Cơ
nghiệp của các Chúa mất vào tay nhà Tây sơn khi Nguyễn Ánh mới 13 tuổi;
27 năm nuôi chí lớn, nếm mật nằm gai, vào sinh ra tử, mới thâu tóm được
giang san, thiết lập cho nhà Nguyễn hẳn một vương triều. 200 năm sau,
lịch sử - được viết bởi những người giương cao ngọn cờ chống ngoại xâm -
vẫn không đặt ông ngang hàng với các bậc sáng lập ra các triều đại
khác. Nhưng, các sử nô không bao giờ đủ khả năng giết chết những nhân
vật vĩ đại cho dù họ có bị sỉ vả suốt trăm năm.
Nhân viếng lăng đức Gia Long, xin công bố một tài liệu của Ngân hàng Thế giới có thể sẽ làm rất nhiều người ngạc nhiên: 1820, mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tương đương Trung Quốc và chỉ thấp hơn một chút so với mức trung bình của thế giới. 1820 là năm Gia Long băng hà và nên nhớ rằng, ông chỉ trị vì có 18 năm mà đó là 18 năm hòa bình ngắn ngủi sau 27 năm "da thịt tàn nhau vạ trong tường vách" và cả vạ ngoại xâm. Và, theo WB, cho tới ngày nay Việt Nam chưa từng vượt qua vị trí mà cha ông ta đã đạt được vào năm 1820 (trong tương quan chung).
Trong các lăng tẩm của nhà Nguyễn, tôi ấn tượng nhất là Lăng Thiên Thọ, nơi đức Gia Long được đặt nằm bên cạnh người vợ đã đồng cam cộng khổ với mình, Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu Tống Thị Lan. Lăng nằm ở làng Định Môn, huyện Hương Trà, cách Huế chưa tới 20km nhưng chỉ mới có đường xe hơi vào vài tháng nay. Có lẽ nhờ thế mà nơi đây vẫn giữ được sự tôn nghiêm hoang sơ giữa núi non hùng vĩ.
PS: Trích Báo cáo Vietnam 2035, của Ngân hàng Thế Giới (WB):
Con đường phát triển của bản thân Việt Nam phản ánh cả những sự chuyển đổi trên toàn cầu như mô tả ở trên, cũng như những thay đổi bên trong. Tương tự như Trung Quốc, năm 1820 tỷ trọng của Việt Nam trong GDP thế giới thấp hơn một chút so với tỷ trọng của Việt Nam trong dân số thế giới (Hình 2.14). Nói cách khác, mức thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam và Trung Quốc lúc đó chỉ thấp hơn một chút so với mức trung bình của thế giới. Vào năm 1820, Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ năm trong khu vực về dân số và sức mạnh kinh tế, lớn hơn Phi-lip-pin và Miến Điện (nay là Mi-an-ma) cộng lại, và lớn hơn Thái Lan một phần ba.
Sau đó bắt đầu một thời kỳ dài trên 150 năm Việt Nam suy giảm kinh tế. Với tốc độ tăng trưởng khoảng 0,4% một năm, GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ tăng được gần 80% trong giai đoạn 1820 - 1960. Một nửa của mức tăng trưởng hạn chế đó lại còn bị xói mòn bởi sự tàn phá của chiến tranh trong 15 năm tiếp theo. Tuy nhiên, tăng trưởng chậm của bản thân Việt Nam không phải là lý do duy nhất (hay thậm chí là lý do chính) cho sự suy giảm vị trí tương đối của đất nước. Nền kinh tế thế giới, như đã đề cập ở trên, mở rộng với tốc độ chưa từng có, làm gia tăng khoảng cách giữa thế giới với Việt Nam (và Trung Quốc). Việt Nam từ giữa những năm 1990 (và Trung Quốc từ cuối những năm 1970) đã thu hẹp khoảng cách này khá nhanh chóng. Trung Quốc đã vượt vị thế so sánh của mình hồi năm 1820. Với tốc độ tăng trưởng hiện tại, Việt Nam cũng có thể làm được điều đó vào năm 2035.
Nhân viếng lăng đức Gia Long, xin công bố một tài liệu của Ngân hàng Thế giới có thể sẽ làm rất nhiều người ngạc nhiên: 1820, mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tương đương Trung Quốc và chỉ thấp hơn một chút so với mức trung bình của thế giới. 1820 là năm Gia Long băng hà và nên nhớ rằng, ông chỉ trị vì có 18 năm mà đó là 18 năm hòa bình ngắn ngủi sau 27 năm "da thịt tàn nhau vạ trong tường vách" và cả vạ ngoại xâm. Và, theo WB, cho tới ngày nay Việt Nam chưa từng vượt qua vị trí mà cha ông ta đã đạt được vào năm 1820 (trong tương quan chung).
Trong các lăng tẩm của nhà Nguyễn, tôi ấn tượng nhất là Lăng Thiên Thọ, nơi đức Gia Long được đặt nằm bên cạnh người vợ đã đồng cam cộng khổ với mình, Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu Tống Thị Lan. Lăng nằm ở làng Định Môn, huyện Hương Trà, cách Huế chưa tới 20km nhưng chỉ mới có đường xe hơi vào vài tháng nay. Có lẽ nhờ thế mà nơi đây vẫn giữ được sự tôn nghiêm hoang sơ giữa núi non hùng vĩ.
PS: Trích Báo cáo Vietnam 2035, của Ngân hàng Thế Giới (WB):
Con đường phát triển của bản thân Việt Nam phản ánh cả những sự chuyển đổi trên toàn cầu như mô tả ở trên, cũng như những thay đổi bên trong. Tương tự như Trung Quốc, năm 1820 tỷ trọng của Việt Nam trong GDP thế giới thấp hơn một chút so với tỷ trọng của Việt Nam trong dân số thế giới (Hình 2.14). Nói cách khác, mức thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam và Trung Quốc lúc đó chỉ thấp hơn một chút so với mức trung bình của thế giới. Vào năm 1820, Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ năm trong khu vực về dân số và sức mạnh kinh tế, lớn hơn Phi-lip-pin và Miến Điện (nay là Mi-an-ma) cộng lại, và lớn hơn Thái Lan một phần ba.
Sau đó bắt đầu một thời kỳ dài trên 150 năm Việt Nam suy giảm kinh tế. Với tốc độ tăng trưởng khoảng 0,4% một năm, GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ tăng được gần 80% trong giai đoạn 1820 - 1960. Một nửa của mức tăng trưởng hạn chế đó lại còn bị xói mòn bởi sự tàn phá của chiến tranh trong 15 năm tiếp theo. Tuy nhiên, tăng trưởng chậm của bản thân Việt Nam không phải là lý do duy nhất (hay thậm chí là lý do chính) cho sự suy giảm vị trí tương đối của đất nước. Nền kinh tế thế giới, như đã đề cập ở trên, mở rộng với tốc độ chưa từng có, làm gia tăng khoảng cách giữa thế giới với Việt Nam (và Trung Quốc). Việt Nam từ giữa những năm 1990 (và Trung Quốc từ cuối những năm 1970) đã thu hẹp khoảng cách này khá nhanh chóng. Trung Quốc đã vượt vị thế so sánh của mình hồi năm 1820. Với tốc độ tăng trưởng hiện tại, Việt Nam cũng có thể làm được điều đó vào năm 2035.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét