Sau khi nhận thư giải thích của Bộ
Ngoại Giao Cộng sản Việt Nam về vụ “đầu thú” của ông Trịnh Xuân Thanh, hôm 20
tháng 9, chính phủ Cộng Hòa Liên Bang Đức đã chính thức đưa tối hậu thư cho Hà
Nội, sau hai tháng chờ đợi sự “nhận lỗi” của lãnh đạo CSVN.
Đó là quyết định đình chỉ mọi
quan hệ đối tác chiến lược với CSVN, đồng thời trục xuất thêm một viên chức ngoại
giao của Sứ quán CSVN trong vòng 4 tuần lễ. Trong cuộc họp báo ngày 22 tháng 9,
ông Breul, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại Giao Đức đã tái khẳng định là không thể
chấp nhận hành động coi thường pháp luật Đức và quốc tế về sự kiện CSVN cho người
bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngay trên nước Đức.
Diễn tiến nói trên đã không chỉ
làm cho quan hệ ngoại giao giữa CSVN và Đức trở nên phức tạp mà còn ảnh hưởng đến
thái độ và sự ứng xử của các quốc gia trong Khối Liên Âu đối với CSVN trong thời
gian tới. Nói cách khác, quan hệ giữa CSVN với Liên Âu nói chung và Đức nói
riêng sẽ bị chi phối rất lớn từ cung cách hành xử này của ông Nguyễn Phú Trọng.
Việc ông Trọng ra lệnh bắt cho bằng
được Trịnh Xuân Thanh không nhằm giải quyết bài toán tham nhũng hay để soi sáng
tình trạng thất thoát 3,200 tỷ đồng ở PVC, mà hoàn toàn muốn chứng tỏ quyền lực
tối thượng hiện nay nằm trong tay Nguyễn Phú Trọng chứ không ai khác.
Chính vì quá nóng vội muốn thu
tóm quyền lực, ông Nguyễn Phú Trọng đã phạm vào ba tội tày trời:
Tội thứ nhất, làm cho cả nước rã
rời với những đấu đá phe nhóm ngày một lan rộng trong mọi cơ chế. Tình trạng
xung đột và tranh chấp trong nội bộ đảng đã khiến cho sự vận hành ở các cơ quan
rơi vào tình thế bị động. Tất cả các cán bộ đều ở vào thế co thủ, phòng thân vì
không biết “lưỡi hái” kiểm tra, chống tham nhũng chừng nào đến phiên mình. Sự bất
ổn định nội bộ đã khiến cho ông Trọng cũng không dám đi sinh hoạt tại các đảng
bộ địa phương, mà chỉ tham gia các buổi nói chuyện với cử tri hay các buổi họp
trong phạm vi Hà Nội. Nói cách khác, cuộc chiến tranh chấp quyền lực giữa phe nắm
quyền (Nguyễn Phú Trọng) và phe nắm tiền (Nguyễn Tấn Dũng) đã làm cho xã hội Việt
Nam phân hóa. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến bối cảnh thanh toán lẫn nhau
như đã từng xảy ra ở Yên Bái vào tháng 6, 2016 khi ba cán bộ cao cấp nhất của Tỉnh
đã tàn sát nhau.
Tội thứ hai, đánh đổi quyền lợi của
đất nước vào trong canh bạc “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh từ Đức mang về Việt Nam
bằng mọi giá để chứng tỏ quyền lực của mình. Hậu quả không chỉ khiến chính phủ
Đức chấm dứt quan hệ chiến lược mà các quốc gia trong Khối Liên Âu nói riêng và
cả thế giới nói chung coi đất nước Việt Nam và con người Việt Nam là man rợ và
lạc hậu. Ông Trọng không những chà đạp lên danh dự quốc gia khi cho an ninh
sang bắt cóc ông Thanh, mà còn láo khoét và trơ trẽn cho dàn dựng ra “thông
tin” rằng ông Thanh đã “trở về nước đầu thú”. Ông Trọng sẽ không bao giờ xin lỗi
nước Đức vì đây chính là tử huyệt sẽ làm tiêu tan sự nghiệp của ông Trọng.
Tội thứ ba, núp dưới chiêu bài
“trong sạch đảng” và thể hiện quyền lực, ông Trọng đã đổ tiền nuôi bộ máy an
ninh để vừa truy lùng đàn em của phe Nguyễn Tấn Dũng qua các đại án, vừa đàn áp,
bắt bớ những người yêu nước, tạo ra một không khí khủng bố bao trùm cả nước.
Trong khi đó chính quyền hết tiền, kinh tế khó khăn, ông Trọng lại bày ra trò
“huy động vàng” trong dân và đánh thuế tiêu thụ (còn gọi là thuế giá trị gia
tăng) trên các hàng hóa tiêu dùng như một trò “ăn cướp” mới trên đầu trên cổ
người dân. Không khí sinh hoạt của xã hội Việt Nam trở nên ngột ngạt vì sự thao
túng của một phe, dựa vào thế lực của Bắc Phương để đứng trên tất cả.
Với những tội trạng như vậy, ông
Trọng rất khó sống sót sau Hội nghị Trung ương 6 sẽ diễn ra vào thángt 10 tới
đây. Lý do là qua gần 3 năm xử vụ đại án của Ngân Hàng Đại Dương, ông Trọng chỉ
tử hình được một mình Nguyễn Xuân Sơn, chung thân Hà Văn Thắm và không moi thêm
được gì. Thế yếu này của ông Trọng cũng có nghĩa là phe nhóm ông Dũng bên Tập
Đoàn Dầu Khí còn mạnh và sẽ bắt đầu phản công trở lại trong thời gian tới. Cuộc
chiến Dũng-Trọng chưa hề kết thúc!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét