Lê Dung
Ông Vũ Ngọc Hoàng. Ảnh: Nhật Minh/ Vnexpress
Loạt
2 bài của ông Vũ Ngọc Hoàng trên báo điện tử Vietnamnet đang là tiêu
điểm gây tranh luận của dư luận xã hội, đặc biệt trong giới công chức
viên chức nhà nước tại Việt Nam. Chủ đề vẫn là “kiểm soát quyền lực’’.
Vấn đề mà ông Vũ Ngọc Hoàng đề cập mang tính ám chỉ trước đại hội 12 khi
cuộc chiến Trọng - Dũng đến hồi gay cấn.
Cho đến loạ bài mới đây, mặc dù vẫn chưa chịu chỉ mặt điểm tên về bất cứ “nhóm lợi ích” nào, nhưng tác giả Vũ Ngọc Hoàng đã dùng từ ngữ nặng nề hơn hẳn như “có những kẻ bán rẻ tổ quốc vì quyền lợi cá nhân”.
Cho đến loạ bài mới đây, mặc dù vẫn chưa chịu chỉ mặt điểm tên về bất cứ “nhóm lợi ích” nào, nhưng tác giả Vũ Ngọc Hoàng đã dùng từ ngữ nặng nề hơn hẳn như “có những kẻ bán rẻ tổ quốc vì quyền lợi cá nhân”.
Cũng
khác với thái độ tương đối dè dặt trước đại hội 12, giờ đây tác giả Vũ
Ngọc Hoàng đề cập đến hàng loạt vấn đề nhạy cảm chính trị như “tam quyền
phân lập”, xã hội dân sự, hạn chế quy chụp “tuyên truyền chống nhà
nước”. Đặc biệt, cụm từ “xã hội dân sự” đã được tác giả nêu ra một cách
chính thức, có thêm phụ đề “lành mạnh” (nguyên văn: xã hội dân sự lành
mạnh).
Thực
ra, những vấn đề nhạy cảm mà ông Vũ Ngọc Hoàng nêu ra đã được một số
trí thức, chuyên gia, nhà báo, văn nghệ sĩ phản ánh rải rác trên một số
tờ báo, ở một số thời điểm. Nhưng điểm khác biệt cơ bản của trường hợp
Vũ Ngọc Hoàng với những tác giả khác, chính là việc ông Vũ Ngọc Hoàng
mới vừa rời cái ghế Phó trưởng ban tuyên giáo trung ương được vài tháng.
Trong
hệ thống tư tưởng toàn trị của đảng CSVN, tuyên giáo được coi là cơ
quan đầu não. Những quan chức ở cơ quan này đã từ lâu được biết đến với
não trạng hoặc cực đoan, hoặc bảo thủ, và nói chung chỉ “tiến bộ” hơn
giới công an một chút.
Do
vậy, bức tranh chính trị - xã hội mà ông Vũ Ngọc Hoàng phác ra có thể
được xem như một sự thay đổi đáng kể về não trạng của giới tuyên giáo,
dù phần đông vẫn chưa dám nói ra. Đặc biệt từ thời điểm đầu năm 2016, là
lúc trưởng ban tuyên giáo trung ương Đinh Thế Huynh rời chức vụ này, để
đảm nhiệm cương vị Thường trực Ban bí thư. Thay thế cho ông Huynh là
một Võ Văn Thưởng còn khá trẻ, vốn chỉ quen làm công tác hành chính ở
tầm địa phương.
Cũng
đã từ lâu, Vũ Ngọc Hoàng được xem là một trong những lý luận gia của
đảng, và là người có phần gần gũi với nguyên tổng biên tập tạp chí cộng
sản Nguyễn Phú Trọng. Câu hỏi cần đặt ra là phải chăng ông Hoàng đã nghỉ
chức vụ đảng nên mới dám viết mạnh tay? Hay còn nguyên do nào khác?
Còn
về Vietnamnet, tờ báo này tuy có truyền thống phản biện, nhưng vẫn là
một tờ báo của Bộ Thông tin & Truyền thông, làm sao dám đăng loạt 2
bài mang quan điểm khác thường của ông Vũ Ngọc Hoàng?
Nếu
nhìn vào phản ứng của dư luận một số cán bộ về hưu, một số giới, trong
đó có giới quản lý tư tưởng và văn hóa đối với loạt 2 bài về “kiểm soát
quyền lực” của ông Vũ Ngọc Hoàng, có thể nhận ra không khí đồng thuận là
khá cao. Một số người đọc cảm thấy “bất ngờ”, còn ông Hoàng nhận được
một số khen ngợi… Như vậy, giả thiết khả thi đầu tiên là bản thân giới
tư tưởng và lý luận của ông Vũ Ngọc Hoàng đã có sự thay đổi về nhận
thức, nhưng cũng như tuyệt đại đa số công chức, đã không dám nói ra hoặc
viết ra.
Giả
thiết thứ hai - quan trọng hơn - là ông Vũ Ngọc Hoàng đã được một thế
lực chính trị nào đó hậu thuẫn. Có thể cho rằng thế lực chính trị này
mang màu sắc “muốn thay đổi”, bật đèn xanh để ông Hoàng có điều kiện thể
hiện quan điểm và chính kiến của mình công khai trên công luận.
Và
giả thiết thứ ba- nếu hai giả thiết trên là đúng- là những bài viết vừa
qua của ông Vũ Ngọc Hoàng sẽ có một tác động vừa phải, để giới “còn
đảng còn mình” phải nhận thức lại về vị trí hiện thời của họ, trong một
đất nước hỗn mang và thậm chí khó tránh cảnh nồi da xáo thịt.
Lê Dung / SBTN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét