Trong những ngày cuối tháng 9 và đầu tháng 10/2017, có hai sự
kiện đặc biệt xảy ra: một là kiến nghị của ông Nguyễn Trung – cựu ĐS
Việt Nam tại Thái Lan, Đức đối với cải cách mạnh mẽ chính trị; và thứ
hai là quan điểm của cựu TBT Đảng – ông Lê Khả Phiêu với quan điểm không
có đường lùi trong đổi mới bộ máy chính trị.
Xét về mặt phương diện nhận thức luận, thì kiến nghị của ông Nguyễn
Trung sâu hơn, mang tính chi tiết hóa đòi hỏi đổi mới toàn diện về mặt
chính trị hơn, và chính bước đi này nó mới giải quyết nốt những vấn đề
liên quan đến tình hình chính trị (tham nhũng, bội chi) mà ông TBT Lê
Khả Phiêu chỉ ra. Tuy nhiên, những diễn biến mang tính đồng thời về đòi
hỏi đổi mới chính trị là một điều đáng chú ý.
Thực tế cho thấy, nhà nước Việt Nam có quá nhiều điều để làm, trong khi có quá ít tiền và nguồn nhân lực để thực hiện. Dù đặc tả ở mặt bộ máy nhà nước hay không, thì tất cả đều đi về cái gọi là: đặc thù cơ chế chính trị Việt Nam dẫn đến những hiện trạng như vậy.
Nợ công, nâng trần, hay nguồn tiền vay nợ dành để trả nợ là một bài toán
nan giải, nhưng nổi trội nhất vẫn là, Việt Nam chưa tạo ra một cơ chế
đủ tốt để kiểm soát sự gia tăng các yếu tố nêu trên – liên quan đến đội
ngũ cán bộ công chức và cơ chế thiếu rạch ròi trong kiểm soát quyền lực
hiện nay. Do vậy, dù ông Nguyễn Phú Trọng – đương kim TBT hiện thời có
tỏ rõ quyết tâm là “đốt củi”, thì xét trên bình diện chung, nó vẫn là
một cuộc chiến cực kỳ khó khăn, mà ông Trọng chỉ giải quyết giai đoạn
đầu, còn giai đoạn 2 thuộc về người kế nhiệm. Nhưng vì mang tính chất
lâu dài và kế nhiệm như thế, không ai đảm bảo rằng, cuộc chiến chống
tham nhũng đã và đang trở thành một cuộc chiến tranh giành lợi ích, phe
nhóm không hơn không kém.
Cuộc chiến chống tham nhũng, hay hạn chế lạm dụng quyền lực nhiều tránh
phát sinh những tác hại trực tiếp đến nền kinh tế - chính trị - xã hội
quốc gia, như đã đề cập, chỉ và chỉ có thể tiến hành qua công tác đổi
mới chính trị.
Có một số quan điểm cho rằng, sự thậm thụt từ câu hỏi về việc liệu ĐH
Đảng khi có sự mở ra – đóng vào các vấn đề nóng trên báo chí, kể cả ý
kiến của con trai cả TBT Lê Duẩn về đổi mới chính trị trên báo CAND.
Đổi mới này nếu là sâu rộng, thì nó sẽ giúp chính ĐCSVN rất nhiều, như
nhiều chuyên gia nhận định [1]. Trong đó: giúp ĐCSVN khẳng định tính hợp
pháp (như cách thức mà Đổi Mới I từng mang lại), kết hợp giữa chủ nghĩa
thực dụng và trọng dụng nhân tài như cách mà Đảng PAP (Singapore) đang
tiến hành. Và bước đi cần thiết của Đổi mới II chính là cuộc chiến chống
tham nhũng bằng sự cải cách sâu quy trình pháp luật để loại bỏ các quan
chức tham nhũng, tạo sự ổn định chính trị (thay vì gây bất ổn bằng sự
đàn áp). Bên cạnh đó là tự do lập hội, trong đó bao hàm cả các hội chức
chính trị; loại bỏ các hạn chế ngầm về mặt tự do ngôn luận trên báo chí
có thể giúp tiếp tục xác nhận vai trò lãnh đạo của Đảng thông qua một
cuộc thảo luận tự do, khuyến khích đổi mới,…
Vấn đề tiếp theo là liệu “người đốt lò” sẽ ứng xử như thế nào trước yêu
cầu về mặt thời cuộc này, nó có quá khó đến mức không tưởng như cách ông
TBT ký ban hành quy định của Bộ Chính trị về Tiêu chuẩn chức danh, tiêu
chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị,
Ban Bí thư quản lý?
Có, ông TBT Nguyễn Phú Trọng có thể đồng ý ½ đối với yêu cầu thời cuộc,
nghĩa là “cách mạng bộ máy” như cách ông cựu TBT Lê Khả Phiêu diễn giải.
Vì sao lại như vậy, vậy một người cộng sản gộc như ông Nguyễn Phú
Trọng, người từng đặt luận cương lên trên Hiến Pháp nhà nước không dám
để đi một bước “liều” như cách cựu Đại sứ Nguyễn Trung đặt ra. Mà ông
Trọng sẽ quay lại cái thời điểm tháng 1/2015, theo đó, đổi mới chính trị
của ông không phải là “làm thay đổi chính trị, bản chất Đảng”, mà chỉ
đơn thuần là đổi mới “cơ chế, chính sách”. Cái cụm từ “đổi mới” lúc này
bị bó hẹp vào việc thúc đẩy cải tổ lại bộ máy nhà nước hay chính sách
theo hướng tinh giảm, như cách mà Bộ Công thương vừa rồi cắt 675 giấy
phép con liên quan đến điều kiện kinh doanh.
Trong quan điểm “không thay đổi về bản chất chính trị”, thì ông Nguyễn
Phú Trọng và Bộ Chính trị có thể chấp nhận thay đổi một phần tên đảng từ
ĐCSVN sang Đảng Lao Động Việt Nam. Tuy nhiên, để thả tù nhân chính trị
thì lại rất khó – bởi nó mang tính “cách mạng”, tức khi bản chất trong
Đảng đã được thay đổi.
Kết quả của “đổi mới chính trị” lần này (nếu xảy ra) sẽ ít nhiều tạo tác
động tích cực đến xã hội, như cách cuộc chiến “nhóm lò đốt củi” hiện
nay, tuy nhiên, vì nó không phải là bản chất, nên nó sẽ không giải quyết
đúng đắn tính cốt lõi mà Việt Nam hiện thời đang gặp phải. Nói cách
khác, nó tương tự như việc tinh giảm biên chế trên lý thuyết, và thực tế
lại đang phình to ra.
Nói như ông TBT Lê Khả Phiêu thì “cốc nước đã đẩy, không còn đường lùi,
lùi là chết”, và tinh thân để giữ “chén uống nước” còn được uống, thì
cần phải xem xét lại cái đĩa lót chén (tức chạm vào gốc của bản chất
chính trị - bệ đỡ của chén uống nước). Nhưng suy cho cùng, dù “tinh
thần” như thế nào, thì ông TBT Lê Khả Phiêu vẫn là một cựu TBT mà thôi,
góp ý của ông có thể trôi vào quên lãng như cách ông từng góp ý không
cho quân đội làm kinh tế. Còn đối với Đại sứ Nguyễn Trung thì ý kiến của
ông dù có hợp lý, thì có thể nó cũng sẽ diễn ra tương tự như phán quyết
dành cho những góp ý thời kỳ Hiến pháp 2013, theo đó ông Nguyễn Phú
Trọng “lên án” hơn là sự tán dương, vì nhiều góp ý đã chạm vào Điều 4
Hiến pháp.
Quan điểm “Dù có trả giá cũng phải tiến hành đổi mới 2” chưa thực sự
được ông Nguyễn Phú Trọng để tâm đến, vì ông tin rằng, ông có thể cứu
Đảng bằng “lời khuyên và chỉ đạo”, bằng “đạo đức và văn minh” hơn là một
sự cách mạng, hay dưới ngôn từ nhẹ hơn là – đổi mới. Thậm chí, ông
Nguyễn Phú Trọng nếu so với ông Nguyễn Văn Linh, thì có phần rụt rè hơn
rất nhiều.
Trong một quan điểm có liên quan, muốn cải cách chính trị về mặt thực
chất, thì trước hết, cần phải thành lập Tòa án Hiến pháp tại Việt Nam để
đặt cơ quan tư pháp vào luồng dân chủ, nắn lại nội dung Luật trưng cầu
dân ý để đi đến một sự phúc quyết về tính Đảng trong nhà nước. Khi thay
đổi về mặt câu chữ liên quan đến Hiến pháp và tạo điều kiện cho Luật đảm
bảo nhu cầu được lấy ý kiến của người dân, thì tác dụng “cách mạng
chính trị” sẽ rất lớn, lớn đến mức vượt xa việc đổi tên Đảng – vốn mang
tính chất hình thức, phù phiếm và mị dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét