nghỉ hưu đã 4 năm, máu đam mê công danh và uy vũ vẫn nóng hổi như ngày nào, trong huyết quản một chân dung quyền lực như Tô Huy Rứa.


Xe 2 biển số của gia đình Tô Huy Rứa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét