Việt Nam đang ngập ngụa trong nợ. Nợ nước ngoài lẫn nợ
trong nước. Cả hai thứ nợ này đều có cơ hội nhấn chìm toàn bộ ngân sách
quốc gia vốn ngày càng eo hẹp cả tiền trả lương cho đội ngũ gần 3 triệu
công chức với “30% trong số đó bị coi là “không làm gì cả những vẫn đều
đều lãnh lương”.
Con số nợ trong
nước mới nhất được nêu ra là từ Ngân hàng thế giới (WB) và Bộ Tài chính
Việt Nam. Theo đó, có tới phân nửa các khoản nợ trong nước của Chính
phủ sẽ đáo hạn trong 3 năm tới. Dù báo cáo không đưa ra con số cụ thể số
tiền phải trả, nhưng theo Bản tin nợ công số 5 (năm 2015) vừa được Bộ
Tài chính công bố, nợ trong nước của Chính phủ tới hết năm 2015 còn hơn
54,6 tỷ USD (tương đương hơn 1,19 triệu tỷ đồng); nợ Chính phủ bảo lãnh
vay trong nước hơn 9,4 tỷ USD (tương đương hơn 207,45 nghìn tỷ đồng); nợ
chính quyền địa phương vay trong nước hơn 3,3 tỷ USD (tương đương hơn
73,6 nghìn tỷ đồng). Với phân nửa số nợ trên sẽ đáo hạn trong 3 năm tới,
khi đó ngân sách nhà nước sẽ phải dành ra hơn 738 nghìn tỷ đồng (trên
33,6 tỷ USD) để trả nợ vay trong nước (chưa kể các khoản vay nước ngoài
tới hạn).
Như vậy, số nợ trong nước mà ngân sách trung ương phải có trách nhiệm trả cho mỗi trong 3 năm tới sẽ vào khoảng 11 tỷ USD.
Nguồn cơn chính
dẫn đến nợ trong nước đã được tích tụ từ thời “phá chưa từng có” của
Thủ tướng tướng Nguyễn Tấn Dũng. Vào thời gian đó, Ngân hàng Nhà nước và
Chính phủ ồ ạt phát hành “trái phiếu đặc biệt” để hút tiền mặt từ các
ngân hàng thương mại cổ phần. Lượng phát hành trái phiếu chính phủ giai
đoạn 2011-2015 đã tăng gấp 2,5 lần giai đoạn 2006-2010, chủ yếu phát
hành cho khối ngân hàng thương mại. Sau một thời gian đủ dài, các khoản
lãi và một phần nợ gốc phải trả trong ngắn hạn đã tăng cao và tăng đột
ngột trong thời gian gần đây, gây sức ép mạnh lên cân bằng ngân sách nhà
nước. Trong một vòng luẩn quẩn, chính phủ lại phải liên tục phát hành
trái phiếu chính phủ để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước. Hậu quả là
từ năm 2014, một lượng lớn trái phiếu chính phủ đến hạn thanh toán,
trong lúc chính phủ lại phải liên tục phát hành trái phiếu chính phủ mới
do ngân sách nhà nước không thể đáp ứng. Cũng hệ quả là quy mô nợ công
tăng theo tần suất và quy mô phát hành trái phiếu chính phủ. Còn giờ đây
và những năm tới, nhiều khoản phát hành trái phiếu sẽ đến kỳ đáo hạn và
dù ngân sách không còn tiền thì vẫn phải cố mà in thêm tiền để trả nợ
cho các ngân hàng thương mại, cho dù mới đây WB đã một lần nữa khuyến
cáo Việt Nam không nên in tiền quá nhiều.
Thế nhưng những khoản phải trả cho nước ngoài thì đương nhiên không thể bằng tiền Việt, mà phải bằng ngoại tệ mạnh.
Vào năm 2015 và
là lúc Nguyễn Tấn Dũng tạm “hạ cánh an toàn” sau khi để lại một núi nợ
khổng lồ cho quốc gia và dân tộc, ngân sách Việt Nam đã phải xuất ra đến
20 tỷ USD để trả nợ cho nước ngoài. Những năm sau đó, bình quân mỗi năm
Việt Nam phải trả nợ hàng chục tỷ USD cho nước ngoài.
Cộng các khoản
nợ trong nước và nước ngoài, ngân sách Việt Nam sẽ phải trả nợ bình quân
trên 20 tỷ USD cho mỗi trong 3 năm tới, và trong 3 năm sẽ phải trả trên
60 tỷ USD.
Hẳn đó là lý do
mà vào đầu năm 2017, sau những cuộc bàn cãi gây gắt, Chính phủ Việt Nam
đã phải tìm cách từ chối nợ vay nước ngoài của khối doanh nghiệp nhà
nước mà không đưa loại nợ này vào nợ công quốc gia, dù theo quy định của
Liên hiệp quốc thì nợ vay nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước là một
thành phần của nợ công quốc gia.
Vậy nợ của các doanh nghiệp nhà nước là bao nhiêu?
Từ năm 2011 đến
năm 2015 và với đà vay mượn nước ngoài tăng tiến không ngừng nghỉ, nợ
công đã tăng và nợ vay của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước cũng tăng
chóng mặt.
Theo một phân
tích của Tiến sĩ Vũ Quang Việt – cựu chuyên viên tài chính của Liên hiệp
quốc – vào đầu năm 2017 ngay trên một tờ báo nhà nước là Thời báo Kinh
tế Sài Gòn, nợ của 3.200 doanh nghiệp nhà nước theo điều tra của Tổng
cục Thống kê năm 2014 là 4,9 triệu tỉ đồng (231 tỉ đô la Mỹ), gấp nhiều
lần con số 1,5 triệu tỉ đồng mà Bộ Tài chính đưa ra chỉ cho một số tập
đoàn và công ty lớn. Ước tính thêm cho thấy năm 2016, nợ của doanh
nghiệp nhà nước là 324 tỉ đô la Mỹ, bằng 158% GDP.
Như vậy, cộng
cả nợ chính phủ và nợ doanh nghiệp nhà nước sau khi trừ đi phần Chính
phủ bảo lãnh trùng lặp, tổng số nợ năm 2016 là 431 tỉ đô la Mỹ, bằng
210% GDP, vượt rất xa báo cáo “nợ công chưa đụng trần 65% GDP” của Chính
phủ.
Gần đây, ngay
cả một số tờ báo nhà nước chuyên về kinh tế cũng đã phải hé ra sụ thật
về nợ công quốc gia. Gần nhất, tờ Nhịp Cầu Đầu Tư viết:
“Nợ công của
Việt Nam có thể đã lên tới hơn 200% GDP, đã vượt quá chỉ tiêu an toàn nợ
là 65% GDP, nếu tính đầy đủ theo thông lệ quốc tế, bao gồm nợ của ngân
hàng trung ương và các đơn vị công lập khác.
Nếu như năm
2001, Việt Nam vay World Bank khoảng 23.900 tỷ đồng thì tới năm 2015 đã
là hơn 274.000 tỷ đồng, tức là gấp khoảng 11,5 lần. Tương tự, với Ngân
hàng Phát triển châu Á, nợ của Chính phủ với nhà tài trợ này đã tăng hơn
20 lần trong quãng thời gian trên (từ 7.500 tỷ đồng lên hơn 151.000 tỷ
đồng).
World Bank định
nghĩa nợ công không chỉ là nợ chính phủ, nợ chính quyền địa phương, nợ
chính phủ bảo lãnh mà còn bao gồm nợ ở ngân hàng trung ương, các tổ chức
công lập, các doanh nghiệp nhà nước và đặc biệt là các khoản chính phủ
đã cam kết chi trả như lương hưu, bảo hiểm”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét