FB Nhân Tuấn Trương
Khi hiểu thế nào là "quyền lực" thì mới biết việc
"nhốt" quyền lực là chuyện không dễ.
Quyền lực (power – pouvoir) trong một quốc gia hiện đại luôn
được hiểu là "quyền lực chính trị". Xã hội con người thời bán khai,
hay trong xã hội loài thú, "quyền lực" là "sức mạnh" thuần
túy, kẻ mạnh trấn áp kẻ yếu theo kiểu mạnh được yếu thua.
Quốc gia hiện đại quan niệm rằng "quyền lực chủ tể"
(chủ quyền) quốc gia thuộc về nhân dân. Vấn đề "nhân dân" là một
"tập thể không đồng nhứt", thì làm sao có thể sử dụng "quyền lực"
của mình ?
Vì vậy quốc gia hiện đại được xây dựng trên một số lý thuyết
(ý thức hệ) nền tảng, thể hiện cụ thể qua một số các bộ luật làm nền. Các bộ luật
nền tảng này là "cẩm nang", chỉ dẫn cách thức quan hệ giữa con người
trong xã hội, cũng như việc phân bổ quyền lực của quốc gia. Tức là mọi người
trong quốc gia đều phải phục tùng luật lệ.
"Quyền lực chính trị" vì vậy được hiểu là "thẩm
quyền" áp đặt những nguyên tắc luật lệ mà mọi người trong xã hội (thuộc một
vùng lãnh thổ nhứt định) phải tuân thủ.
Ông Khổng Trọng vừa đưa ra khái niệm "nhốt quyền lực
vào trong cái lồng lập pháp".
Ta thấy trước hết là "quyền lực" mà ông Trọng nói
là quyền lực theo nghĩa thuần túy, mạnh được yếu thua. Kẻ "có quyền lực"
tự tung tự tác, muốn làm gì thì làm, không ai ngăn cản được.
Rõ ràng qua 4 thập niên toàn trị, sự thoái hóa của đảng đã đến
tận cùng. "Quyền lực", ở các nước "bình thường, là "quyền lực
hiến định", tức là "người lãnh đạo có quyền làm mọi chuyện theo qui định
của luật pháp". "Quyền lực" ở VN hiện nay đã trở về thời bán
khai. Kẻ có "quyền lực" là kẻ có quyền làm mọi chuyện họ muốn. Pháp luật
không còn là "cây đinh" gì.
Vấn đề là "quyền lực" ở đây không phải là sức mạnh
của cơ bắp, của trí thông minh, của sự kinh nghiệm... Quyền lực ở đây đến từ
"vây cánh", từ "mãnh lực đồng tiền". "Chúng khẩu đồng
từ" trong đảng thì làm gì còn "dân chủ tập trung" ? Đồng bạc đâm
toạt tờ giấy. Tờ giấy ở đây đại diện pháp luật. Ra trước tòa, có tiền thì muốn
diễn giải luật thế nào cũng được.
Bây giờ ông Trọng muốn "nhốt" cái con ngựa bất
kham gọi là "quyền lực" đó vào trong "cái lồng lập pháp".
Hành pháp, lập pháp, tư pháp... là ba nhánh "quyền lực"
trong quốc gia. Khi "quyền lực" đã bị "hủ bại" toàn diện
thì "lập pháp" cũng hủ bại.
Làm sao có thể lấy một cái hư hỏng để "nhốt" một
cái cũng hư hỏng tương đương ?
Ý kiến "nhốt quyền lực" của ông Trọng vì vậy là
"vô tưởng", là việc "đánh bùn sang ao", không nhằm giải quyết
vấn đề mà chỉ chuyển vấn đề sang một địa bàn khác (ở đây là lập pháp).
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét