Thụy Mi
Toàn cảnh phiên khai mạc kỳ họp cuối cùng khóa 13 Quốc Hội Việt Nam, ngày 21/03/2016 tại Hà Nội.
REUTERS/Kham
Quốc hội mãn nhiệm của Việt
Nam hôm nay 21/03/2016 họp phiên cuối cùng, đồng thời là phiên đặc biệt
để bàn về nhân sự cấp cao của Nhà nước. Và như vậy ban lãnh đạo mới sẽ
nhận nhiệm vụ sớm hơn ba tháng, bỏ qua thủ tục bình thường là các chức
vụ lãnh đạo phải do Quốc Hội mới bầu lên.
Reuters trích tuyên bố của Quốc
Hội Việt Nam cho biết động thái này nhằm đẩy nhanh tiến trình chuyển
đổi, giúp tân chính phủ có thể bắt tay vào làm việc sớm hơn ; thay vì
phải chờ đợi bầu ra Quốc Hội mới vào tháng Năm và đến tháng Bảy mới
thông qua.
Điều đó có nghĩa là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ phải rời chức vụ sớm hơn dự kiến. Tại Đại hội Đảng Cộng Sản lần thứ 12, được tổ chức hồi tháng Giêng 2016, ông Dũng đã bị loại khỏi Bộ Chính Trị và Ban Chấp Hành Trung Ương, dập tắt tham vọng trở thành Tổng bí thư.
Ông Nguyễn Tấn Dũng đã làm thủ tướng được hai nhiệm kỳ và không còn vai trò chính trị nào trong tương lai. Mặc dù ông Dũng nổi tiếng là chủ trương tự do kinh tế và có những tuyên bố cứng rắn trước các hành động hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông, các chuyên gia nhận định những nhân vật trung thành với Đảng sợ rằng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ trở thành một nhân vật tập trung mọi quyền lực, trong một đất nước lâu nay cai trị theo nguyên tắc đồng thuận.
Chánh văn phòng Quốc Hội, ông Nguyễn Hạnh Phúc nói rằng sự thay đổi này nhằm tăng cường hiệu quả. Hôm thứ Sáu 18/3, ông giải thích với báo chí vì sao chính phủ mới lại cần được Quốc Hội sắp mãn nhiệm thông qua : « Chúng tôi cần tinh thần làm việc mới, động cơ mới, khí thế mới để thực hiện tốt năm đầu của nhiệm kỳ 5 năm ».
Thủ tục « kiện toàn nhân sự cấp cao » mang tính hình thức, với việc bầu ra thủ tướng, chủ tịch nước và chủ tịch Quốc Hội vốn đã được Đảng lựa chọn.
Được biết phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ là tân thủ tướng, bộ trưởng Công An Trần Đại Quang lên làm chủ tịch nước, và phó chủ tịch Quốc Hội hiện nay là bà Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ trở thành chủ tịch. Còn chức vụ số một là tổng bí thư Đảng tiếp tục do ông Nguyễn Phú Trọng nắm giữ.
Các đại biểu Quốc Hội sẽ chuẩn y từng chức vụ này trong khoảng thời gian từ ngày 31/3 đến 7/4, còn các bộ trưởng vào ngày 9/4. Theo báo chí trong nước, các lãnh đạo đương nhiệm không gởi đơn từ nhiệm đến Quốc Hội, nhưng vẫn bị miễn nhiệm theo điều 11 Luật Tổ chức Quốc Hội.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160321-viet-nam-quoc-hoi-sap-man-nhiem-voi-va-bau-lanh-dao-moi-som-hon-ba-thang
Điều đó có nghĩa là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ phải rời chức vụ sớm hơn dự kiến. Tại Đại hội Đảng Cộng Sản lần thứ 12, được tổ chức hồi tháng Giêng 2016, ông Dũng đã bị loại khỏi Bộ Chính Trị và Ban Chấp Hành Trung Ương, dập tắt tham vọng trở thành Tổng bí thư.
Ông Nguyễn Tấn Dũng đã làm thủ tướng được hai nhiệm kỳ và không còn vai trò chính trị nào trong tương lai. Mặc dù ông Dũng nổi tiếng là chủ trương tự do kinh tế và có những tuyên bố cứng rắn trước các hành động hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông, các chuyên gia nhận định những nhân vật trung thành với Đảng sợ rằng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ trở thành một nhân vật tập trung mọi quyền lực, trong một đất nước lâu nay cai trị theo nguyên tắc đồng thuận.
Chánh văn phòng Quốc Hội, ông Nguyễn Hạnh Phúc nói rằng sự thay đổi này nhằm tăng cường hiệu quả. Hôm thứ Sáu 18/3, ông giải thích với báo chí vì sao chính phủ mới lại cần được Quốc Hội sắp mãn nhiệm thông qua : « Chúng tôi cần tinh thần làm việc mới, động cơ mới, khí thế mới để thực hiện tốt năm đầu của nhiệm kỳ 5 năm ».
Thủ tục « kiện toàn nhân sự cấp cao » mang tính hình thức, với việc bầu ra thủ tướng, chủ tịch nước và chủ tịch Quốc Hội vốn đã được Đảng lựa chọn.
Được biết phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ là tân thủ tướng, bộ trưởng Công An Trần Đại Quang lên làm chủ tịch nước, và phó chủ tịch Quốc Hội hiện nay là bà Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ trở thành chủ tịch. Còn chức vụ số một là tổng bí thư Đảng tiếp tục do ông Nguyễn Phú Trọng nắm giữ.
Các đại biểu Quốc Hội sẽ chuẩn y từng chức vụ này trong khoảng thời gian từ ngày 31/3 đến 7/4, còn các bộ trưởng vào ngày 9/4. Theo báo chí trong nước, các lãnh đạo đương nhiệm không gởi đơn từ nhiệm đến Quốc Hội, nhưng vẫn bị miễn nhiệm theo điều 11 Luật Tổ chức Quốc Hội.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160321-viet-nam-quoc-hoi-sap-man-nhiem-voi-va-bau-lanh-dao-moi-som-hon-ba-thang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét