Trà Mi-VOA
Sài Gòn, nơi từng được
mệnh danh là ‘Hòn ngọc Viễn Đông’, đang ngày càng kém duyên và biến thành một
đô thị xô bồ, ô nhiễm. Những ngợi khen về con người Sài Gòn chân tình, hào sảng
đang dần mất dạng để nhường chỗ cho một xã hội bon chen, trộm cướp hoành hành.
Vì đâu nên nỗi? Làm
cách nào lấy lại được những tiếng thơm đã mất và khôi phục lại vẻ đẹp vốn có của
thành phố năng động này?
Đó là chủ đề của Tạp
chí Thanh Niên VOA hôm nay, với 3 khách mời là những cư dân trẻ của Sài thành:
Phạm Văn Lộc, Nguyễn Trần Hoàng, và Hoàng Kim Sơn. Mời các bạn cùng gặp gỡ.
Trà Mi: Các bạn thấy
hình ảnh Sài Gòn ngày nay khác xưa thế nào?
Phạm Văn Lộc: Sài Gòn
bây giờ đã thay đổi rất nhiều, một thành phố khói bụi ô nhiễm, và đã mất đi nét
văn minh của Sài Gòn xưa từ cách ứng xử của từng người. Ra đường chỉ cần một va
quẹt nhỏ là người ta ứng xử với nhau thiếu văn hóa.
Trà Mi: So sánh Sài
Gòn xưa và nay, Lộc nghĩ ngay tới những hình ảnh chưa đẹp. Còn Sơn, cảm nhận của
bạn về Sài Gòn thế nào?
Hoàng Kim Sơn: Xưa dưới
thời Việt Nam Cộng hòa, Sài Gòn giữ được những nét cổ, đẹp theo văn hóa, quy hoạch
của người Pháp. Nay, sau một thời quản lý của nhà nước này, có vẻ như hơi chệch
choạt về quy hoạch đô thị cũng như về đạo đức con người. Dân ở đây giờ chủ yếu
là dân nhập cư, chứ người gốc Sài Gòn rất ít. Do mặt bằng chung của xã hội và
giáo dục đạo đức, không riêng ở Sài Gòn mà trên cả nước, đạo đức con người đã
đi xuống, an sinh giáo dục cũng kém. Nói
chung do quản lý thôi.’
Trà Mi: Nói tới Sài
Gòn, người ta nghĩ ngay tới các tòa cao ốc, khu mua sắm, dinh thự nguy nga
tráng lệ, hay những hàng quán sang trọng. Những hình ảnh đó không là niềm hãnh
diện của Sài Gòn hay sao?
Hoàng Kim Sơn: Sài
Gòn lâu nay vẫn là nơi giàu nhất Việt Nam mà.
Phạm Văn Lộc: Bây giờ
rất xô bồ, không có nét gì để hãnh diện hết.
Trà Mi: Đất chật người
đông, khó tránh được sự xô bồ hay ô nhiễm. Các bạn có thông cảm điều đó không?
Phạm Văn Lộc: Người
lãnh đạo phải sáng suốt thì thành phố mới sạch, đẹp, văn minh. Đó chính là điều
gây trăn trở. Sau năm 1975, nền giáo dục của mình xuống cấp. Những thế hệ sau bị
nhồi sọ. Những sự dối trá từ miền Bắc đem vào. Tất cả ảnh hưởng đến thế hệ trẻ
rất nhiều, chủ yếu từ nền giáo dục.
Hoàng Kim Sơn: Môi
trường xã hội ảnh hưởng con người. Đạo đức con người là do môi trường xã hội.
Khi cuộc sống quan trọng đồng tiền trên hết, người ta không còn quan tâm đến đạo
đức và tự trọng nữa. Người ta làm mọi giá để kiếm được tiền dù làm chuyện xấu.
Trà Mi: Nếu cuộc do sống
kim tiền khiến con người thay đổi thì xung quanh cũng có nhiều nơi phát triển
hơn mình, họ chạy theo đồng tiền còn vội vã hơn nhưng vẫn giữ được nét văn
minh-lịch sử, chẳng hạn như Thái Lan hay Singapore?
Hoàng Kim Sơn: Bần
nông không được học lại lên làm cán bộ. Cho nên, chiếm vị trí trong xã hội
không phải là người giỏi nhất mà là những kẻ giang hồ nhất. Họ làm điều xấu để
họ vươn lên. Từ cái gốc đã xấu rồi thì cái ngọn đâu có đẹp nữa?
Trà Mi: Có khách quan
không khi đổ lỗi ở những người có vị trí, có trách nhiệm? Hay cũng có một phần
nào đó do ý thức của từng cá nhân trong xã hội này?
Hoàng Kim Sơn: Đúng,
mỗi người là một yếu tố trong xã hội. Bản thân mỗi người phải tự ‘vươn ra’, chứ
cứ kiếm sống và an phận đến chết thì cuộc đời họ chỉ giống một con ốc trong một
chuỗi ốc thôi, không được gì cả. Phải có ý chí ‘vươn ra ngoài’, vượt ra khỏi
nhà tù nhỏ của cộng sản để đầu óc sáng sủa hơn, để biết cách sống và đóng góp
cho xã hội, chứ không phải chỉ biết tích góp cho bản thân mà thôi.
Phạm Văn Lộc: Mình sống
trong một xã hội không được tự do. Có rất nhiều nhân tài nhưng họ không được trọng
dụng thì đất nước cũng khó phát triển. Sinh viên đại học bây giờ hai, ba bằng đại
học vẫn không xin được việc làm vì không có thân thế. Con cháu của cán bộ thì
được đưa vào. Nhân tài thì bị mai một. Đó là điều người trẻ trăn trở.
Trà Mi: Các bạn mong
muốn những thay đổi như thế nào từ giới hữu trách?
Phạm Văn Lộc: Sống giữa
chế độ độc đảng này, khó lắm, không thể nào nói được. Dân cất tiếng, họ vùi dập
liền. Khi nào đất nước thật sự có tự do-dân chủ thì người trẻ mới phát huy được
năng lực của mình.
Trà Mi: Ngoài những kỳ
vọng ở giới hữu trách, trách nhiệm của người trẻ ra sao để thúc đẩy mọi việc
khá hơn?
Nguyễn Trần Hoàng: Mỗi
người trong xã hội đều phải có trách nhiệm. Từng người sống tốt thì xã hội tự
nhiên sẽ tốt hơn. Đừng lường gạt, đừng hơn thua, đừng làm gì sai trái mà hãy sống
một cách chân chính.
Phạm Văn Lộc: Mình mơ
ước trước tiên thay đổi được nền giáo dục từ gốc thì mình mới tạo nên được những
nét đẹp bên ngoài. Nếu vẫn theo nền giáo dục xã hội chủ nghĩa thì các thế hệ tiếp
nối sẽ khó giữ được nét đẹp trong con người để từ đó có thể xây dựng được một
thành phố tốt đẹp hơn. Ra nước ngoài thấy nhiều nơi họ treo bảng đề phòng người
Việt trộm cắp, mình thấy xấu hổ cho một nền giáo dục dối trá.
Nguyễn Trần Hoàng: Ước
muốn Sài Gòn ngày càng thay đổi tốt đẹp hơn phải từ con người thay đổi. Khi con
người thay đổi, sống chân thật, tâm thiện, đối xử tốt với người khác thì xã hội
mới đẹp hơn.
Hoàng Kim Sơn: Với Việt
Nam, không đơn giản chỉ thay đổi giáo dục là được, mà phải thay đổi từ hệ thống
nhà nước, từ luật lệ. Giống như Tổng thống Obama nói, muốn thấy sự thay đổi, bản
thân mỗi người hãy tự thay đổi. Chỉ cần 30% dân Việt Nam thay đổi thì sẽ thấy
được sự ‘cách mạng’ , không cần phải gì đâu.
Trà Mi: Cảm ơn các bạn
rất nhiều đã đóng góp trong chương trình Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét