Paulus Lê Sơn
Ngày 22.10.2016, trên trang tin của VATICAN loan tin
Phái đoàn Nhà Nước Việt Nam sẽ đến Vatican để làm việc với Phái đoàn Tòa Thánh
từ ngày 24 đến 26-10-2016. Phái đoàn Tòa Thánh sẽ do Đức Ông Antoine Camilleri,
Thứ trưởng ngoại giao, làm trưởng đoàn; Phái đoàn Việt Nam sẽ do Ông Bùi Thanh
Sơn, Thứ trưởng ngoại giao hướng dẫn”.
Đức ông Antonio Camilleri - Thứ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh
và ông Bùi Thanh Sơn - Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam tại cuộc họp vòng 4 của
Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam – Tòa Thánh vào tháng 6, 2013. Ảnh: Phạm
Thành/Vietnam+
Đức ông Antonio Camilleri – Thứ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh
và ông Bùi Thanh Sơn – Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam tại cuộc họp vòng 4 của
Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam – Tòa Thánh vào tháng 6, 2013. Ảnh: Phạm
Thành/Vietnam+
Trắc trở và cấm cách
Miền Bắc Việt Nam sau 1954 và miền Nam Việt Nam sau 1975,
quan hệ giữa Việt Nam với Tòa Thánh bị cắt đứt. Trong khoảng thời gian 20 năm
tính từ thời điểm đó, quan hệ nhà nước Việt Nam với Toà Thánh Vatican thường
xuyên xảy ra căng thẳng.
Nguyên nhân được biết đến là Cộng sản luôn có ý thức hệ thù
địch với Công Giáo và đã gây ra nhiều tội ác đối với người theo Công Giáo.
Cộng sản Việt Nam có thực tâm đối thoại để tìm kiếm xây dựng
và tôn trọng quyền tự do Tôn giáo? Hãy nhìn vào những gì cộng sản đã và đang
làm đối với Giáo hội Công Giáo tại Việt Nam.
Rõ ràng, cho đến nay, tại Việt Nam quyền tự do Tôn giáo còn
đang bị nhà cầm quyền tước đoạt, xâm phạm một cách nặng nề, trầm trọng và có hệ
thống. Hầu hết các Tôn giáo Việt Nam đang tìm kiếm, đấu tranh để giành lại quyền
tự do tôn giáo cho chính mình.
Nhìn từ lịch sử để lại, cộng sản đã ra tay tàn sát nhiều người
dân theo đạo Công giáo, bắt bớ, bỏ tù và thủ tiêu nhiều Linh mục, tu sĩ và giáo
dân. Hệ thống cơ sở thờ tự, đất đai của Giáo hội Công Giáo từ Bắc chí Nam bị cướp
đoạt trên qui mô lớn.
Kể từ khi có cuộc tiếp xúc trở lại và trải qua 5 kỳ họp
chung, cộng sản Hà Nội đã để lại sản phẩm gì và thực hiện thỏa thuận với
Vatican như thế nào? Vẫn còn đó những vụ cướp đất đai, cơ sở thờ tự, dòng tu, cấm
cách truyền đạo tại một số thời điểm và một số nơi.
Vẫn còn đó những bằng chứng xác thực của việc cướp đất, phá
nhà thờ như Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Dòng PhaoLô, Cồn Dầu, Loan Lý, Dòng Mến Thánh
Giá Thủ Thiêm…Linh mục và Giáo dân lên tiếng cho sự thật, công lý và tình yêu
thì bị trù dập, bỏ tù.
Cộng sản Ngoại giao để loại bỏ
Trước sự lớn mạnh và trưởng thành, sự can đảm và kiên trì của
Giáo hội Công giáo Việt Nam loan truyền về tình yêu và sự sống, đấu tranh cho
công lý và hòa bình. Những can thiệp của Cộng sản Hà Nội vào Giáo hội đang dần
bị khước từ thì họ quay sang cầu viện Vatican.
Biến cố cộng sản cướp đất Thái Hà và Tòa Khâm Sứ tại Hà Nội
cuối năm 2009 đã dấy lên một ngọn lửa công lý và hòa bình hết sức mạnh mẽ của
Gíao hội. Bằng nhiều thủ đoạn để loại bỏ Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt. Chủ tịch
nước ông Nguyễn Minh Triết gặp Đức Giáo hoàng Benedict XVI tại Tòa thánh
Vatican ngày 11/12/2009.
Trong khi đó, Ông Nguyễn Thế Doanh cựu trưởng ban tôn giáo của
chính phủ Việt Nam lai nói “ Rất tiếc cũng còn một bộ phận trong số giáo sĩ,
công giáo, tất nhiên không nhiều, một bộ phận nhỏ thôi vẫn còn não trạng không
phù hợp với xu thế mới”.
Loài người trải qua lịch sử sống chung với thế hệ cộng sản
và đã rút ra nhiều bài học thật chí lý “Chế độ cộng sản là sự kết hợp của dối
trá và bạo lực”, trong khi đó Tòa Thánh Vatican thì luôn thiện chí và bác ái đối
với hết thảy mọi đối tượng. Kẻ lưu manh lừa một vị tu hành thì dễ như trở bàn
tay vậy.
Giờ đây nhiều người lo ngại rằng Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái
Hợp, Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam và Giáo phận Vinh cùng việc Hà Nội sẽ cho ra
luật Tín ngưỡng tôn giáo được cho là trói buộc tự do tôn giáo. Việc đàn áp và
sách nhiễu tôn giáo có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần nữa ở khắp mọi nơi.
Mối quan hệ giữa Vatican và Việt Nam tốt đẹp hay không là nằm
ở thái độ, tư duy não trạng có đoàng hoàng đứng đắn và chân thành từ phía Cộng
sản Hà Nội quyết định.
Tính khả tín được đặt ra, thực vậy, trên phương diện quốc tế
người ta luôn luôn quan sát sự khả tín liên quan đến lời nói và hành động cụ thể
của một chính quyền. Tuy nhiên, tại Việt Nam cho thấy, từ lời nói tinh thần đến
hành động cụ thể là một trời một vực, nói một đường làm một nẻo.
Paulus Lê Sơn
Hãy cảnh giác hỡi Vatican !
Mai Tú Ân
Phái đoàn CS của thứ
trưởng Bùi Thanh Sơn đã cấp tốc đi Vatican và đã có cuộc gặp gỡ với Đức Cha thứ
trưởng ngoại giao của Vatican. Họ đã thảo luận điều gì ? Và điều gì sẽ xảy ra ?
Không cần phải nhắc lại là trong quá khứ, mỗi lần có vướng mắc
với giáo dân hay với các vị chủ chăn ở Việt Nam thì những người cầm quyền Hà Nội
luôn dùng biện pháp :"Rút củi khỏi lửa" từ xa này. Và không phải
không có những lần hữu hiệu khi những vị cha xứ can đảm đã bị thuyên chuyển bất
ngờ, giáo dân ngơ ngác...
Chúng tôi hoàn toàn tôn trọng các quyết định điều động của
các cha bề trên, của Vatican về nhân sự trong hàng ngũ giáo phẩm ở Việt Nam. Đó
là một nguyên tắc không có gì phải bàn cãi vì sự bình an và phát triển của Giáo
Hội Thiên Chúa. Nhưng chúng tôi, với tư cách là những con chiên trung thành của
Chúa, của Giáo Hội cũng xin được nhắc nhở tới các bề trên đáng kính rằng, cũng
trong thời gian đàm phán đó thì những người CS vẫn luôn luôn dè chừng, trấn áp
Đạo mỗi khi có thể. Các cha xứ can đảm vẫn bị truy bức, các giáo phận vẫn bị
phân biệt đối xử cũng như các tài sản hợp pháp của Giáo Hội vẫn ở trong tay kẻ
vô Đạo.
Chúng tôi không tin những người cầm quyền hiện nay có được một
tấm lòng tốt Đời đẹp Đạo như họ vẫn rêu rao. Việc bôi nhọ đức cha Giám Mục Vinh
Nguyễn Thái Hợp và không chịu xin lỗi. Việc vu vạ linh mục Đặng Hữu Nam, đòi trục
xuất linh mục Nam ra khỏi giáo phận của ngài ở Nghệ An, cùng với việc các
phương tiện báo mạng liên tục đăng bài vu vạ các cha và giáo dân khi họ xuống
đường ôn hòa để đòi một môi trường trong sạch, hay khởi kiện kẻ thủ ác Formosa
đã chứng tỏ điều đó.
Chúng tôi mong muốn các Đức Cha bề trên, các Đức Cha ở Vatican hãy luôn cảnh giác, không mắc
mưu kẻ xấu và luôn hành xử theo ý Chúa. Mọi sự thay đổi hay điều động nhân sự
trong lúc này ở Việt Nam đều làm bất ngờ thảng thốt cho giáo dân và làm giảm sức
hăng say mà các cha xứ nói trên đang cống hiến quên mình cho giáo dân và Giáo Hội.
Mong rằng những ý kiến nhỏ bé của chúng tôi được lắng nghe.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét