Từ lâu nay đã có đồn đoán về việc
Trung Quốc đã cho Việt Nam vay mượn hàng trăm tỷ đô la trong nhiều năm qua. Tuy
nhiên mới đây một kênh nghiên cứu quốc tế đã cung cấp một con số hiếm hoi về mối
quan hệ vay mượn tín dụng này.
Tổ chức nghiên cứu trên là Văn
phòng Nghiên cứu AidData tại College of William & Mary, bang Virginia, Hoa
Kỳ, đã hợp tác với các nhà nghiên cứu từ Harvard của Mỹ và Đại học Heidelberg của
Đức. Nhóm AidData giám sát và thu thập tin tức về các dòng tiền từ Trung Quốc
sang các nước, qua sử dụng tin chính thống, tài liệu sứ quán, cũng như thông
tin về nợ nần, viện trợ của các nước.
Trong bảng số liệu gửi cho BBC,
AidData cho biết nghiên cứu của họ bao gồm ba dạng tài chính mà Trung Quốc dành
cho các nước: Viện trợ phát triển chính thức (ODA), Dòng tiền chính thức khác
(OOF), Dòng tiền không rõ (OF).
FILE – In this Sept. 18, 2017,
file photo provided by South Korea Defense Ministry, a U.S. Air Force B-1B
bomber drops a bomb as it flies over the Korean Peninsula during a joint
drills, South Korea. A South Korean lawmaker said Tuesday, Oct. 10, 2017, that
North Korean hackers may have stolen highly classified military documents that
include U.S.-South Korean wartime “decapitation strike” plans against the
North, according to South Korean media reports. (South Korea Defense Ministry
via AP, File)
Kết quả là Việt Nam đã nhận hơn
4,3 tỉ đôla viện trợ và tài trợ từ nguồn chính phủ Trung Quốc từ 2000 đến 2013,
theo nghiên cứu mới về tổng dòng số tiền Trung Quốc 354 tỷ đôla Mỹ trợ giúp 140
nước trong giai đoạn này.
Với sự thận trọng trong đăng tải
nguồn số liệu từ trước tới nay, những thông tin do BBC dẫn lại từ AidData là có
thể có độ khả tín.
Và nếu con số 4,4 tỷ USD viện trợ
và tài trợ mà Việt Nam đã nhận từ Trung Quốc do AidData công bố phản ánh cơ bản
thực trạng quan hệ viện trợ Việt – Trung, con số này chỉ bằng khoảng 4,8% con số
90 tỷ USD viện trợ ODA mà Việt Nam đã nhận từ các nước trong giai đoạn 1993 –
2013.
Sự khác biệt rất lớn như thế có ý
nghĩa gì?
Một kết luận tạm thời có thể được
nêu ra: Việt Nam chưa quá phụ thuộc vào Trung Quốc về viện trợ và tài trợ, do
đó cũng chưa quá bị phụ thuộc về chính trị đến mức có thể biến thành một tỉnh của
Trung Quốc vào năm 2020 như nhiều người dân Việt vẫn thường âu lo đến mất ngủ.
Tất nhiên, kết luận trên chỉ mang
tính tương đối và tạm thời, bởi trong thực tế vẫn có thể có những khoản viện trợ
hay tài trợ khác của Trung Quốc cung cấo cho Việt Nam mà AidData hay nhiều tổ
chức nghiên cứu quốc tế không thể biết được.
Tuy nhiên, con số 4,3 tỷ USD mà
AidData công bố lại khá phù hợp với tình trạng Trung Quốc cung cấp tín dụng eo
hẹp cho Việt Nam trong những năm gần đây.
Có một bằng chứng tương đối rõ
ràng về khả năng hạn chế của Trung Quốc: vào cuối năm 2016, chính quyền tỉnh
Quảng Ninh đã phải quyết định chọn nhà đầu tư trong nước làm dự án đường cao tốc
Vân Đồn – Móng Cái mà không vay vốn của Trung Quốc, cho dù vốn đầu tư của dự án
này chỉ khoảng 300 triệu USD và đã được Bộ Giao thông Vận tải nhiệt tình “vận
động” cho vụ vay mượn này.
Một thông tin khác cũng cho biết
việc vay vốn từ Trung Quốc cho dự án giao thông không phải là dễ dàng và cũng
chẳng có ưu đãi nào, còn nếu có ưu đãi (ví dụ: không cần chính phủ Việt Nam phải
bảo lãnh) thì lại gắn liền với nguy cơ thao túng về kinh tế và cả chính trị mà
một số quốc gia như Campuchia và ở châu Phi đã bị Bắc Kinh “gài bẫy”. Nhiều khó
khăn như thế đã khiến giới lãnh đạo Việt Nam chùn tay trong vay vốn. Thực tế
này cũng dẫn đến một kết luận khác có thể rất quan trọng: chính sách của Trung
Quốc cho Việt Nam vay tín dụng vẫn chưa thể mở rộng.
Từ sau chuyến đi Trung Quốc của
ông Nguyễn Phú Trọng vào tháng 1/2017 đến nay, vẫn chưa có dấu hiệu rõ ràng nào
về khả năng “Trung Quốc đổ tiền cứu chế độ độc đảng Việt Nam”, mặc dù khả năng
này là có thực. Cũng từ đầu năm 2017 đến nay, khoản vay có thể là duy nhất của
Việt Nam từ Trung Quốc là 250 triệu USD cho dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông.
Thay vào đó, dấu hiệu rõ hơn nhiều
là Trung Quốc đã và đang tăng cường đầu tư vào các dự án ở Việt Nam để khống chế
dự án dể từ đó mở rộng thao túng kinh tế Việt Nam lẫn chiến thuật “lấn đất”.
Trong khi đó, bản thân Trung Quốc
không phải không gặp những khó khăn lớn về tiền bạc. Vẫn có một tử huyệt của nền
tài chính Trung Quốc mà chính quyền nước này chưa bao giờ dám công bố: tỷ lệ nợ
công quốc gia vọt lên đến 237% GDP, tức đến 28 ngàn tỷ USD vào năm 2016 – theo
phân tích của tờ Financial Times vào tháng 4/2016 – vượt xa tỷ lệ nợ của các nước
đang phát triển khác. Tình trạng này có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính hoặc
trì trệ kinh tế kéo dài ở Trung Quốc.
Tất nhiên, giới lãnh đạo Trung Quốc
hoàn toàn có thể tự an ủi rằng họ có một kho dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới
– lên đến 3.000 tỷ USD vào năm 2016. Chỉ có điều, con số 3.000 tỷ này chỉ bằng
1/9 so với gánh nặng nợ công 28 ngàn tỷ.
Vào đầu năm 2017 đã xuất hiện những
tin tức phản biện về thực chất nền kinh tế Trung Quốc đến từ ông Gordon G. Chang,
tác giả của cuốn sách Sự sụp đổ sắp đến của Trung Quốc. Vị luật sư kiêm nhà
bình luận người Mỹ này nhận định “kinh tế Trung Quốc sắp rơi tự do” trong một
cuộc phỏng vấn mới đây với trang Đại Kỷ Nguyên, theo đó ông cho rằng Trung Quốc
chỉ ổn định trên bề mặt trong năm 2017, nhưng tiềm ẩn bất ổn thực sự dưới bề mặt.
Hai thông tin đặc biệt mà ông
Gordon G. Chang cho biết là: Trong năm 2015, luồng vốn chuyển ra nước ngoài là
cao chưa từng thấy, từ 900 tỷ đến 1.000 tỷ USD; và theo nguồn tin của ông, chỉ
có 500 tỷ USD trong số 3.000 tỷ USD dự trữ ngoại hối là còn có thể sử dụng được.
Cũng theo ước tính của ông, Trung Quốc chỉ còn 1,5 nghìn tỷ USD tiền khả dụng để
bảo vệ đồng Nhân dân tệ.
Sau kết luận tạm thời đầu tiên về
việc Việt Nam chưa quá phụ thuộc vào Trung Quốc, kết luận tạm thời thứ hai là
cho dù Trung Quốc muốn đổ tiền cứu chế độ độc đảng ở Việt Nam, thì khả năng tài
chính của Trung Quốc cũng không cho phép cung cấp đến hàng trăm tỷ USD – con số
tối thiểu dể vực dậy nền kinh tế Việt Nam đang suy thoái trầm kha – cho giới
chóp bu Hà Nội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét