Lê Dung/SBTN
Tháng Mười năm
2016 đã đi vào lịch sử của nền “báo chí cách mạng” với hàng loạt vụ
“trảm”. Có lẽ phải rất lâu nữa giới nhà báo quốc doanh mới lãng quên
được cơn khủng hoảng đột biến này.
Những cái tên
bị “trảm” như Ngyễn Như Phong của tờ báo chuyên chính Petrotimes, Lê
Bình của VTV24, Võ Khối của báo Thanh Niên, Nguyễn Thanh Phong của báo
Lao động và Xã hội đang khiến cho báo giới nhà nước rúng động ghê gớm.
Chỉ dám thầm thì trong các cuộc họp nội bộ, nhưng bùng phát trong các
quá cà phê, nhiều nhà báo cho rằng đây thực sự là một chiến dịch “đánh”
báo chí mà ông Trương Minh Tuấn – Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông
kiêm Phó trưởng ban tuyên giáo trung ương – là mũi chủ công.
Cũng trong
tháng Mười, đã có hai tờ báo điện tử là Petrotimes và Tầm Nhìn bị đình
bản – quá nhiều so với mật độ xử trị báo chí thưa thớt trước đây.
Tuy nhiên,
chiến dịch “trảm” báo chí không thuần túy mang một màu sắc, mà với những
gam màu khác nhau. Nếu Nguyễn Như Phong bị cách chức được nhận định
mang màu sắc đơn thuần do vấn đề chính trị, khi cho đăng bài phỏng vấn
của “phản động Người Buôn Gió” trên Petrotimes, thì những trường hợp bị
kỷ luật khác bị cho là liên quan đến hoặc nhóm lợi ích truyền thông,
hoặc đến “truyền thông bẩn” qua vụ nước mắm.
Dư luận cũng
cho rằng ngoài mục tiêu “làm sạch báo chí” như chủ trương và cách thức
“chống tham nhũng” của Tổng bí thư Trọng đã phát ra, một mục tiêu khác
không thể lẫn vào đâu được là giới định hướng và quản lý báo chí. Ông
Trọng muốn nhân chiến dịch này để thanh loại một số lãnh đạo báo không
ăn cánh, hoặc thuộc phe “đối lập” (không phải bất đồng chính kiến mà đối
lập mà quyền lực và lợi ích trong nội bộ).
Sau Hội nghị
trung ương 4 với khẩu hiệu giương cao là “chống tự chuyển hóa, tự diễn
biến” của Tổng bí thư Trọng, “tay kiếm” Trương Minh Tuấn đã nổi rõ độ
sắc bén của mình bằng loạt hai bài viết trên báo Nhân Dân về cùng chủ đề
này. Ông Tuấn còn mạnh miệng đòi phải đưa ra khỏi báo những phần tự “tự
chuyển hóa, tự diễn biến”.
Khác nhiều với
bộ trưởng cũ, ngay sau khi chấp nhiệm chức bộ trưởng Thông tin và Truyền
thông, ông Trương Minh Tuấn đã có một số động thái khá mạnh mẽ về “chấn
chỉnh báo chí”. Tháng 7/2016, ông Tuấn được Bộ Chính trị điều động kiêm
Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương, để về thực chất ông Tuấn trở
thành “người của đảng”.
Trương Minh
Tuấn được nhiều người bình luận rằng ông là người có tham vọng chính trị
ngùn ngụt. Và trong một hoàn cảnh cần thiết, thậm chí ông còn tỏ ra sắt
son với đảng hơn nhiều so với các ủy viên bộ chính trị. Theo đó, Trương
Minh Tuấn đang được “quy hoạch” để trở thành tân ủy viên bộ chính trị
trong tương lai.
Nếu bình luận
trên là đúng, logic tiếp tới sẽ là việc ông Trương Minh Tuấn trở thành
“tay kiếm” sắc nhất để tiếp tục thực hiện chiến dịch “trảm” báo chí,
trong đó một phần sẽ khiến nhiều tổng biên tập báo phải quy thuận với
Tổng bí thư Trọng.
Lê Dung / SBTN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét