VOA
Tòa trọng tài tại The Hague hồi tháng 7 tuyên bố dù bãi cạn
Scarborough nằm bên trong 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế của Philippines,
nhưng không một quốc gia nào có chủ quyền tại đây.
Tàu Trung Quốc không còn ở bãi cạn Scarborough và ngư dân
Philippines có thể tái tục hoạt động đánh bắt tại điểm nóng tranh chấp trên Biển
Đông giữa Bắc Kinh và Manila, theo loan báo của Bộ trưởng Quốc phòng
Philippines ngày 28/10.
Bộ trưởng Delfin Lorenzana gọi hành động của Trung Quốc là
‘một diễn tiến đáng hoan nghênh’.
Ông nói giờ đây, lần đầu tiên sau 4 năm, ngư dân Philippines
có thể tiếp cận bãi cạn này mà không bị cản trở, một chỉ dấu cho thấy quan hệ
đôi bên đang đổi chiều thuận lợi kể từ khi Manila ‘chọc giận’ Bắc Kinh vào năm
2013 đưa vụ kiện bản đồ đường lưỡi bò lên Tòa trọng tài quốc tế.
Các tàu tuần duyên của Trung Quốc rời khỏi bãi cạn
Scarborough sau chuyến thăm của Tổng thống Rodrigo Duterte tới Bắc Kinh.
Bộ trưởng Lorenzana cho báo giới biết ‘Từ 3 ngày trước, tàu
Trung Quốc, tuần duyên hoặc hải quân Trung Quốc, đã không còn hiện diện trong
khu vực Scarborough.’
Dù bãi cạn Scarborough chỉ gồm vài mảng đá nổi lên trên mặt
nước cách đất liền Philippines chừng 124 hải lý, nhưng đây là biểu tượng của
các nỗ lực từ Manila trong việc xác quyết chủ quyền và cũng là trọng tâm trong
đơn kiện của Manila vào năm 2013.
Vẫn còn một số hoang mang về tình hình thực địa ngoài
Scarborough vì trước lời loan báo của Bộ trưởng Quốc phòng, một phát ngôn nhân
quân đội Philippines cho biết các tàu Trung Quốc vẫn còn đó, một số ngư dân
trong khu vực cũng nói như vậy.
Ngày 28/10 khi phóng viên hỏi về việc ngư dân Philippines có
thể quay lại bãi cạn này hay chăng, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Lục
Khảng, không hề đề cập tới việc tàu tuần duyên của Bắc Kinh rút lui.
Ông Lục chỉ nói rằng hai nước ‘đã có thể cùng làm việc với
nhau về những vấn đề liên quan đến Biển Đông và giải quyết tranh chấp một cách
thích hợp.’
Tòa trọng tài tại The Hague hồi tháng 7 tuyên bố dù bãi cạn
Scarborough nằm bên trong 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế của Philippines,
nhưng không một quốc gia nào có chủ quyền tại đây, vì vậy, tất cả các nước có
tuyên bố chủ quyền trên khu vực này đều có thể đánh bắt cá ở đó.
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét