1. Tin Việt Nam: Blogger Anh Ba Sàm sẽ ra tòa vào ngày 23/3
Blogger Anh Ba Sàm,
tên thật là Nguyễn Hữu Vinh, sẽ ra hầu tòa vào ngày 23/3 sắp tới tại tòa án Hà
Nội.
Từng là một cán bộ
công an công tác tại Tổng cục An ninh rồi sau đó tại Ủy ban người Việt Nam ở nước
ngoài, thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam, blogger Nguyễn Hữu Vinh bị bắt ngày
5/5/2014 vì bị cáo buộc là đã đăng tải các bài viết lên mạng Internet "có
nội dung xấu, thông tin sai lệch làm giảm uy tín, mất lòng tin trong nhân dân về
cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, công dân”, theo Điều 258 của Bộ Luật Hình sự
Việt Nam.
2. Tin Cuba: Hàng chục
người bị bắt ở Cuba trước chuyến thăm của ông Obama
Nhà chức trách Cuba
đã bắt giữ hàng chục người biểu tình chống chính phủ cộng sản ở Havana, vài giờ
trước khi Tổng thống Barack Obama có chuyến thăm lịch sử tới đảo quốc này.
Những người bị câu
lưu hôm Chủ nhật thuộc nhóm bất đồng chính kiến có tên là Phụ nữ Đồ Trắng, bao
gồm những người vợ và con cái của những tù nhân chính trị Cuba.
3. Tin Việt Nam: Bắt
ba người sau vụ sập cầu Ghềnh
Giới chức Việt Nam tiến
hành bắt giữ ba người liên quan tới vụ sập cầu Ghềnh, một ngày sau khi xảy ra
vụ tai nạn đường thủy nghiêm trọng tại sông Đồng Nai.
Ông Phan Thế Thượng,
chủ tàu đồng thời là tài công chính điều khiển tàu đẩy sà lan đâm sập cầu, bị
bắt vào giờ trưa hôm 21/03, theo trang tin của Đài Tiếng nói Việt Nam. Hai người
trực tiếp điều khiển tàu vào thời điểm gây tai nạn đã bị bắt trước đó, khi đang
bỏ trốn.
4. Tin Lào: Nạn hạn
hán ở Mekong tệ hại hơn giữa những nghi ngờ về lời hứa của Lào
Hạn hán tại Đông Nam
Á đã gây lo ngại rất nhiều cho Việt Nam và Campuchia, nơi nước mặn đang vào sâu
trong Sông Mekong và nhiều người nghi ngờ về những lới hứa mới đây của Lào là
nước này sẽ tôn trọng quyền của những quốc gia ở vùng lạ lưu trong việc xây dựng
các con đập.
Có đến 70 triệu người
sống dọc theo Sông Mekong, trong đó những
sắc dân thiểu số như Jarai,
Kraol, Phnong, Ro Oung, Stieng, Su, Oey, Kreung and Tampuan.
5. Tin Indonesia: Phản
đối tàu Trung Cộng xâm phạm hải phận
Ngày 21/03/2016,
Jakarta đã phản đối Bắc Kinh việc một tầu hải cảnh của Trung Quốc xâm phạm lãnh
hải Indonesia vào ngày 19/03 trong khu vực đang có tranh chấp chủ quyền ở Biển
Đông. Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc trên.
Ngoại trưởng
Indonesia Retno Marsudi đã gặp đại diện sứ quán Trung Quốc tại Jakarta sau sự cố
xảy ra giữa một tầu hải cảnh, một tầu cá của Trung Quốc với tầu tuần tra Indonesia gần quần đảo Natuna
vào ngày 19/03.
6. Tin Bắc Triều
Tiên: Lại bắn phi đạn tầm ngắn
Bắc Triều Tiên vừa bắn
vài phát đạn tầm ngắn ra vùng biển ngoài khơi bờ biển phía đông nước này.
Giới chức Hàn Quốc
cho hay các phát đạn được bắn ra hôm 21/3 từ thành phố Hamhung ở miền đông. Các
giới chức không cho biết các phát đạn đó là phi đạn hay rocket loại gì. Tuần
trước, giới chức Hàn Quốc tố cáo Bắc Triều Tiên đã bắn các phi đạn tầm trung ra
biển bất chấp lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.
7. Tin Cuba: TT Obama
và chuyến thăm Cuba lịch sử
Tổng thống Barack
Obama đang ở thăm Cuba trong chuyến đi lịch sử kéo dài ba ngày, và có các cuộc
trao đổi với lãnh đạo của quốc gia cộng sản này.
Ông là tổng thống đầu
tiên của Mỹ tới thăm hòn đảo này trong thời gian còn đương nhiệm kể từ cuộc cách
mạng 1959 tới nay, sự kiện bắt đầu hàng thập niên thù nghịch giữa hai quốc
gia. Phát biểu tại lễ tái khai trương Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Havana, ông gọi
đây là chuyến đi "lịch sử". Ông Obama có kế hoạch gặp Chủ tịch Raul
Castro, nhưng sẽ không gặp lãnh tụ cách mạng đã nghỉ hưu, Fidel Castro.
8. Tin Việt Nam: Giám
đốc IMF nói kinh tế Việt Nam có nguy cơ nếu không cải cách
Giám đốc Quỹ Tiền tệ
Quốc tế (IMF) Christine Lagarde nói hôm 18/3 rằng Việt Nam có nguy cơ dễ bị tổn
thương do các cú sốc từ bên ngoài nếu Việt Nam không thúc đẩy các cải cách nhằm
tăng cường hệ thống ngân hàng và tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước.
Bà Lagarde nói nếu
không có cải cách, Việt Nam không sẵn sàng để hứng chịu các tác động kinh tế do
việc thắt chặt ở những nước khác, hàng hóa giảm giá sâu và kéo dài, cũng như
Trung Cộng giảm tăng trưởng.
9. Tin Việt Nam : Quốc
Hội mãn nhiệm vội sớm bầu chính phủ mới
Quốc hội mãn nhiệm của
Việt Nam hôm nay 21/03/2016 họp phiên cuối cùng, đồng thời là phiên đặc biệt để
bàn về nhân sự cấp cao của Nhà nước. Và như vậy ban lãnh đạo mới sẽ nhận nhiệm
vụ sớm hơn ba tháng, bỏ qua thủ tục bình thường là các chức vụ lãnh đạo phải do
Quốc Hội mới bầu lên.
Điều đó có nghĩa là
thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ phải rời chức vụ sớm hơn dự kiến. Tại Đại hội Đảng
Cộng Sản lần thứ 12, được tổ chức hồi tháng Giêng 2016, ông Dũng đã bị loại khỏi
Bộ Chính Trị và Ban Chấp Hành Trung Ương, dập tắt tham vọng trở thành Tổng bí
thư.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét