Người Việt
Tướng Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An
CSVN kêu rằng “tình hình lộ, lọt bí mật của nhà nước trên mạng Internet
xảy ra nghiêm trọng” khi ra báo cáo ở quốc hội hôm 28 Tháng Mười, 2016.Không thấy các bản tin tường thuật trên báo chí chính thống tại Việt Nam kể một chi tiết nào trong bản báo cáo của ông Tô Lâm về “lộ, lọt bí mật của nhà nước” khi ông ta “thay mặt chính phủ” báo cáo với cái quốc hội ngoài lời kêu ca “nghiêm trọng.”
Nếu ông Tô Lâm nêu ra một vài thí dụ cụ thể, có ai đã bị bắt, loại bí mật nào bị tiết lộ, thì người ta có thể hình dung được mức độ mà ông ta kêu là “nghiêm trọng” thế nào.
Dịp này, bản “Báo cáo công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2016” của ông ta không quên kêu rằng “Các thế lực bên ngoài và số đối tượng chống đối chính trị trong nước tiếp tục liên kết trong ngoài tăng cường lôi kéo kích động, tập trung đông người, gây rối an ninh trật tự.”
Phản ứng của quần chúng trước các việc làm khuất tất, sai trái của nhà cầm quyền các cấp luôn luôn bị chế độ quy cho “các thế lực bên ngoài và số đối tượng chống đối chính trị trong nước” “liên kết trong ngoài tăng cường lôi kéo kích động.”
Luật Hình Sự CSVN quy định nếu tiết lộ bí mật của nhà nước có thể bị kết án tù đến 15 năm. Hồi đầu năm ngoái, người ta thấy trang mạng “Chân Dung Quyền Lực” không rõ ai là nhóm chủ trương đã tiết lô rất nhiều tài liệu tài sản do tham nhũng và các loại tài liệu khác liên quan đến nhiều nhân vật chóp bu của chế độ Hà Nội từ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc,…
Khi các cuộc đấu đá bắt đầu cho ghế tổng bí thư đảng CSVN, có ba ông cựu giáo chức gửi thư cho đảng tố cáo con gái Nguyễn Tấn Dũng có quốc tịch Mỹ. Tháng Năm năm ngoái, phổ biến tràn lan trên mạng xã hội phóng ảnh thư kêu oan của bà Nguyễn Thanh Phượng kèm theo tấm hộ chiếu vào Mỹ của bà ta xác nhận bà quốc tịch Việt Nam.
Ba năm trở lại đây, người ta chỉ thấy có hai vụ xử tội “tiết lộ bí mật nhà nước.” Một người là Phạm Thanh Trung (26 tuổi) – nguyên cán bộ đội tham mưu công an quận Bình Thạnh – kết án 3 năm tù về tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước ở Sài Gòn ngày 17 Tháng Mười Một, 2015.
Ông này bị cáo buộc “đăng lên Facebook văn bản mật về công tác đảm bảo an ninh dịp kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước và gửi vào tài khoản của Việt Tân.”
Cuối Tháng Mười năm 2013, một viên chức thanh tra chính phủ và một giám đốc công ty tư nhân đã bị phạt tù về tội “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” liên quan đến khiếu kiện đất đai tại tỉnh Khánh Hòa.
Nhà cầm quyền các cấp lợi dụng các quy định về “bí mật nhà nước” để che đậy các việc làm khuất tất cũng như cản trở quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Ngày 12 Tháng Tám, 2015, khi thảo luận về nội dung “Luật tiếp cận thông tin,” ông Phan Trung Lý Chủ Nhiệm Ủy Ban Pháp Luật kêu rằng “việc quản lý danh mục bí mật nhà nước hiện nay có nhiều bất cập. Việc đóng dấu mật hiện áp dụng tràn lan. Thậm chí thư mời đi họp cũng đóng dấu mật.”
Đến ngày 14 Tháng Giêng, 2016, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội vẫn kêu rằng “cần phải quy định rõ trong luật loại thông tin nào hạn chế người dân tiếp cận, loại thông tin nào không để tránh việc các cơ quan áp dụng tùy tiện.” (TN)
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét