OPEC họp hội nghị không chính thức tại Alger, Algeria, ngày
28/09/2016 REUTERS
Ả Rập Xê Út, do chịu ảnh hưởng từ việc giá dầu sụt giảm, đã
bất ngờ nhượng bộ để Khối Các Nước Xuất Khẩu Dầu Lửa OPEC đạt được thỏa thuận
Alger nhằm giảm sản lượng dầu. Tuy nhiên theo các nhà phân tích, Ả Rập Xê Út vẫn
muốn giữ vai trò lãnh đạo thị trường dầu lửa.
Đứng đầu khối OPEC, từ hai năm nay, Ả Rập Xê Út luôn phản đối
giảm sản lượng dầu lửa, với mong muốn bảo vệ thị phần của mình trong bối cảnh cạnh
tranh gay gắt.
Tuy nhiên, trong một cuộc họp không chính thức của OPEC tại
thủ đô Alger của Algeria, Ả Rập Xê Út đã chấp nhận việc Iran (đối thủ cạnh
tranh lớn của Ả Rập Xê Út) và các nước Nigeria và Lybia không phải chịu mức hạn
chế về sản lượng này. Đây được coi là tín hiệu về một chính sách mới mà Ả Rập
Xê Út áp dụng do phải chịu sức ép lớn về ngân sách.
Nhưng các nhà phân tích cho biết vương quốc Ả Rập Xê Út vẫn
có nhiều lợi thế hơn các nước sản xuất dầu lửa khác để đối phó với việc sụt giảm
giá dầu thô, nhờ vào nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ và mức nợ thì không quá
cao.
Ông Spencer Welch, chuyên gia về thị trường dầu lửa của công
ty năng lượng IHS nhận xét là « không có sự thay đổi lớn nào trong chiến lược dầu
lửa của Ả Rập Xê Út (…) Ả Rập Xê Út không bị bắt buộc phải thay đổi chính
sách». Cũng theo chuyên gia này, Ryad cho biết sẵn sàng thông qua thỏa thuận nếu
các thành viên khác của OPEC có cùng thiện chí.
Sau sáu giờ họp và nhiều tuần thương lượng, ngày 28/09/2016,
OPEC đã quyết định giảm sản lượng từ 33,47 triệu thùng/ngày xuống còn 32,5 - 33
triệu thùng/ngày. Đây là mức giảm sản lượng dầu lớn nhất kể từ năm 2008, khi mà
giá dầu giảm từ 150 đô la/thùng xuống còn chưa đến 40 đô la/thùng.
Tuy nhiên, theo công ty tư vấn Capital Economics của Anh, ít
có khả năng Ả Rập Xê Út thay đổi quyết định ngay cả khi nước này bị ảnh hưởng
nhiều nhất từ biện pháp giảm sản lượng dầu lửa. Cũng theo công ty tư vấn này,
thỏa thuận Alger cho thấy Ryad đã mềm mỏng hơn trên thị trường dầu lửa và vương
quốc Ả Rập Xê Út sẽ tiếp tục chấp nhận giá dầu thấp và thắt chặt chi tiêu để
thích nghi với tình trạng giá dầu sụt giảm.
Năm 2015, Ryad thông tháo thiếu hụt ngân sách đạt mức kỷ lục
là 98 tỉ đô la và dự kiến năm 2016 ngân sách thiếu hụt 87 tỉ đô la. Từ giữa năm
2014, Ả Rập Xê Út đã lạm tiêu 170 tỉ đô la dự trữ. Đến cuối tháng 07/2016, dự
trữ nước này chỉ còn 560 triệu đô la. Sau khi tăng giá chất đốt, điện, nước và
các dịch vụ công khác, tuần này, Ryad đã quyết định cắt giảm 20% lương các bộ
trưởng và phụ cấp của các thành viên hội đồng tư vấn.
Trong khi đó, vương quốc Ả Rập lại đang sa vào cuộc chiến đắt
đỏ tại Yémen và các căng thẳng khu vực tại Syria và Irak.
Ông Spencer Welch, chuyên gia về thị trường dầu lửa của công
ty năng lượng IHS nhấn mạnh : « Ả Rập Xê Út có dự trữ đạt 500 tỉ đô la và mức nợ
rất thấp. Vì thế, để đối mặt với giá dầu sụt giảm thì nước này gặp ít khó khăn
hơn đa số các nước khác ».
Đối với ông Mohammad al-Sabban, người từng phụ trách lĩnh vực
dầu lửa của Ả Rập Xê Út, thỏa thuận Alger không khiến mức sản xuất dầu của nước
này thay đổi nhiều, ngay cả khi Ryad phải giảm 500.000 thùng/ngày. Giải thích với
BBC, ông Mohammad al-Sabban cho biết : « Điều này cũng chỉ khiến sản lượng dầu
của Ả Rập Xê Út giảm xuống bằng mức sản lượng tháng 01/2016 ». Đây cũng là mức
nước này đề xuất trong cuộc thương thuyết không mang lại kết quả gì hồi tháng
04/2016 ở Doha.
Trong những tháng qua, vương quốc Ả Rập đã tăng sản lượng
lên mức kỷ lục 10,7 triệu thùng/ngày so với mức 10,2 triệu thùng/ngày.
Nhà phân tích người Kowet Kamel al-Harami công nhận là tác động
kinh tế của việc sụt giảm giá dầu đã giúp OPEC đạt được thỏa thuận Alger nhưng
cũng chính nhờ « việc tạo điều kiện để OPEC đạt được thỏa thuận Alger mà Ả Rập
Xê Út ghi được nhiều điểm trên chính trường ». Ông nói với AFP : « Ả Rập Xê Út
đã cho thấy nước này vẫn đang kiểm soát được OPEC. Ả Rập Xê Út đã tái khẳng định
vị thế lãnh đạo của họ (…) Nước này đã nhượng bộ, không chỉ Iran mà cả Nigeria
và Libya ».
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét