Hàng trăm người dân
biểu tình đòi trả tự do cho bà Trần Thị Xuân sáng 21/10-Ảnh Phero Hoan
Sáng 21/10, hàng ngàn người dân
đã kéo đến Ủy ban xã Thạch Kim, Lộc Hà, Hà Tĩnh để biểu tình đòi trả tự do cho
bà Trần Thị Xuân, người bị bắt hôm 17/10 với cáo buộc tội "Hoạt động lật đổ
chính quyền nhân dân".
Một người dân tham gia cuộc biểu
tình sáng nay cho BBC biết, có khoảng 3000-4000 người dân tham gia tuần hành
quanh xã và cuối cùng tập trung trước ủy ban xã. Người dân cầm theo băng rôn,
biểu ngữ "Trả tự do cho Trần Thị Xuân", "Trần Thị Xuân vô tội."
Theo báo Hà Tĩnh, bà Xuân, 41 tuổi,
bị cáo buộc là thành viên tích cực của "Hội anh em dân chủ," một tổ
chức mà báo này gọi là "tổ chức phản động nhằm mục đích lật đổ chính quyền
nhân dân."
Báo này viết bà đã nhận số tiền
170 triệu đồng của tổ chức khủng bố, phản động lưu vong ở nước ngoài, và tham
gia tổ chức các cuộc biểu tình kích động và làm các hoạt động từ thiện để
"lôi kéo, móc nối các đối tượng" chống đối.
Người dân tham gia biểu tình nói:
"Người dân xuống đường vì thứ nhất muốn chứng minh là chị Xuân vô tội, là
một người lương thiện, luôn giúp đỡ người khác, không phải là chống đối chính
quyền.
"Thứ hai, trong kết luận
thanh tra nói chị câu kết với nhiều người tổ chức biểu tình hồi tháng 4, người
dân bức xúc vì cái đó là do tự người dân ý thức được, cảm thấy cần lên tiếng.
Chị Xuân cũng chỉ là một trong những người như bao người khác.
Bà Xuân rất được
người dân xã Thạch Kim biết ơn, quý mến-Ảnh Phero Hoan
"Chị Xuân là người năng nổ,
hay hoạt động công tác thiện nghiệp từ đạo đến đời. Chị hay tổ chức các buổi
quyên góp cho người nghèo vào dịp lễ tết, kêu gọi giới trẻ đi nhặt ve chai lấy
tiền giúp đỡ người neo đơn.
"Chị cũng giúp đỡ nạn nhân
thiên tai, lũ lụt, không chỉ ở trong xứ mà còn ở khắp nơi. Cho nên chị Xuân được
nhiều người dân yêu mến, chịu ơn. Chúng tôi chỉ muốn chứng tỏ rằng có rất nhiều
người đứng về phía chị Xuân, chính quyền đang sai và chị Xuân vô tội," người
dân này nói.
'Bị bắt bớ một cách trái luật'
Trả lời BBC hôm 20/10, ông Trần
Quyết Tiến, anh trai bà Xuân cho biết ko chỉ gia đình người thân mà toàn bộ người
dân lương và giáo đều rất bất ngờ, trước tin bà Xuân bị bắt.
Ông Tiến cho biết chiều hôm
17/10, sau khi ăn cơm chiều bà Xuân nói lên nhà thờ để đi cắm hoa, chuẩn bị
thánh lễ nhưng đến tối không thấy về nhà. Gia đình gọi điện thì không liên lạc
được.
"Sáng hôm sau, gia đình lên
trình báo công an thì công an nói không biết. Đến trưa chủ tịch xã gọi cho chủ
tịch giáo xứ, rồi chủ tịch giáo xứ báo mới báo cho gia đình biết là bị công an
Hà Tĩnh bắt rồi."
Ông Tiến cho biết sáng hôm 19/10,
năm anh chị em của bà Xuân đã lên công an Hà Tĩnh để đòi gặp bà nhưng không được,
chỉ để lại chút bánh kẹo, quần áo. Sau khi trở về nhà thì gia đình mới nhận được
thông báo lệnh bắt giữ bà Xuân qua đường chuyển phát nhanh.
"Một người con gái không chồng
con, làm việc thiện giúp người trong dân xã, hỗ trợ lũ lụt. Chả thấy nó hoạt động
lật đổ làm cái gì mà công an Hà Tĩnh lại quay phục bắt nó một cách rất vô lối,
bắt khi nào không ai biết," ông Tiến nói.
Việc bắt giữ bà
Xuân khiến nhiều người dân địa phương bức xúc, xuống đường biểu tình hôm 21/10-Ảnh Trần Thị Thùy Mỹ
"Nếu bắt nó vì cái cuộc biểu
tình chống Formosa hồi tháng 4, thì phải bắt khoảng 7000-8000 người và cả tôi,
vì tất cả người dân đều đi biểu tình để đòi quyền lợi chính đáng của
mình," ông Tiến nói thêm.
'Một người hiền lành, cống hiến
cho cộng đồng, xã hội'
Theo như lời kể của cháu gái bà
Xuân, cô Trần Thị Thùy Mỹ, thì bà Trần Thị Xuân là con út trong một gia đình có
8 người con ở xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh, một trong như khu vực bị ảnh
hưởng nặng nề nhất bởi thảm họa Formosa.
Gia đình nghèo nên bà chưa học hết
cấp II. Bà từng đi làm công nhân ở TP Hồ Chí Minh, nhưng sau đó về quê giúp
chăm sóc con cái của anh chị ruột vì anh chị có người thì bị bệnh, có người thì
đi xuất khẩu lao động.
Hằng ngày ngoài làm những công việc
để trang trải cuộc sống, bà Hằng dành thời gian còn lại để phục vụ cho giáo xứ,
giúp đỡ người neo đơn bằng những việc làm thiện nguyện.
"Lúc bé tôi cũng từng thắc mắc
rằng, bạn bè của dì ai cũng kết hôn cả rồi sao dì mãi chưa kết hôn. Dì bảo hoạt
động giới trẻ vừa vui, vừa cảm thấy ấm áp, vừa thấy mình cứ trẻ mãi như thế.
Không kết hôn, dì sẽ có nhiều thời gian dể phục vụ cho giáo xứ, làm tốt bổn phận
của một ki tô hữu nhiệt thành," cô Thùy Mỹ kể lại.
"Dì tôi sống vì người khác
vì dì thấu hiểu được với người nghèo, dì biết họ cần được giúp đỡ, cần được sẽ
chia. Dì là người luôn vui vẻ, thẳng thắn, chân thành và hay cười. Dì sống rất
hoà đồng và rất được lòng bà con làng xóm," cô Thùy Mỹ nói thêm.
Cô Thùy Mỹ cho biết lần đầu đọc
được những thông tin tiêu cực đó về bà Xuân và Hội anh em dân chủ là ở trên báo
Hà Tĩnh.
"Tôi có biết một ít về Hội
Anh em Dân chủ, còn chuyện dì tôi có phải là thành viên hay không tôi không rõ.
Tôi biết được họ hoạt động vì dân chủ và nhân quyền trên đất nước Việt Nam. Họ
lên án những viêc làm sai trái của chính quyền. Tôi không bao giờ nghĩ họ là phản
động, ngược lại tôi rất đồng tình vì những gì họ lên tiếng.
"Còn về dì tôi, một phụ nữ
chân yếu tay mềm thì làm gì lật đổ được chính quyền. Những việc làm của dì tôi
nó không hề ảnh hưởng đến lợi ích của dân tộc. Việc gán ghép đó là sai trái của
chính quyền khi mà muốn kìm hãm những tiếng nói mang tính sự thật của dì
tôi," cô Thùy Mỹ nói.
Một người dân tham gia cuộc biểu
tình sáng 21/10 cho biết người dân xã Thạch Kim sẽ tiếp tục xuống đường để lên
tiếng cho bà Xuân.
Trái với hình ảnh
thẫn thờ, vô cảm trên báo chí Việt Nam, những hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy
bà Xuân là một người vui vẻ, biểu cảm
Hồi tháng 7, bốn người khác là
thành viên của Hội Anh em Dân Chủ bị bắt giữ.
Hôm 30/7, Hội này phát đi Bản lên
tiếng phản đối việc bắt giữ bốn nhà hoạt động đều là thành viên của Hội: mục sư
Nguyễn Trung Tôn, các ông Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức và Nguyễn Bắc Truyển.Bốn
người này bị bắt vì được cho là liên quan đến vụ "Nguyễn Văn Đài cùng đồng
bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét