Lê Dung/SBTN
Một chủ đề thời
sự nổ ra trong thời gian quốc hội VN đang họp kỳ cuối năm 2016 là ngân
sách chính quyền TPHCM “bỗng dưng” bị chính quyền trung ương cắt đến 5%
trên tổng thu của “thành phố anh hùng” này.
Với nguồn thu
trung bình khoảng 350-370 ngàn tỷ đồng mỗi năm, TPHCM sẽ bị cắt bớt
khoảng 20 ngàn tỷ đồng. Con số này, mặc dù chỉ chiếm chưa đầy 2% tổng
thu ngân sách hàng năm, nhưng lại có ý nghĩa đang kể đối với nền ngân
sách trung ương đang rơi nhanh vào chân không rỗng túi.
Từ cuối năm
2015, chính quyền trung ương đã phải chỉ đạo cho Bộ Tài Chính tìm cách
thoái vốn ở hàng chục doanh nghiệp thuộc loại “bò sữa”, để có thể lấy ra
được 10 ngàn tỷ đồng nhằm trả lương cho công chức viên chức.
Nhưng con số 10
ngàn tỷ đồng trên vẫn là quá ít ỏi. Gần đây, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
đã phải chỉ đạo Bộ Tài Chính tiếp tục thoái vốn ở các doanh nghiệp nhà
nhà nước nắm cổ phần chi phối. Dự kiến số vốn thoái được lên đến 7 tỷ
USD, tương đương 1.5 tháng chi xài của ngân sách trung ương.
Tình cảnh chua
chát và hài hước của TP.HCM là bất chấp việc thành phố này đã có hẳn một
“nghị quyết Bộ Chính trị” về cơ chế đặc thù, được giới lãnh đạo trung
ương hứa hẹn rất nhiều. Và từ đầu năm 2016, thành phố này cũng có “một
bí thư đầy năng động và sáng tạo” là ông Đinh La Thăng, nhưng vào lúc
này giới lãnh đạo TP.HCM như thể đang kêu thét lên về nạn ngân sách còm
cõi.
Bí thư Thăng lại là nhân vật kêu lớn nhất: “tìm đâu ra 97 ngàn tỷ đồng để chống ngập?”
Thế nhưng, hiện
thực cực kỳ vô liêm sỉ, là sau hơn 40 năm “giải phóng Sài Gòn và thống
nhất đất nước”, địa bàn TP.HCM được chính một nhân vật lãnh đạo của
thành phố này mỉa mai là chỉ có duy nhất một điểm ngập, tức ngập toàn
thành phố! Biết bao tiền bạc đóng thuế của dân đã “cúng” cho các công ty
sự nghiệp nhà nước để cuối cùng đâu vẫn hoàn đó, tình cảnh ngập ngụa
ngày càng vượt mặt.
Nhưng ngoài lý
do túng quẫn kinh tế mà phải tìm cách siết nguồn thu của TP.HCM, có thể
chính quyền trung ương còn muốn hướng đến một mục tiêu chính trị: không
để xảy ra tình trạng “cát cứ” tại TP.HCM.
Từ sau đại hội
12 vào đầu năm 2016, nguy cơ phân tán quyền lực và “cát cứ” địa phương
bất chợt trở nên nổi trội, hơn cả nguy cơ tham nhũng mà đảng cầm quyền
thường nêu ra, nhưng gần như chẳng làm gì để trấn dẹp. Một trong những
địa phương có thể bị đánh giá là có nguy cơ “cát cứ” cao là “thành đô”,
tức TP.HCM, đặc biệt nơi đây đang được trấn giữ bởi một số nhân vật được
coi là người của “Anh Ba ” hoặc “Anh Hai”.
Giới chính trị
lại thừa biết rằng muốn “cát cứ” thì phải có tiền. Do vậy, một trong
những biện pháp chống “cát cứ” chính là thu ngắn cánh tay tiền bạc,
không để “tự chủ về tài chính”. Đây có thể là nguyên do sâu xa mà ngân
sách TP.HCM còn có thể bị chính quyền trung ương tận vét trong những
tháng tới.
Lê Dung / SBTN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét